Sức hấp dẫn của bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Xuân Diệu nổi tiếng trong làng Thơ mới thời kì 1930- 1945. Thi sĩ đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một hơi thở mới, luôn trẻ trung, nồng nàn, rạo rực của một trái tim sôi nổi, đa tình. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1941), Hoài Thanh đã viết: “Thơ Xuân Diệu... là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ...
Xuân Diệu nổi tiếng trong làng Thơ mới thời kì 1930- 1945. Thi sĩ đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một hơi thở mới, luôn trẻ trung, nồng nàn, rạo rực của một trái tim sôi nổi, đa tình. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam (1941), Hoài Thanh đã viết: “Thơ Xuân Diệu... là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, ...
Mở đầu bài thơ, Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng muốn giữ lại mãi cái thế giới tươi đẹp muôn màu:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng hay đi.
Đó là một khát vọng muốn cho thời gian ngừng trôi, muốn níu giữ mãi những gì tươi đẹp ở bên mình, hay nói cách khác, muốn “vĩnh cửu hóa” cái đẹp, để cho thi sĩ tôn thờ, thưởng thức.
Đó là cái cảm xúc thường thấy trong làng thơ lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám. Chế Lan Viên không thích mùa xuân, vì muốn “vĩnh cửu hóa” cái buồn của mùa thu:
Ai hay trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng
Với những bông hoa muôn cánh rã
Về đây đem chắn nẻo xuân sang.
Với Xuân Diệu lại khác: thi sĩ muốn đoạt quyền của tạo hoá, “muốn tắt nắng đi”, “muốn buộc gió lại”, để cho hương sắc của mùa xuân “đừng bay đi”. Bằng lối điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, nhà thơ đã diễn tả ý tưởng mạnh mẽ đó một cách đầy chất thơ.
Sở dĩ có khát vọng ngược với quy luật tự nhiên đó, bởi lẽ, dưới con mất của thi sĩ, mùa xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sức quyến rũ:
Của ong bướm này đây đủ tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lú của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Điệp ngữ “này đây” được lặp lại bốn lần, có mật trong mỗi câu thơ có mục đích làm cho mỗi biểu hiện của mùa xuân đều trở nên rất cụ thể, rất rõ ràng. Bên cạnh đó là những hình ảnh hết sức “cám dỗ”: tuần tháng mật của các loài ong bướm, “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ”, khúc nhạc tình si mê của các đôi oanh yến. Tất cả đều rất cụ thể, đáng yêu và đầy sức quyến rũ. Hóa ra với Xuân Diệu, cuộc đời, hạnh phúc không phải là cái gì trừu tượng, mơ hồ, xa xôi mà rất cụ thể, rất “vật chất”, hiện hình ngay trước mắt, trong thời điểm này... Đó chính là cái mới trong cách cảm, cách nghĩ của thế hệ các nhà Thơ mới, mà ở đây Xuân Diệu là đại diện, so với những nhà thơ trước đó.
Cũng như trong nhiều bài thơ khác, cảnh vật trong bài thơ này được phát hiện với tất cả niềm háo hức mê say, tất cả sự ngỡ ngàng. Những sự vật quen thuộc trong thơ truyền thống đã trở nên mới lạ trong đôi mắt của thi sĩ đa tình, ham sống:
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi buổi sớm Thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Ngày nào cũng vậy, mỗi buổi sáng, chúng ta thức dậy đều được chứng kiến một cảnh tượng ánh mặt trời rực rỡ. Nhưng với thi sĩ đa tài, đa tình này thì nguồn ánh sáng ấy như phát ra từ đôi mắt xinh đẹp của người thiếu nữ, mỗi lần nàng chớp hàng mi.
Trong một bài thơ khác, Xuân Diệu cũng đã lấy lại hình ảnh gợi cảm này:
Tà áo mới cũng say màu gió nước;
Rặng mi dài xao động ánh dương vui.
(Xuân đầu)
Ta còn bắt gặp cách diễn đạt trên đây trong truyện ngắn Lệnh, in trong tập Trường ca (1945): “Khi hứng thú nồng nàn, ánh sáng lấn át cả không gian, ôm chầm vũ trụ, đè bẹp bóng tối dưới triệu móng chân. Mi của ánh sáng thật dài, tia sáng của ánh sáng thật đượm (...) Ánh sáng đứng ở một chỗ mà ở khắp nơi con mắt diệu quang thấu suốt muôn trùng”.
Tuy vậy, trong bài thơ Vội vàng, gây ấn tượng mới mẻ nhất chính là câu:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Cách ví von rất lạ! Cái lạ ấy cũng thể hiện rõ nhất quan điểm thẩm mỹ của Xuân Diệu như ta vừa phân tích: đó là cái đẹp trần tục, cụ thể - một cách cảm nhận mà trong suốt ngàn năm phong kiến không có. Tác giả ở đây còn “trần tục hóa” cả thời gian. Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng, nhưng vội vàng một nửa;
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Trong con mắt của Xuân Diệu, chỉ có thời gian tuyến tính, một kiểu thời gian “một đi không trở lại”:
Nói làm chi rằng xuân vẩn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Rõ ràng cái lý do khiến Xuân Diệu cảm thấy vội vàng chính là sự linh cảm từng bước đi của thời gian. Ông sợ thời gian trôi đi mau, sợ cuộc sống trôi đi mau. Và vì thế, cái đẹp, cái vĩnh cửu không còn. Triết lí của bài thơ này là thế. Ông không tin, không muốn tin vào cái “thời gian tuần hoàn”. Đến đây, ta lại nhớ đến câu thơ của nữ sĩ Xuân Hương xưa:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
(Than thân)
Nữ sĩ Xuân Hương khát khao cái vẻ đẹp trọn vẹn, bình yên, nhưng không được chỉ vì “thời gian tuần hoàn”, “xuân đi xuân lại lại”; còn bây giờ, với Xuân Diệu, thì ông lại không muốn tin vào cái thời gian “tuần hoàn” ấy, không thích cái “thời gian tuần hoàn” ấy. Ông chỉ thấy thời gian tuyến tính, thời gian “không trở lại” đang từng giờ từng phút tạo ra sự chia li:
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp sông núi đều than thầm tiễn biệt...
“Lí lẽ” của Xuân Diệu thật lạ lùng: nó xuất phát từ một trái tim nồng nàn, tha thiết với cuộc sống, muốn kéo níu tất cả những gì tươi đẹp, muốn khẳng định cái “tôi” một cách mạnh mẽ và đầy dấu ấn chủ quan:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất...
Thơ xưa cũng nói nhiều đến thời gian tuyến tính, nhưng mỗi khi nói đến nó, các nhà thơ thường bộc lộ nỗi niềm cảm hoài trước nhân tình thế sự: đó là sự đổi thay, nhất là sự đổi thay của thời thế, của các triều đại, của nhân tình và của số kiếp con người. Cảm hứng đó tạo nên cả một dòng thơ thế sự, thường than thở, ngậm ngùi trước những biến dời của tạo hóa, “thương hải biến vi tang điển” (biển xanh biến thành nương dâu):
Trải qua một cuộc bể dâu
Những diều trông thấy mà đau đớn lòng
(Nguyễn Du- Truyện Kiều)
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
(Bà Huyện Thanh Quan- Thăng Long thành hoài cổ)
Sông kia rày đã nên đồng,
Chỗ thành nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai...
(Tú Xương- Sông Lấp)
Cảm xúc của Xuân Diệu không đi theo lối mòn ấy. Đứng trước thời gian đang dần trối đi, Xuân Diệu không giấu nỗi niềm sốt ruột vì sự lụi tàn của cuộc sống và cái đẹp:
Cơn gió xinh xì xào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nổi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Đến đây, cái tươi vui rạo rực ở phần trên dường như đã tan biến, nhường chỗ cho một nỗi nuối tiếc khốn nguôi cuộc sống tươi đẹp trên thế gian này. Nỗi u hoài ở đây là một cách biểu hiện khác của lòng ham sống, lòng yêu đời thiết tha say đắm. Tình cảm mãnh liệt này đã dược diễn đạt một cách tài hoa bằng chính những hình ảnh, màu sắc đầy quyến rũ của mùa xuân, mà ít nhiều ra đã gặp ở phẩn đầu bài thơ.
“Lí thuyết” của sự “vội vàng” đến đây đã định hình rất rõ: vì thời gian không nhân nhượng, vì khát vọng của con người rất nồng nàn; cả hai cái ấy không dung hòa nhau. Bi kịch? Và bi kịch sẽ là tất yếu nếu con người không điều chính cách sống cho phù hợp, nếu con người ta không biết vồ vập, vội vàng hơn, cụ thêểhơn, thiết thực hơn trong cuộc sống!
Cái lí lẽ ấy, mới nghe tưởng như thuyết “sống gấp” xuất hiện trong văn học đồi trụy phương Tây những năm cuối của thế kỉ XX. Thực ra, phải đặt trong thời điểm những năm đầu thế ki trước, khi văn học Việt Nam, cách nghĩ của người Việt Nam phần lớn còn nhuốm đậm màu sắc phong kiến, luôn xa lạ, rẻ rúng những gì cụ thể, thực dụng, trái lại, chỉ thích tìm đến cái vĩnh hằng, cao cả nhưng không có thực, xa lạ với cuộc sống của con người. Phải đặt trong thời dại ấy, ta mới hay ràng, bài thơ của Xuân Diệu, dẫu có cổ động cho lối sống “vội vàng”, thì cũng chi là một cách để chống lại lối tư duy phong kiến cũ kĩ, thể hiện cái “tôi” cá nhân mang tính mới mẻ nhờ tiếp thu văn hóa phương Tây, cùng với lòng yêu tha thiết với cuộc sống cụ thể, trần tục này mà thôi:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,.
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiêu
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chểnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Ở đây, từ lối vắt câu đến nghệ thuật dùng điệp ngữ, từ việc sử dụng nhiều hình ảnh táo bạo ... đều đã góp phần thể hiện đậm nét niềm ham sống đến cuồng nhiệt mê say của tác giả. Đặc biệt, hàng loạt các động từ có ý nghĩa “mạnh” đã có sức lôi kéo độc giả rất mãnh liệt: “ta muốn ôm"; “ta muốn riết”, “muốn thâu"...; rồi hàng loạt tính từ mạnh: chếnh choáng, đã đầy, no nẻ ... và cuối cùng là động từ "cắn"; “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!", những động từ, tính từ mạnh mẽ ấy đã bộc lộ rõ nhất cái khao khát mãnh liệt của nhà thơ muốn được sống hết mình, yêu hết mình, hưởng thụ hết mình cái ý nghĩa đẹp đẽ của cuộc sống. Và những câu thơ ấy, tình cảm thiết tha, nồng nàn ấy cũng đã thu hút bạn đọc một cách mãnh liệt. Đúng như Thế Lữ đã nhận xét: “Ông muốn thành một cây kim để hút minh vào thiên hạ”.
Vội vàng đúng là một bài thơ tiêu biểu của một thi sĩ lớn luôn “khát khao giao cảm với đời”. Đây là một bài thơ trữ tình, dưới hình thức triết lý nhân sinh, nhưng giá trị của nó không nằm hoàn toàn ở triết lý nhân sinh. Bạn đọc cảm nhận được ở đây một tâm hồn nồng nàn tình yêu cuộc sống, một trái tim sôi nổi trẻ trung, một tài năng xuất sắc, một nghệ sĩ đa tình... Nói tóm lại, bài thơ xứng đáng như một sáng tác bất hủ trong đời sống thơ ca dân tộc Việt Nam.