Nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đăm săn
Đề bài: Phân tích Nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đăm săn trong sử thi Tây Nguyên. Nếu như một bông hoa gồm có hai phần để làm nên một bông hoa thật sự đó là màu sắc và hương thơm. Nếu bài hát có hai phần chính cấu tạo nên đó là những nốt nhạc và lời nhạc thì hai yếu tố ...
Đề bài: Phân tích Nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đăm săn trong sử thi Tây Nguyên. Nếu như một bông hoa gồm có hai phần để làm nên một bông hoa thật sự đó là màu sắc và hương thơm. Nếu bài hát có hai phần chính cấu tạo nên đó là những nốt nhạc và lời nhạc thì hai yếu tố chính được nhắc đến trong tác phẩm văn học đó là nội dung và nghệ thuật. Để trở thành một tác phẩm hay thành công thì tác phẩm văn học ấy không chỉ mang cần có nội dung hay mà ...
Đề bài: Phân tích trong sử thi Tây Nguyên.
Nếu như một bông hoa gồm có hai phần để làm nên một bông hoa thật sự đó là màu sắc và hương thơm. Nếu bài hát có hai phần chính cấu tạo nên đó là những nốt nhạc và lời nhạc thì hai yếu tố chính được nhắc đến trong tác phẩm văn học đó là nội dung và nghệ thuật. Để trở thành một tác phẩm hay thành công thì tác phẩm văn học ấy không chỉ mang cần có nội dung hay mà còn cần có những nghệ thuật đặc sắc nữa. điều đó phần nào chứng tỏ lên được sự quan trọng của nghệ thuật trong mỗi tác phẩm. Tùy vào những văn bản mà đặc sắc nghệ thuật khác nhau. Còn ở sử thi Đăm Săn chúng ta thấy được nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đăm Săn.
Sử thi Đăm Săn là một sử thi của tây nguyên, kể về người anh hùng Đăm Săn với những chiến công lẫy lừng của anh khi nhiều lần đánh thắng những tù trưởng khác cùng nhiều chiến công lẫy lừng khác nữa. sử thi này được xếp vào văn học dân gian của dân tộc ta. Bài sư thi ấy không chỉ mang đến cho ta hơi thở của những năm tháng tây nguyên xưa mà còn mang đến những nét nghệ thuật trùng điệp trong chính những ngôn ngữ của Đăm Săn hay chính là đồng bào Tây nguyên.
Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nghệ thuật trùng điệp trong ngôn ngữ xây dựng hình tượng Đam Săn với các biểu hiện cụ thể như điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc…
Thứ nhất theo chi tiết được trùng điệp: mái tóc Đam Săn (3 lần), trang phục Đam Săn (6 lần), sự giàu có của Đam Săn (8 lần), danh tiếng Đam Săn (5 lần), sự hùng cường của Đam Săn (9 lần), Đam Săn đi bắt voi dữ (5 lần), Đam Săn đánh nhau với các tù trưởng khác (11 lần), Đam Săn khóc (6 lần), Đam Săn nghỉ sau mỗi chiến công (5 lần).
Thứ hai theo điểm nhìn khi trùng điệp: lời người kể chuyện nói về Đam Săn (26 lần).
Thứ ba, Theo hình thức trùng điệp: điệp từ (6 lần), điệp ngữ (47 lần), điệp khúc (9 lần).
Qua những nghệ thuật những chi tiết được nghiên cứu kia chúng ta thấy rõ những nét nghệ thuật xây dựng nhan vật Đăm Săn theo nghệ thuật ngôn ngữ trùng điệp là .
Một là nghệ thuật trùng điệp được sử dụng với tần số cao (62 lần), về hình thức, điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc xuất hiện ở các câu, các đoạn, các chương riêng lẻ hay có khi liên tiếp trong từng đoạn, từng chương, về cách thức, các câu chữ khi được lặp lại hoàn toàn, lúc lại được diễn đạt theo nhiều kiểu khác nhau.
Hai là, nó thể hiện ở sự kết hợp hài hòa những biện pháp nghệ thuật như so sánh cường điệu hóa. Thủ pháp so sánh trong ngôn ngữ trùng điệp vừa có vai trò khái quát hóa hiện thực, vừa làm cho hình tượng nhân vật hiện lên cụ thể, sống động. Thủ pháp cường điệu trong ngôn ngữ trùng điệp có tác dụng xây dựng những con người lí tưởng, phi tường để người Tây Nguyên được sống trong “sự huyền ảo có thực”, “niềm tin có thật về một quá khứ hào hùng đã qua”.
Ba là, tỉ lệ giữa các chi tiết được trùng điệp không đều nhau. Chỉ chi tiết nào miêu tả đặc điểm tiêu biểu của Đam Săn mới được trùng điệp với tần số cao còn một số chi tiết khác chỉ được lặp lại vài ba lần để làm nền cho nhân vật xuất hiện. Đây cũng là một nét đặc sắc của tư duy Tây Nguyên.
Qua tất cả những nét nghệ thuật ấy ta có thể thấy rằng nhân vạt trung tâm thuộc típ người anh hùng lí tưởng. Nghệ thuật trùng điệp có tác dụng khắc họa , tô đậm thêm những phẩm chất anh hùng cũng như tích cách của những con người sử thi. Đồng thời, thủ pháp này cũng tạo nên những định ngữ nghệ thuật tiêu biểu khi xây dựng nhân vật trung tâm – “hình ảnh anh hùng mang tính chỉ định”. Sự thay đổi điểm nhìn khi trùng điệp các chi tiết làm cho hình tượng Đam Săn hiện lên toàn diện hơn: từ phương diện khách quan đến phương diện chủ quan. Quả thực, “người tù trưởng của các tù trưởng ấy đã thu hút tâm lực mãnh liệt của trí tuệ dân gian: “Người ta phục Đam Săn có tài, đánh tù trưởng nào cũng thắng. Người ta thích đi theo Đam Săn lên nói chuyện với trời, đi chơi cùng rừng núi, đi bắt Nữ thần Mặt Trời để làm vợ lẽ.
Nói tóm lại nghệ thuật trùng điệp đã cho chúng ta thấy được hình tượng thẩm mỹ vẻ đẹp của những người dân tộc Ê- đê xưa. Đó là một vẻ đẹp kiểu mẫu theo những anh hùng mang tầm vóc lí tưởng. Những phẩm chất và tích cách đều thể hiện cái hồn của người dân tộc nơi đây. Đó là chinh là sự chinh phục thiên nhiên và vượt lên mọi khó khăn bản chất anh hùng. Tất cả những phẩm chất ấy được biểu hiện hết qua anh hùng Đăm Săn và những chiến thắng và lí tưởng của anh. Không những thế chính những nghệ thuật ấy đã mang đến cho chúng ta một hình tượng Đăm Săn tuyệt vời đến như thế