24/05/2017, 13:21

Phân tích truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

Phan tich Doi mat cua Nam Cao – Đề bài: Phân tích Đôi mắt của Nam Cao để thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người. Chúng ta thường biết đến nhà văn Nam Cao với những tác phẩm trước cách mạng tháng Tám với những tác phẩm Chí Phèo, Đời Thừa, Tư Cách Mõ…nhiều hơn ...

Phan tich Doi mat cua Nam Cao – Đề bài: Phân tích Đôi mắt của Nam Cao để thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người. Chúng ta thường biết đến nhà văn Nam Cao với những tác phẩm trước cách mạng tháng Tám với những tác phẩm Chí Phèo, Đời Thừa, Tư Cách Mõ…nhiều hơn những tác phẩm sau cách mạng tháng Tám. Một tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác của ông sau cách mạng tháng Tám là tác phẩm Đôi Mắt. Tác phẩm được viết vào năm ...

– Đề bài: Phân tích Đôi mắt của Nam Cao để thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người.

Chúng ta thường biết đến nhà văn Nam Cao với những tác phẩm trước cách mạng tháng Tám với những tác phẩm Chí Phèo, Đời Thừa, Tư Cách Mõ…nhiều hơn những tác phẩm sau cách mạng tháng Tám. Một tác phẩm tiêu biểu cho những sáng tác của ông sau cách mạng tháng Tám là tác phẩm Đôi Mắt. Tác phẩm được viết vào năm 1948 là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến sau khi thắng lợi tháng Tám năm 1945. Ban đầu truyện có tên là tiên sư thằng tào tháo sau đổi thành Đôi Mắt. Qua câu chuyện tác giả muốn thể hiện tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người.

Trước hết chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ve nhan đề của tác phẩm. Có thể nói nhan đề này rất giàu ý nghĩa. Đó là không khí của những buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Một không khí hồ hời vui mừng trước sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám thành công và sự gấp rút chuẩn bị để đấu tranh chống thực dân Pháp đuổi chúng ra khỏi bờ cõi Việt Nam. Trước sự thay đổi ấy thì những nhà chiến sĩ nghệ thuật cũng phải thay đổi những suy nghĩ của mình về sáng tác cho phù hợp với quan điểm đường lối của đang ở giai đoạn đó. Trong đó một số nhà văn nghệ sĩ không tin tưởng vào nhân dân và đôi mắt của Nam Cao ra đời để phản ánh điều đó. Có lẽ ấy chính cái nhìn của nhà văn đối với cách mạng và quần chúng nhân dân – lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến.

phân tích truyện ngắn đôi mắt của nam cao

Câu chuyện được nhìn theo con mắt và quan điểm cá nhân của hai nhân vật Hoàng và Độ. Qua đó người đọc thấy được hai luồng nhìn nhận vê những người nông dân trong cùng một bộ phận văn nghệ sĩ. Đồng thời nó thể hiện được sự đánh giá cảu người nghệ sĩ đối với nhân dân ta xưa.
Thứ nhất cuộc sống và bản tính người nông dân được hiện lên qua cái nhìn của nhà văn Hoàng. Vào ngay vấn đề Nam Cao dã nói lên cuộc sống sinh hoạt và cách nhìn thái độ của nhà văn Hoàng. Nhân vật này thuộc một lớp nhà văn cũ từ thành thị tản cư về miền quê sinh sống. Ông Hoàng hiện lên với những nét của một gia đình khá giả với một con chó béc dê to như một con bê, mỗi lần nhân vật tôi đến đều phải gọi từ trước đợi cho anh Hoàng nắm giữ con chó mới được vào. Và trong cái cảnh nhiều người chết đói ấy thì con chó của anh vẫn không phải nhịn ăn một bữa nào. Nó vẫn được ăn những miếng thịt sống do chính bàn tay chủ nó mua cho. Điều đó cho thấy cách sống xa xỉ của Hoàng. Trong khi trong thiên hạ có biết bao nhiêu người chết vì đói, xác đổ đi chôn không hết, họ chết vì không có cái ăn thế mà một con chó của một ông nhà văn lại có thức ăn ngon đến như thế. Cuộc sống của nó còn sung sướng hơn cả con người. Đến tướng tá của Hoàng cũng cho thấy ông có một cuộc sống  sung túc với bước đi khệnh khạng, “những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”. Nó thể hiện qua cái cửa luôn luôn đóng và những lời nạt nộ.
Phải chăng Hoàng là một nhan vật ích kỉ trong khi người dân sống trong cảnh cơm không có ăn mà chính con chó của Hoàng lại được ăn những thứ xa xỉ ấy. Chính sự ích kỉ ấy đã cho phép Hoàng sống một cách thỏa thuê đủ đầy.

Và tiếp theo những hình ảnh tích cách của nhân dân được nhìn qua con mắt của nhân vật Hoàng. Và chính sự đủ đầy và ích kỉ đã khiến cho Hoàng có những cái nhìn xấu xa về những người nông dân. Nào là tham lam, bần tiện, thóc mách, giở đời tệ nhất là đã ngố lại còn nhặng xị. đó là một định kiến mà phải thay đổi.

Ở đây ta thấy được những người nông dân qua cái nhìn của nhân vật Hoàng thật là không đẹp chút nào. Thực chát đó chính là những mặt xấu của những người nông dân thế nhưng họ cũng có những phẩm chất tốt của họ. vậy mà ở đây nhân vật Hoàng với một gia đình khá giả ki bo, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình mà quên đi nhiệm vụ quốc gia. Đúng thế những người nông dân ấy có tính xấu như thế tuy họ chưa tốt chữ quốc ngữ thế nhưng họ vẫn cứ hiện lên thật đẹp khi mà họ vẫn tuyên truyền theo cách mạng. họ tuy dốt nát nhưng họ có ý thức dân tộc hơn chính gia đình và bản thân Hoàng. Hoàng giàu thật đấy nhưng chỉ biết cho mình và thấy cái xấu của người ta khi chính cái xấu bản than mình thì lại không nhân ra cái xấu ấy. đó là cái xấu khi không góp sức vào cho cách mạng. Như thế thì chẳng khác nào không yêu nước. Sống xa xi chẳng khác nào không yêu thương nhân dân.

Trái ngược với Hoàng, Độ có một cái nhìn tích cực hơn so với ông. Trong cuộc chiến tranh ấy, Độ cũng là một nhà văn anh nhìn đời bằng con mắt khách quan hơn, chân thực hơn. Anh không những thấy người nông dân hiện lên với những phẩm chất thật đẹp mà còn thật đáng yêu. Anh không thơ ờ trước những sự thay đổi của đất nước mà anh quyết tâm hiến thân cho cách mạng, lăn xả vào đời để hiến thân cho đất nước. Có thể nói anh sống vì cộng đồng vì quê hương, vì con người đất nước mình. Anh hiểu được sự cục mịch của nhưng người nông dân nhưng cũng đồng thời thấy được sự hăng hái và tinh thần cách mạng của họ. Cuộc sống với Độ chính như thế mà trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn. Có thể nói anh là một nhà văn không chỉ hết thân vi cách mạng mà còn có một tấm lòng bao la rộng lớn.

Qua đây ta thấy được tầm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống con người. Sống như những người nông dân, sống như nha văn Độ dẫu có nghèo nàn lạc hậu, dẫu có khó khăn gian khổ nhưng tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng luôn được đề cao còn sống như Hoàng thì thật đáng xấu hổ. vì anh ta chỉ biết nghĩ cho bản thân mình và nhìn vào những mặt xâu của người khác mà thôi. Anh Hoàng không bằng những người nông dan vì ít ra họ cục mịch như thế nhưng đã được giác ngộ cách mạng còn bản thân anh và gia đình thì lại chưa. Không tin tưởng vào cách mạng ta, đòng thời cũng không góp sức.

Nhà văn Nam Cao đã để lại cho chúng ta một tác phẩm thật giàu ý nghĩa, chỉ với hai con mắt nhìn chúng ta thấy được những nhược điểm và ưu điểm của nhân dân ta trong cuộc sống cũng như kháng chiến. Đồng thời qua đó ta thấy được tâm quan trọng của cách mạng đối với cuộc sống mỗi người. những người nông dân ấy ngu dốt đến đâu nhưng cũng đã biết đi theo con đường cách mang vì chỉ có con đường ấy mới đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn.

0