Phân tích bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên
Đề bài: Phân tích bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên Bài làm Ông Đồ là một bài thơ xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên, bài thơ có độ phổ biến công chúng hết sức sâu rộng vì ý nghĩa tư tưởng được truyền tải qua bàn thơ thấm thía với người ...
Đề bài: Phân tích bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên
Bài làm
Ông Đồ là một bài thơ xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên, bài thơ có độ phổ biến công chúng hết sức sâu rộng vì ý nghĩa tư tưởng được truyền tải qua bàn thơ thấm thía với người đọc vô cùng. Một thời vàng soi của văn hóa truyền thống với đại diện là hình ảnh ông Đồ nay chỉ còn là một thời xa vắng khiến con người ta phải suy ngẫm rất nhiều.
Tết đến, hoa đào nở, phố xá tưng bừng, người xe nườm nượp qua lại – một khung cảnh đông vui, nhộn nhịp, một bức tranh giàu màu sắc, đường nét tươi tắn, rực rỡ. Nổi bật giữa trung tâm bức tranh ấy là hình ảnh ông đồ. Ông đang là trung tâm chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người:
"Bao nhiêu người thuê viết.
Tấm tắc ngợi khen tài".
Hình ảnh ông hoà cùng cái đông vui, náo nức của phố phường ngày giáp Tết. Ông chính là một trong những nơi gặp gỡ, hội tụ của văn hoá – tâm linh người Việt một thời. Vậy mà vì lý do gì mà giờ đây, ông đồ đã bị quên lãng. Ông đồ "vẫn ngồi đấy", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, "không ai hay". Tác giả không miêu tả tâm trạng ông đồ, nhưng bằng biện pháp nhân hoá, hai câu thơ:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"
đã nói lên một cách thấm thía nhất, đắt nhất nỗi buồn tủi, xót xa của nhà nho buổi thất thế. Đó là sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học. Hai khổ thơ tả cảnh nhưng chính là để thể hiện nỗi lòng của người trong cảnh. Đó là nỗi xót xa lặng lẽ, nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời.
Phân tích bài thơ ông Đồ
Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: "Không thấy ông đồ xưa." Hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên trong lòng người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn. Hai câu cuối là câu hỏi nhưng không để hỏi mà như một lời tự vấn. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ như rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó dội lên bao nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới. Đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua. Câu hỏi tu từ vang lên như lời tự vấn, như tiếng gọi hồn diễn tả nỗi niềm bâng khuâng,thương tiếc ngậm ngùi của nhà thơ trước sự vắng bóng của hình ảnh những ông đồ. Câu hỏi ko lời đáp gieo vào lòng ng đọc những cảm thương tiếc nuối ko dứt.Thể thơ ngũ ngôn vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình. Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ của bài thơ đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học. Ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, bình dị nhưng hàm súc, đầy ám ảnh, giàu sức gợi đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Bài thơ chủ yếu khắc hoạ hình ảnh ông đồ, tác giả không trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình. Tuy nhiên, thông qua giọng thơ lúc hân hoan, lúc trầm lắng; qua hình ảnh thiên nhiên lúc đẹp tươi, lúc rơi rụng tàn tạ; qua những câu nghi vấn mà thực chất là lời tự vấn, nỗi day dứt, người đọc có thể dễ dàng nhận ra một Vũ Đình Liên như đang lặng lẽ đứng ở một góc phố khuất dõi theo số phận của ông đồ với một niềm mến yêu, thương cảm và nhớ tiếc rưng rưng.
Tình cảnh đáng thương của ông đồ cũng chính là những trăn trở của nhà thơ về một thế hệ vang bóng xa xưa. Vẻ đẹp cổ truyền đang ngày bị mai một, nét văn hóa cổ truyền truyền thống bị mai một, không được trọng dụng như xưa. Đó không chỉ là nỗi buồn riêng cho thân phận những nhân vật cho ông đồ mà sâu xa hơn, đó còn là nỗi buồn cho những giá trị văn hóa bị phai nhạt đi. Đó cũng chính là thiệt thòi cho thế hệ con cháu sau này, ít có cơ hội được biết đến những giá trị văn hóa truyền thống- những giá trị biểu hiện cho những giá trị văn hóa sâu sắc.
Minh Anh