24/05/2017, 13:22

Phân tích bài thơ Mộ (chiều tối) của Hồ Chí Minh

Phan tich bai tho Chieu toi – Đề bài: Phân tích bài thơ Mộ (chiều tối) của Hồ Chí Minh trong chương trình văn học lớp 12. “Buổi chiều tựa như mùa thu” vẫn là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Nào ai đã đếm hết được bao nhiêu bóng chiều đã buông xuống những trang thơ của thi ca ...

Phan tich bai tho Chieu toi – Đề bài: Phân tích bài thơ Mộ (chiều tối) của Hồ Chí Minh trong chương trình văn học lớp 12. “Buổi chiều tựa như mùa thu” vẫn là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Nào ai đã đếm hết được bao nhiêu bóng chiều đã buông xuống những trang thơ của thi ca truyền thống. Tuy không nhận mình là nhà thơ nhưng cảm xúc chiều hôm cứ trở đi trở lại không ít lần trong văn thơ của Bác. Chỉ tính riêng nhật kí trong tù đã có bốn bài: chiều ...

– Đề bài: trong chương trình văn học lớp 12.

“Buổi chiều tựa như mùa thu” vẫn là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Nào ai đã đếm hết được bao nhiêu bóng chiều đã buông xuống những trang thơ của thi ca truyền thống. Tuy không nhận mình là nhà thơ nhưng cảm xúc chiều hôm cứ trở đi trở lại không ít lần trong văn thơ của Bác. Chỉ tính riêng nhật kí trong tù đã có bốn bài: chiều tối, giải đi sớm, cảnh chiều hôm, hoàng hôn ghi lại những ngày tháng nhạy cảm nhất trong ngày. Trong số ấy quen thuộc hơn cả, hay hơn cả là bài thơ Chiều tối. bài thơ kết tinh được vẻ cổ điển mà hiện đại của cả tập thơ.

Mộ là một trong năm bài thơ Bác sáng tác trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Khi viết Mộ Bác để lại đằng sau cả một địa ngục trần gian của chế độ lao tù Tưởng Gioi Thạch và cũng để lại đằng sau năm ba cây số một ngày của hành trình lưu đày. Chờ đón Bác ở phía trước không phải là một nơi nghỉ tối hay một bữa cơm no mà là một địa ngục trần gian khác. Trong hoàn cảnh như vậy một người bình thường làm sao có thể nảy sinh thi hứng . Vậy mà chiều tối ra đời như mọt bài thơ xinh xắn về cảnh chiều tối ở vùng sơn cước dạt dào về cảm xúc thiên nhiên và con người nơi đây.

phân tích bài thơ chiều tối của Hồ Chí Minh

Hai câu thơ mở đầu mở ra một bức tranh thiên nhiên đậm đà màu sắc cổ điển:

“Quyển điệu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Vạn vật sau một ngày hoạt động đang dần đi vào chốn nghỉ ngơi nhưng người tù thì chưa kết thúc hành trình gian khổ một ngày của mình. Núi rừng rộng lớn bầu trời bao la vắng lặng. Trên nền trời rộng rãi ấy nhà thơ phẩy vài nét chấm phá rất mảnh rất nhẹ nhưng bật lên được linh hồn tạo vật.

Cách vẽ đầu tiên là hình ảnh của một con chim nhỏ bé, một điểm động trên nền trời mênh mông ấy.  Cánh chim ấy có đích, nó đang bay về tổ ấm của mình sau một ngày kiếm ăn mệt nhọc. Bác trìu mến dõi theo cánh chim nhỏ ấy trong dáng bay mệt mỏi muốn về rừng tìm chỗ nghĩ ngơi. Vậy là cánh chim ấy cũng có tâm trạng và tâm trạng ấy rất phù hợp với cảnh ngộ tương tư của người tù.

Nét chấm phá thứ hai là hình ảnh một chòm mây câu thơ gợi nét xưa trong thơ Lí Bạch:

“Chim bầy bay vút hết
Mây lẻ đi một mình”

Bản dịch đánh mất cái hay của hai từ “cô vân” vốn gợi lên sự lẻ loi đơn độc của chân mây trên nền trời. hai chữ “mạn mạn” mà dịch là trôi nhẹ cũng làm hao hụt ý thơ, tình thơ khiến sự mệt mỏi châm chạp lững lờ của chòm mây chẳng còn.

Hai nét vẽ thoáng nhẹ gợi lên cái đẹp của cảnh chiều đẹp hiu hắt buồn vắng. nét đẹp cổ điển không chỉ thể hiện trong tứ thơ “quyển điểu”, “cô vân” mà còn đẹp ở bút pháp gợi chứ không tả. Tác giả mượn cái động của cánh chim của áng mây để nói lên cái tĩnh lặng của không gian xa vắng. cảnh được nhìn qua tâm trạng nên cũng nhuốm màu tâm trạng. Qua cảnh ta thấy được tam hồn Bác, đó là một tình yêu thiên nhiên và con người. Dương như không có bóng dáng của người tù trên hành trình ấy mà chỉ có thi nhân đang say đắm trong cảnh tượng chiều tối mà thôi.

Ta còn thấy một tâm hồn luôn hướng về sự sống. Trong thơ Lý Bạch bầy chim bay đi vào cõi không gian cõi vĩnh hằng còn trong thơ Bác cánh chim chỉ chuyển trạng thái từ bay sáng nghỉ ngơi rồi mai lại tiếp tục vòng tuần hoàn ấy.

Đến hai câu thơ sau mạch thơ vận động diễn tả vòng luân chuyển thời gian từ chiều đến tối hẳn. bức tranh thiên nhiên lùi lại phía sau nhường chỗ cho bức tranh sinh hoạt:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(cô em xóm núi say ngô tối
Say hết lò than đã rực hồng)

Nếu như thơ cổ điển dưới hình ảnh cánh chim ngàn mây nổi cũng xuất hiện hình ảnh con người thì  thơ Bác cũng thể. Thơ xưa xuất hiên đạo sĩ, ẩn sĩ lánh đời, thơ ca lãng mạn xuất hiện những mỹ nhân tuyệt đẹp với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thanh thì trong thơ Bác là hình ảnh người lao động với công việc thường ngày. Đó là công việc xay ngô tối. sự vất vả xay ngô hiện lên trong điệp vòng “ma bao túc” nhưng lại ấm cúng một hình ảnh tuyệt đẹp về cuộc đời thiếu thốn ấm cúng vất vả nhưng vẫn ấm cúng và đáng quý. Những hình ảnh ấy vốn ở xung quanh ta và thường ngày vẫn trôi đi. Phải là người có tâm hồn lắm thì mới ghi lại được. Hình ảnh ấy làm cho bức tranh chiều tối ấm cúng sinh động hẳn lên. Thêm nữa là hình ảnh lò than rực hồng trong đó chữ “hồng” là thi nhãn của bài thơ. Nó đem đến ánh sáng xua đi bóng tối, hơi ấm xua lạnh lẽo, niềm vui xua nỗi buồn.

Qua đây ta cũng thấy được cái tình của bài thơ hay chính là cái tình của tác giả. Đó là lòng yêu đời, yêu cuộc sống lao động và lạc quan nhân hậu. nếu không yêu lao động thì sao hình ảnh sự vất vả của cô thôn nữ kia lại lọt vào mắt Bác được. Nêu không lạc quan thì làm sao Bác có thể quên đi những mệt mỏi của chuyến đi mà nhìn thấy ánh lửa màu hồng kia như ấm áp được.

Mở đầu bài thơ là ánh hoàng hôn mờ nhạt, kết thúc bài thơ là ánh sáng rực hồng, mở đầu là một nỗi buồn, kết thúc lại là một niềm vui…Hình tượng thơ Bác là vậy đấy luôn vận động theo sự sống, ánh sáng và tương lai. Bài thơ khép lại ở ánh lửa hồng và mở ra một chân trời ấm áp của tình người chan chứa niềm lạc quan yêu đời.

Chính sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại đã làm nên vẻ đẹp cho bài thơ và làm sang lên một chân dung người chiến sĩ, một nghệ sĩ trong con người Hồ Chí Minh

0