04/06/2017, 00:30
Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương (Bài số 2)
Có người nói, nụ cười Nguyễn Khuyến là nụ cười thâm trầm, hóm hỉnh, còn nụ cười của Tú Xương là nụ cười cay cú, "cười ra mảnh sành". Bài thơ Thương vợ của Tú Xương cũng có chất hài hước mà chua chát như thế: "Quanh năm buôn bán ở mom sôny . Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội ...
Có người nói, nụ cười Nguyễn Khuyến là nụ cười thâm trầm, hóm hỉnh, còn nụ cười của Tú Xương là nụ cười cay cú, "cười ra mảnh sành". Bài thơ Thương vợ của Tú Xương cũng có chất hài hước mà chua chát như thế:
"Quanh năm buôn bán ở mom sôny .
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên, hai nợ, âu đành phận
Năm nắng, mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hừng cũng như không".
Thơ Đường bao giờ cũng cô đọng, lời ít mà ý nhiều. Với bài Thương vợ ta hãy lắng nghe Tú Xương muốn bày tỏ cái tình riêng tư chua chát của ông.
Thử đọc hai câu thơ đầu:
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng"
Hai câu thơ đầu đi ngay vào việc kể lể sự vất vả, khó nhọc và đảm đang, tần tảo của bà Tú. "Quanh năm buôn bán ở mom sông", nhà thơ đã xác định một địa thế buôn bán của vợ là chốn "mom sông". Đó là nơi rất lầy lội, cheo leo nguy hiểm ở một xóm chợ nghèo ven con sông Vị Hoàng, làng Vị Xuyên - quê hương tác giả. Rõ ràng, đây là nơi cheo leo, khó khăn vất vả, hoàn toàn không phù hợp với những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Thế mà bà Tú vẫn mặc cảnh "mom sông", vẫn "quanh năm buôn bán", cuộc đời bà dường như gắn bó với chốn lầy lội chênh vênh này. Với cách làm ăn trên, ta dễ đoán cuộc sống gia đình bà Tú cũng rất chênh vênh. Thế mà bà vẫn "nuôi đủ năm con với một chồng" câu thơ sau lại đi theo một xu hướng hoàn toàn khác, đảo ngược suy nghĩ người đọc. "Đủ" là thế nào? Có thể chỉ là cách nói của riêng ông Tú, tự ông cảm thấy vợ mình quá đảm đang, cuộc sống gia đình mình mới được chu toàn. Như vậy là quá hạnh phúc, quá "đủ" rồi chăng? Cũng có thể hiểu "nuôi đủ" nghĩa là nuôi hết cả, không trừ ai. Cái chua chát trong cái hài hước là chỗ đó: một "ông chồng" cũng được xếp ngang hàng vói những đứa con, để vợ phải "nuôi"(!) Ở đây còn có sự nhấn mạnh, đay lại, lặp lại các số từ: "năm con với một chồng". Các số từ "năm" và "một ấy làm cho gánh nặng cùa bà Tú trong cuộc đời tần tảo vì chuyện sinh nhai càng trở nên nặng nề lắm thay! Câu thơ phảng phất một tiếng cười trào phúng. Ông đã buộc người đọc phải bật lên tiếng cười. Nhưng cười mà ngẫm lại, ngẫm lại mà thương thay cho bà Tú, cảm phục thay cho cái đảm đang của người mẹ, người vợ Việt Nam.
Người phụ nữ tảo tần xưa nay vẫn được ví như thân cò trắng, lặn lội không quản nắng mưa. Tác giả cùng đã ví vợ mình như thân cò :
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
Sử dụng đảo ngữ với các từ gợi cảm "lặn lội" "eo sèo", nhà thơ một lần nữa muốn tô đậm cái vất vả của bà Tú. Hình ảnh con cò ẩn dụ buộc ta chạnh nhớ đến câu ca dao quen thuộc:
"Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"
"Tiếng khóc nỉ non"! Câu ca nghe mà xốn xang cả lòng.
Nếu cò kia một mình "gánh gạo nuôi chồng" thì bà Tú cũng một mình chống lại với cuộc sống khắc nghiệt, chống chọi cả với nỗi cô đơn. Nhưng, nếu cò kia đã "khóc" thì bà Tú lại bật lên tiếng than não nề.
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng, mười mưa dám quản công"
Bà đã cất tiếng than? Không, đây thực ra là bài thơ của ông Tú viết về vợ mình, ông đã than cho cuộc đời bà. "Một duyên, hai nợ, ba tình". Cái công thức mang đậm nét Á Đông xưa kia nói lên những mối phiền lụa ở đời lại được đặt vào bài thơ này. Cái sợi dây ràng buộc vô hình không phương tháo gỡ luôn thắt chặt ông Tú với bà Tú. Hóa ra, cái khổ là do duyên, là bởi bà Tú lấy phải ông Tú làm chồng (!) Vậy, nguyên nhân của nỗi khổ mà bà Tú phải gánh chịu là do ông Tú! Nhưng bà vẫn không hề phàn nàn, vẫn nhẫn nại và cam phận:
"Năm nắng, mười mưa dám quản công". Các số từ một lần nữa lại được sử dụng một cách hữu hiệu để nói cái nỗi nhọc nhằn của bà Tú. Nói cách khác, ông Tú ở đây muốn động viên bà Tú một cách xót xa.
Viết Thương vợ, Trần Tế Xương thực ra còn có nỗi thương mình và xót xa thay cho thế thái. Cho nên hai câu thơ cuối không còn là tiếng cười hài hước chua chát mà là tiếng chửi:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
Tác giả chửi cái "thói đời", tức là chửi cái thời đại ấy, chế độ ấv - nó đã khiến cho những kẻ tài năng như Tú Xương trở thành gánh nặng đối với gia đình, tuy nhiên, ngay trong cái tiếng chửi vẫn còn có chất hài hước. Chửi "thói đời" nhưng mà cũng chửi mình. Chẳng có ai lại tự nêu nguyên nhân nỗi khỗ của vợ lại chính là... mình như vậy.
Đọc Thương vợ ta cảm thông với nhũng nỗi khổ của người phụ nữ ngày xưa, thêm yêu quý những người mẹ, người chị của ta hôm nay. Cái đáng quí đọng lại sau khi đọc bài thơ này vẫn là hình ảnh bà Tú, rất dân dã, rất thân thuộc và rất đỗi Việt Nam- bà là tượng trưng cho những người vợ, người mẹ tảo tần lam lũ, suốt đời cam chịu hi sinh vì chồng, vì con, vì hạnh phúc giản dị của gia đình.
Đọc Thương vợ, ta cũng cảm thông với nỗi khổ của nhà thơ Tú Xương, một nhà thơ tài năng, nhưng "sinh bất phùng thời", bất lực trước nỗi vất vả vì cơm áo của vợ và xót xa phải chịu cảnh chính mình phải trở thành gánh nặng cho ngưòi vợ hiền đã quá vất vả vì đông con đang phải lặn lội, khốn cùng giữa buổi "đò đông".
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên, hai nợ, âu đành phận
Năm nắng, mười mưa, dám quản công
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hừng cũng như không".
Thơ Đường bao giờ cũng cô đọng, lời ít mà ý nhiều. Với bài Thương vợ ta hãy lắng nghe Tú Xương muốn bày tỏ cái tình riêng tư chua chát của ông.
Thử đọc hai câu thơ đầu:
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng"
Hai câu thơ đầu đi ngay vào việc kể lể sự vất vả, khó nhọc và đảm đang, tần tảo của bà Tú. "Quanh năm buôn bán ở mom sông", nhà thơ đã xác định một địa thế buôn bán của vợ là chốn "mom sông". Đó là nơi rất lầy lội, cheo leo nguy hiểm ở một xóm chợ nghèo ven con sông Vị Hoàng, làng Vị Xuyên - quê hương tác giả. Rõ ràng, đây là nơi cheo leo, khó khăn vất vả, hoàn toàn không phù hợp với những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Thế mà bà Tú vẫn mặc cảnh "mom sông", vẫn "quanh năm buôn bán", cuộc đời bà dường như gắn bó với chốn lầy lội chênh vênh này. Với cách làm ăn trên, ta dễ đoán cuộc sống gia đình bà Tú cũng rất chênh vênh. Thế mà bà vẫn "nuôi đủ năm con với một chồng" câu thơ sau lại đi theo một xu hướng hoàn toàn khác, đảo ngược suy nghĩ người đọc. "Đủ" là thế nào? Có thể chỉ là cách nói của riêng ông Tú, tự ông cảm thấy vợ mình quá đảm đang, cuộc sống gia đình mình mới được chu toàn. Như vậy là quá hạnh phúc, quá "đủ" rồi chăng? Cũng có thể hiểu "nuôi đủ" nghĩa là nuôi hết cả, không trừ ai. Cái chua chát trong cái hài hước là chỗ đó: một "ông chồng" cũng được xếp ngang hàng vói những đứa con, để vợ phải "nuôi"(!) Ở đây còn có sự nhấn mạnh, đay lại, lặp lại các số từ: "năm con với một chồng". Các số từ "năm" và "một ấy làm cho gánh nặng cùa bà Tú trong cuộc đời tần tảo vì chuyện sinh nhai càng trở nên nặng nề lắm thay! Câu thơ phảng phất một tiếng cười trào phúng. Ông đã buộc người đọc phải bật lên tiếng cười. Nhưng cười mà ngẫm lại, ngẫm lại mà thương thay cho bà Tú, cảm phục thay cho cái đảm đang của người mẹ, người vợ Việt Nam.
Người phụ nữ tảo tần xưa nay vẫn được ví như thân cò trắng, lặn lội không quản nắng mưa. Tác giả cùng đã ví vợ mình như thân cò :
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
Sử dụng đảo ngữ với các từ gợi cảm "lặn lội" "eo sèo", nhà thơ một lần nữa muốn tô đậm cái vất vả của bà Tú. Hình ảnh con cò ẩn dụ buộc ta chạnh nhớ đến câu ca dao quen thuộc:
"Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non"
"Tiếng khóc nỉ non"! Câu ca nghe mà xốn xang cả lòng.
Nếu cò kia một mình "gánh gạo nuôi chồng" thì bà Tú cũng một mình chống lại với cuộc sống khắc nghiệt, chống chọi cả với nỗi cô đơn. Nhưng, nếu cò kia đã "khóc" thì bà Tú lại bật lên tiếng than não nề.
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng, mười mưa dám quản công"
Bà đã cất tiếng than? Không, đây thực ra là bài thơ của ông Tú viết về vợ mình, ông đã than cho cuộc đời bà. "Một duyên, hai nợ, ba tình". Cái công thức mang đậm nét Á Đông xưa kia nói lên những mối phiền lụa ở đời lại được đặt vào bài thơ này. Cái sợi dây ràng buộc vô hình không phương tháo gỡ luôn thắt chặt ông Tú với bà Tú. Hóa ra, cái khổ là do duyên, là bởi bà Tú lấy phải ông Tú làm chồng (!) Vậy, nguyên nhân của nỗi khổ mà bà Tú phải gánh chịu là do ông Tú! Nhưng bà vẫn không hề phàn nàn, vẫn nhẫn nại và cam phận:
"Năm nắng, mười mưa dám quản công". Các số từ một lần nữa lại được sử dụng một cách hữu hiệu để nói cái nỗi nhọc nhằn của bà Tú. Nói cách khác, ông Tú ở đây muốn động viên bà Tú một cách xót xa.
Viết Thương vợ, Trần Tế Xương thực ra còn có nỗi thương mình và xót xa thay cho thế thái. Cho nên hai câu thơ cuối không còn là tiếng cười hài hước chua chát mà là tiếng chửi:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không.
Tác giả chửi cái "thói đời", tức là chửi cái thời đại ấy, chế độ ấv - nó đã khiến cho những kẻ tài năng như Tú Xương trở thành gánh nặng đối với gia đình, tuy nhiên, ngay trong cái tiếng chửi vẫn còn có chất hài hước. Chửi "thói đời" nhưng mà cũng chửi mình. Chẳng có ai lại tự nêu nguyên nhân nỗi khỗ của vợ lại chính là... mình như vậy.
Đọc Thương vợ ta cảm thông với nhũng nỗi khổ của người phụ nữ ngày xưa, thêm yêu quý những người mẹ, người chị của ta hôm nay. Cái đáng quí đọng lại sau khi đọc bài thơ này vẫn là hình ảnh bà Tú, rất dân dã, rất thân thuộc và rất đỗi Việt Nam- bà là tượng trưng cho những người vợ, người mẹ tảo tần lam lũ, suốt đời cam chịu hi sinh vì chồng, vì con, vì hạnh phúc giản dị của gia đình.
Đọc Thương vợ, ta cũng cảm thông với nỗi khổ của nhà thơ Tú Xương, một nhà thơ tài năng, nhưng "sinh bất phùng thời", bất lực trước nỗi vất vả vì cơm áo của vợ và xót xa phải chịu cảnh chính mình phải trở thành gánh nặng cho ngưòi vợ hiền đã quá vất vả vì đông con đang phải lặn lội, khốn cùng giữa buổi "đò đông".