24/05/2017, 13:21

Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phan tich dien bien tam ly nhan vat Mi – Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị từ lúc về làm dâu nhà thống lý cho đến khi cứu và chạy theo A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Nếu như nhà văn Nguyễn Minh Châu góp cho nền văn học hình tượng người đàn bà với vẻ ...

Phan tich dien bien tam ly nhan vat Mi – Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị từ lúc về làm dâu nhà thống lý cho đến khi cứu và chạy theo A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Nếu như nhà văn Nguyễn Minh Châu góp cho nền văn học hình tượng người đàn bà với vẻ đẹp nhẫn nhịn hi sinh vì con cái và gia đình, Kim Lân góp một hình tượng người phụ nữ với dáng hình của người vợ đảm đang, người mẹ hi sinh nhân hậu thì Tô Hoài lại góp một ...

– Đề bài: Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật Mị từ lúc về làm dâu nhà thống lý cho đến khi cứu và chạy theo A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

Nếu như nhà văn Nguyễn Minh Châu góp cho nền văn học hình tượng người đàn bà với vẻ đẹp nhẫn nhịn hi sinh vì con cái và gia đình, Kim Lân góp một hình tượng người phụ nữ với dáng hình của người vợ đảm đang, người mẹ hi sinh nhân hậu thì Tô Hoài lại góp một hình tượng người con gái Mông với vẻ đẹp sức sống tiềm tàng. Đó chính là nhân vật Mị trong tác phẩm vợ chồng A Phủ, được nhà văn Tô Hoài viết lại khi ông có chuyến công tác tại mảnh đất này. Có thể nói nhan vật Mị hiện lên trên trang văn của Tô Hoài đẹp một cách lạ thường, cô gái đó như tượng trưng cho vẻ đẹp và số phận của những cô gái dân tộc miền Tây bắc. Và đặc biệt trong tác phẩm ta thấy được thành công của nhà văn Tô Hoài khi khắc họa thành công diễn biến tâm lý của nhân vật Mị.

phan tich dien bien tam ly nhan vat mi

Trước hết là trước khi cô làm dâu nhà thống lý Pá Tra. Mị được biết đến với một nhan sắc đẹp và rất chăm chỉ. Cô là một cô gái nhà nghèo chính vì thế mà cha mẹ Mị đã phải vay nhà thống lý tiền để trang trải cuộc sống. Mị xinh đẹp hiền dịu đến mức “ không biết bao nhiêu chàng trai đến đứng nhẵn vách đầu giường Mị”. Không những thế Mị còn là một người con gái đa tài nữa, cô thổi sáo rất giỏi và rất hay chỉ cần một cái lá trên tay thì cô có thể thổi được một ban nhạc hay rồi. xinh đẹp tài giỏi cô còn rất chăm chỉ, hiếu thảo và có lòng tự trọng. Khi thống lý ngỏ ý muốn lấy Mị về để gạt nợ cho cha me nhưng Mị nhất quyết xin cha rằng Mị không sẽ làm nương để trả nợ nhà thống lý chứ Mị không muốn về nhà thống lý. Qua đó ta thấy Mị là một người con gái có đầy đủ tất cả những nhan sắc và phẩm chất. Đáng ra với tài năng và nhan sắc của mình Mị phải được sống trong cảnh vui vẻ hạnh phúc chứ nhưng sự thật thì ngược lại. Trong một đêm tình mùa xuân Mị đã bị A Sử con của thống lý đóng giả làm người yêu Mị gạt Mị bắt về cúng trình ma nhà nó. Để rồi từ đó Mị sống không bằng chết, Mị sống trong kiếp làm dâu gạt nợ nhà thống lý. Cuộc đời ấy của Mị là một chuỗi ngày khổ sở và căm lặng.

Đọc văn bản này chắc không ai có thể quên được đoạn đầu của câu chuyện. đó là hình ảnh của kiếp dâu gạt nợ Mị đang phải sống “ Ai đi ngang qua về hay có việc gì ghé vào nhà thống lý thường thấy một cô gái. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. hình ảnh đó đã mang đến cho chúng ta biết thêm về cuộc sống mà Mị phải chịu. Không cần đến một lời nào nói về tâm trạng mà chúng ta vẫn thấy ở đây một tâm trạng của Mị. Đó là cái uất ức cái buồn nhưng nó không vật vã như hồi đầu Mị đến nhà thống lý nữa mà nó được dấu bên trong. Nó là một nỗi đau không nói nên lời không biểu hiện ra mặt. Mị giờ đây như một con người mắc chứng bệnh vô cảm không nói năng không cười những cũng chẳng khóc. Có lẽ nỗi đau quá lớn khiến cho nhân vật của chúng ta không thể khóc cũng không thể cười chua chát được.

Kiếp làm dâu nhà thống lý đã mang đến những nỗi bất hạnh trong Mị. Mị không lấy được người mình yêu thương mà phải ngày đêm chung chăn chúng gối với một thằng vũ phu nó có thể đạp thẳng chân vào mặt Mị bất cứ lúc nào. Từ những ngày ấy ban đầu Mị còn nghĩ đến chuyện tự tử, ăn lá ngón nhưng vì thương cha Mị cầm lòng mình sống. nhưng ngay cả khi cha cô chết đi thì cô cũng không nghĩ đến chuyện tự tử nữa. Có thể nói rằng chính cái hủ tục lạc hậu và cái bạo lực kia không những trà đạp lên tinh thần và thể xác của Mị, biến cuộc sống vốn tươi đẹp của mình trở thành địa ngục trần gian mà còn làm tê liệt tinh thần phản kháng của Mị. và cứ thế Mị sống hết ngày này qua ngày khác chỉ biết làm những công việc quen thuộc lặp đi lặp lại giữa các năm. Và nhiều lúc Mị có tự nghĩ thân mình không bằng thân con trâu con ngựa. Bởi vì trâu ngựa còn có lúc được đứng gãi chân nhai cỏ còn Mị thì làm việc từ ngày đến tận đêm khuya. Thế đấy một người con gái xinh đẹp như thế mà lại phải sống một kiếp người không bằng con ngựa. Mị sống trong một căn buồng, căn buồng ấy giao tiếp với bên ngoài bằng một ô vuông bằng bàn tay. Nhiều lúc ở trong Mị nhìn ra bên ngoài qua cái ô vuông ấy không biết là nắng hay mưa chỉ biết mờ mờ nhạt nhạt. Có thể nói nếu cái buồng kia như nhà giam tinh thần và thể xác Mị thì cái ô vuông ấy chính là cửa tù nhỏ bé ngăn cản Mị có thể giao tiếp với bên ngoài. Mị lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

Thế nhưng cuộc đời Mị mà dừng ở đó thì không có gì để cho người đọc bận tâm đến cả. Cái mà người đọc mong chờ chính là sự phản kháng của Mị và nhà văn Tô Hoài đã đáp ứng được điều đó. Những ngày tháng ấy được rằng sức sống trong Mị sẽ không bao giờ được hồi sinh nhưng thật tuyệt khi sự không thể ấy lại trở nên có thể khi đêm tình mùa xuân đến trên đất Hồng Ngài. Đêm tình màu xuân đến làm cho đất Hồng Ngài trở nên tràn đầy sức sống. Ở trên mỏm đá những chiếc váy hoa đã được phơi ra xòe như những con bướm sặc sỡ. Mị thấy tâm hồn mình như được hồi sinh. Khi ấy con người cũng tác động đến sức sống trong Mị đặc biệt là tiếng sáo. Những chàng trai , cô gái gọi nhau đi chơi quay chơi pao. Còn đâu đó tiếng sáo thổi lên gọi bạn tình. Tiếng sáo ấy làm cho nhân vật bổ hổi bồi hồi rồi tha thiết nhớ về những kỉ niệm ngày xưa. Cái kỉ niệm mà khi ấy Mị hãy còn tự do yêu đời và có người yêu. Những cảnh tượng trong nhà thống lý cũng làm cho Mị khơi dậy niềm yêu đời trong mình. Trong nhà họ ăn uống linh đình ăn uống xong thì lại tiếp một trận rượu nữa. khi mọi người say sưa lăn hết ra nhà thì Mị lén lấy rượu, cô uống ực từng bát. Tưởng chừng như cô đang uống chén cay chén đắng của cuộc đời mình. Thế rồi Mị mơ tưởng đến những kỉ niệm ngày xưa. Tiếng sáo vẫn bồi hồi xúc động. Mị bước đến phòng mình Mị thắp sáng phòng lên như thắp sáng cuộc dời tăm tối của mình. Mị thấy mình còn trẻ lắm và Mị muốn đi chơi. Mị khẽ với lấy cái váy sửa sang lại mái tóc thì A Sử phát hiện trói cô vào cột. Mị vẫn không hay mình bị trói Mị vẫn lặng tưởng theo dòng hồi ức kia. Đến khi Mị cố bước đi mà không bước được Mị mới biết mình đang bị trói. Gio đây chỉ còn tiếng chân ngựa đạp vào vách có thể nói chính âm thanh ấy đã đưa Mị trở về thực tại đau khổ của mình. Thế là sức sống trong Mị trở lại nhưng đã bị chính bàn tay A sử làm cho dập tắt. tuy nhiên phải chăng đó chính là sự báo trước về sự phản kháng sau này.

Khi A Sử bị đánh, Mị ngay lập tức phải đứng dậy đi hái thuốc về đắp cho chồng. Chân tay đau điếng khi được cởi trói Mị còn khuỵu xuống nhưng Mị vẫn phải cố đứng lên, không phải mị lo cho tên chồng ác độc ấy mà Mị lo cho chính bản than mình nếu không đi thì Mị sẽ chết. Nhục nhã thay khi sức cũng lực kiệt đắp thuốc cho nó mà nó nỡ lấy bàn chân thối tha đạp thẳng vào mặt của Mị.

Những đêm đông trên rẻo cao đã đến, người đánh A sử là A Phủ. Anh bị trói ở cái cột nhà. Đêm đông đến rét mướt, Mị thường trở dậy và sưởi ấm hơ tay hơ lưng. Biết rằng A Phủ đang đứng ở đó nhưng Mị vẫn thản nhiên làm. Chuyện người bị trói ở nhà này đã quá quen thuộc khiến cho Mị không mảy may thương xót. Nhưng đến một hôm khi Mị khẽ nhìn A Phủ thì thấy trên mặt anh mọt dòng nước mắt lấp lánh chảy xuống từ khóe mắt nhăn nhó. Mị chợt nhớ đến khi mình bị trói, nó khổ lắm. nước mắt nước mũi rơi xuống cổ mà không làm sao lau đi được. Thương mình rồi Mị thương người Mị quyết định đi tới một quyết định đó là cắt dây thả A Phủ đi. A Phủ đi nhưng Mị thấy lòng mình bất an hóa ra Mị đã biết sợ,người vô cảm ấy đã cảm thấy muốn được sống hơn. Cô chạy theo A phủ và theo anh đến chỗ cách mạng. Và từ đó Mị và A Phủ trở thành vợ chồng và hiến thân cho cách mạng phần đời con lại. phải chăng đây chính là quy luật để cho người dân đến với cách mạng thay đổi số phận mình?

Như vậy qua đây ta thấy nhà văn Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị với một diễn biến tâm lí vô cùng sâu sắc. Có những lúc vô cảm không nói gì những cũng có lúc tha thiết bồi hồi xúc động. Bằng câu chuyện ấy và những hoàn cảnh ấy nhân vật Mị không chỉ hiện lên với những vẻ đẹp của người con gái Mông mà còn hiện lên tiêu biểu cho súc sống và quy luật đi đến cách mạng của người dân.

0