24/05/2017, 12:14

Phân tích bài thơ giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Đề: Trong bài thơ Giục giã. nhà thơ Xuân Diệu viết: Thà một chút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. Qua bài thơ Vội vàng và truyện ngắn Toả nhị Kiều anh (chị) hãy chứng minh và bình luận về quan niệm sống nói trên của Xuân Diệu. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên đây, ...

Đề: Trong bài thơ Giục giã. nhà thơ Xuân Diệu viết: Thà một chút huy hoàng rồi chợt tối, Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. Qua bài thơ Vội vàng và truyện ngắn Toả nhị Kiều anh (chị) hãy chứng minh và bình luận về quan niệm sống nói trên của Xuân Diệu. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên đây, thông qua sự hiểu biết về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.

BÀI LÀM

“Sinh ra trên đời là một việc hết sức đơn giản nhưng sống trên đời lại là một việc rất khó” (Đ. R. Pixarit). Biết bao con người từng có mặt trôn cõi đời này, họ đã và đang sông, mỗi người theo một cách riêng. Tuy nhiên, sông như thế nào thì đúng nhất? Đấy vẫn luôn là một câu hỏi chưa được trả lời. Một trong những cậu trả lời đã được nêu ra là hai câu thơ trong bài Giục giã mà Xuân Diệu viết trước Cách mạng tháng Tám.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Quan niệm sông đó có nghĩa là gì?

Đi vào tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ, chúng ta dễ dàng nhận ra ngay rằng, Xuân Diệu đã biểu trưng cho sự sông của Việt Nam bằng hình ảnh thông thường nhất: đó là ánh sáng. Nhà thơ sử dụng cấu trúc câu nhượng bộ để đưa ra một sự đánh đổi: ông sẵn sàng đối cả trăm năm sống nhạt nhẽo lấy duy nhất chỉ một giây phút thôi, nhưng trong giây phút ấy con người ta được sống mãnh liệt, sống hết mình, tận hưởng và tận hiên cho đời. Đem trăm năm đổi lây một phút là cái giá cắt cổ, đặc biệt đối với những người nhạy cảm với thời gian, yêu quí thời gian như Xuân Diệu. Vậy mà ông đã chấp nhận cái giá cắt cổ ấy nhằm khẳng định một điều: với cuộc sống, chất lượng cần hơn là số lượng. Chỉ có sống hết mình mới thật sự là sông. Còn sông mà vô vị nhàm chán thì cũng chỉ là một kiểu chết mà thôi.

Vì sao vậy? Trước hết bởi Xuân Diệu nhận ra rằng cuộc đời này đẹp vô cùng và rất đáng sông. Mọi sự kì diệu của cuộc sống điều tập trung vào mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu. Hãy thử nhìn xem mùa xuân bày ra trước mắt chúng ta đẹp tươi mơn mởn biết nhường nào.

Của ong bướm đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh ri Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này dây ánh sáng chớp hàng mỉ.

Mỗi buổi sớm thần Vui hàng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Cảnh sắc đất trời tươi trẻ, vị ngọt ngào âm thanh quyên rũ của tình yêu cứ như mời như gọi, ngồn ngộn tràn đầy. Nhưng than ôi! Dời người là hữu hạn, thời gian để chúng ta hưởng thụ cuộc sống không nhiều.

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nêu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi.

Cho nên, con người phải sống gấp lên, phải biết tranh thủ từng khoảng cách, sông hết mình, yêu hết mình và dâng hiến tình yêu của mình cho tất thảy. Những người sông nhàm chán, chưa từng thấy cuộc đời là thú vị thì thử hỏi cuộc sống của họ còn là gì ngoài cái vô nghĩa, mà vô nghĩa còn là gì ngoài cái chết nữa đâu? Tuy thế, không phải bất cứ câu thơ nào cũng có thể trở thành quan niệm sông. Chỉ coi là quan niệm sống những câu thơ đúc kết ở đỉnh cao trạng thái tâm lí, tình cảm, nhận thức, suy nghĩ, khát khao của con người trước cuộc đời. Nó trở thành một thứ triết lí ăn sâu vào máu thịt, quyết định sự phản ứng và

cách cư xử của con người trong xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng ở một vài thời điểm bộc phát mà ảnh hưởng đến cả một chặng đời, có khi cả một đời người ta. Riêng đôi với nhà văn, quan niệm sông còn chi phôi hàng loạt các sáng tác, để lại dấu ấn rất đậm trong thơ văn của anh ta. Xuân Diệu không phải là ngoại lệ.

Trung thành với quan niệm đã đề ra, nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam ấy luôn luôn sông hết mình. Niềm ham sống trớ thành một sức hấp dẫn đặc biệt của thơ ông:

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đẩu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sác của thời tươi.

Nhịp điệu đoạn thơ nhanh, gấp, dồn dập, thể hiện trạng thái cảm xúc cuông quít, vồ vập của Xuân Diệu với cuộc đời. Nhà thơ muôn tận hưởng sự sông ngay từ khi nó mới bắt đầu, đang ở độ non tơ mơn mởn. Ông mở lòng ra đón nhận mùa xuân, tình yêu, cảm nhận nó bằng tất cả sức mạnh mình có thể. Cho nên suốt cả đoạn thơ, không thể tìm ra một từ nào phẳng lặng, vừa vừa. Tất cả đều như nháy mạnh lên, căng mình ra, quấn đầy sự sông và say sưa với nó. Ngoài cụm từ “ta muốn”, những từ nghe có vẻ đơn giản bình thường như “cho”, thậm chí cả từ “và” đặt trong khổ’ thơ đều trở nên nồng nhiệt bất bình thường. Cảm xúc lặp đi lặp lại nhiều lần liên tiếp. Mật độ xuất hiện tăng khiến tình cảm biểu lộ cũng tăng theo. Nghệ thuật điệp từ đã góp phần to lớn diễn tả độ say đắm vồ dập, khát vọng chiếm lĩnh cuộc sống đang tăng dần của nhà thơ. Đôi với Xuân Diệu, sông đồng nghĩa với yêu. Cho nên sông hết mình cũng có nghĩa là yêu hết mình. Chẳng thê' mà tình yêu của ông với tất cả mọi vật trên đời đều nồng nàn như tình yêu đôi lứa. Khao khát giao cảm với đời thực sự lên đến đỉnh điểm khi Xuân Diệu thốt lên:

Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi.

Câu thơ mang đến cho ta sự bất ngờ vì cách diễn đạt quá táo bạo. Nhưng xét cho kĩ thì đó là kết quả tất yếu phải có. Khi Xuân Diệu nhìn đời, ông đã không nhìn bằng con mắt bình thường. Nhà thơ cảm nhận và mô tả thiên nhiên bằng trực giác, cụ thể hóa cả những khái niệm trừu tượng nhất như mùa xuân:

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.

Từ chữ “ngon” đến chữ “cắn” chỉ là một cái với tay. Nói cách khác, chúng là hệ quả tất yếu của nhau. Ai có thể cảm nhận cuộc sống một cách cụ thể rõ ràng và say sưa trìu mến đến vậy, ai có thể khát khao chiếm lĩnh sự sông và thời gian mãnh liệt hơn thế ngoài những con

người sông hết mình cho đời như Xuân Diệu? Yếu tô nhục cảm chính là phương thức giao cảm tinh nhạy nhất của nhà thơ với cuộc đời, mở đường cho con người đi tới những hạnh phúc đích thực nơi trần thế. Tuy nhiên, ranh giới giữa sự trong sáng lành mạnh và cái vẫn đục rõ ràng. Thật chính xác một trăm phần trăm khi người ta nói Xuân Diệu là con người “thèm yêu khát sống”. Đứng trước nguy cơ phai tàn của sự sống, đôi khi ông có những ước vọng ngông cuồng:

Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Chohương đừng bay đi.

Ước vọng ấy nhìn qua có vẻ khác người nhưng “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người” (Thế kỉ). Kì thực đó cũng chỉ đê nêu lên mong muôn giữ cái đẹp, níu giữ sự sống, nói lên khát vọng giao hòa với cuộc đời của nhà thơ.

Xuân Diệu yêu đời như thế, sông mãnh liệt như thế, bảo ông làm sao có thể chấp nhận được cuộc sống đơn điệu nhàm tẻ? Trái lại, ông còn phải phản ứng, phải phê phán nó. Thái độ này thể hiện rất rõ truyện ngắn Toả nhị Kiều. Bước vào căn nhà Phan thuê trọ, không, ngay từ lúc mới đặt chân lên “con dường sắc xanh không rải nhựa", Xuân Diệu đã phải tiếp xúc với bầu không khí tang tóc quạnh hiu. Mọi vật đều buồn lưng chừng như nhau, cái gì cũng lỡ cỡ, dở dang, xui lòng tác giả cũng không đủ cớ mà buồn nữa kia, “phải chịu ngùi ngùi một cách vô lý”: “Đoạn đường chạy qua đó không đủ rộng để làm một đường phố, củng không đủ hẹp để làm một ngõ hẻm;...: ánh sáng không chịu sáng, giữa hai dãy lẩu khéo dứng dể ngăn mặt trời, cả ngày chỉ là một buổi chiều dài". Tâm trạng bùi ngùi càng xâm chiếm lòng Xuân Diệu khi ông gập bạn Phan âm thầm lặng lẽ. Sự lặng lẽ của anh ta là một thứ hư vô, và nhà thơ “cảm như không có anh Phan”. Thật đáng sợ, một con người lại không nhận thấy sự có mặt của anh ta. Phải chăng đó là sự sông? Song điển hình nhất cho lôi sông “buồn le lói" vẫn chưa phải là Phan mà là hai nàng Kiều nhà dưới. Có tất cả năm sự so sánh được Xuân Diệu đưa ra để mô tả tính cách và cuộc sống của hai cô gái ngây ngây thơ thơ (chứ không được là ngây thơ) này. Đầu tiên, họ như hai hột cơm, ít nói quá, hiền lành quá. Rồi họ như hai cái cây, họ lại càng thua hai cái cây bởi cây còn ra hoa kết trái, chứ đời con gái của họ, họ biết làm gì? Không sắc, không duyên và cũng không tiền, chỉ có hiền lành. Rồi nữa, họ như hai cánh đồng - chắc là hai cánh đồng hoang bởi vì họ chỉ biết buồn mờ, buồn lặng nhưng buồn lâu. Hai cô như hai con vật ngẩn ngơ trong rừng lạnh khi chiều giàng lưới qua muôn góc cây, bị bủa vây bởi cuộc đời tàn dần mà không biết. Và cuối cùng, hai cô lẫn trong mù sương. Có điều đau xót là cả trong năm lần so sánh ấy, chưa bao giờ Quỳnh và Giao (tên hai cô gái) được xem như những con người. Cao nhất họ cũng chỉ là hai cái bóng đang tan dần vào cõi hư không. Không phải Xuân Diệu bất nhẫn

đâu mà thực tế cuộc sống của hai cô gái đã biên họ thành như vậy. Xuân Diệu tiếc cho hai cô gái vì hai cô chưa từng được hưởng thụ, thậm chí chưa từng nhận biết được những vẻ đẹp diệu kì của cuộc sống. Xuân Diệu thương cho hai cô vì hai cô cũng là nạn nhân của Ao đời bằng phẳng, tù đọng. Xuân Diệu thông cảm với hai cô vì “những nơi vắng vẻ vô cùng thê lương" của tâm hồn mà nhà thơ cũng như tất cả chúng ta ít nhất từng một lần ném trải. Xuân Diệu đặt ra bao nhiêu giả thiết không lành để giải thích cho việc hai cô thiếu nữ kia tự nhốt mình trong “một buổi chiều triền miên của sự vật và của linh hồn, một buổi chiều trong nhà và trong tâm lý”. Song cuối cùng, tất cả đều chỉ là lầm tưởng. Họ có đầy điều kiện để trở thành một gia đình hạnh phúc luôn tràn ngập tiếng cười. Khi phát hiện ra những con người vô vị kia không chỉ là nạn nhân của xã hội mà còn chính là nạn nhân của chính bản thân mình thì tác giả câu chuyện thay đổi thái độ, ông rất giận. Sự ngạc nhiên đến lạ lùng và ấm ức của nhà thơ lúc đưa ra câu hỏi “sao nhà ấy lại bao trùm một bầu không khí nhạt tẻ không ánh nắng, chẳng hương người sao lại có hai người con gái kia, ngơ ngác như không biết sống? ” là một thái độ phê phán. Trong khi Xuân Diệu ra sức tận hưởng cuộc đời thì “ông cha lặng lờ hết ra lại vào, hai cô cũng hết vào lại ra”. Trong khi Xuân Diệu cốgắng níu giữ từng giây phút của thời gian thì hai cô gái này lại “để cho ngày tháng qua” thờ ơ, hờ hững. Ông ngao ngán nhận ra rằng có phải họ đang sông đâu mà họ đang kéo dài những ngày chưa chết. đến nước này, Xuân Diệu không thể nào chịu đựng hơn được nữa. Ông mong ước có một loạt sự biên đổi: Giá mà Phan ồn ào, nghịch ngợm, ranh mảnh, giá mà họ đàng điếm, hung dữ, lẳng lơ, giá mà... Giá mà những con người kia rơi hãm vào một cực đoan nào đây thì đôi với Xuân Diệu, họ vẫn còn đang sông, nhà thơ sẽ cảm thây dễ chịu hơn. Còn ở giữa vào khoảng giữa họ như người đã chết rồi. Xuân Diệu mỏi mòn chờ đợi đến nỗi khi với được một phần sáu nụ cười của Phan - cái nhíu da rất đáng buồn vì chứng tỏ một con người lười sông - ông đã cảm thấy “vui vui, hơi nghĩ ngợi”. “Hai cô buồn buồn ngồi đó, trên tràng kỉ, chờ đợi một sự gì xảy đến”. Xuân Diệu cũng chờ. Nhưng khi tịnh không thấy bóng dáng một thay đổi nào thêm nữa, họ vẫn ngồi, còn ông, ông quyết tâm hành động. Ông muôn làm một viên sỏi, một cục đá đến rơi trên mặt nước phăng lì. Ra vẻ láu táu, ráng lây một bộ mặt bướng bỉnh, Xuân Diệu đến nói chuyện với hai Kiều, định tâm làm cho hai cô tức, cáu, đang tặng cô gái hạnh phúc thây mình cũng xẳng xớm rầy la người khác. Nhưng thất vọng vẫn hoàn thất vọng. Đến cả Phan mà còn không chịu nỗi cuộc sống tẻ ngắt của hai cô thì làm gì mà ai có thể an ủi được cảnh trông không của đời họ nữa. Cả câu chuyện là một chuỗi phản ứng của Xuân Diệu trước một cuộc sống (nếu có thể gọi đó là cuộc sống) trái ngược lại hẳn với cuộc sống ông hằng khao khát hòa mình. Mọi tình cảm ngùi ngùi, thương, tiếc, khó chịu, ngao ngán, mong chờ và cả hành động chọc ghẹo đều xuất phát từ quan niệm sông của Xuân Diệu mà ra. Ông cũng đứng trên lập trưởng

quan niệm sông ấy đố cất lên tiêng nói phê phán. Giá thử Xuân Diệu phải sông một trăm năm như hai cô gái kia, thì đó không những là sự “vô nghĩa lý” mà còn là một cái án tử hình. cuộc sống của hai cô gái là những cuộc sổng của những người già không còn tuổi xuân, những người đã đánh rơi mất sự sông. Mà “xuân hết” nghĩa là Xuân Diệu “cũng mất” (Vội vàng). Đây là sự chết về mặt linh hồn.

Từ bài thơ Vội vàng và truyện ngắn Tỏa nhị Kiều toát lên một sự khẳng định và một sự phủ định. Dặt lên bàn cân nhận thức hai cuộc sống với hai giá trị có hình thức tương đương: một bên số lượng rất ít, chất lượng cực cao; còn bôn kia, số lượng rất cao, chất lượng thì cực ít, Xuân Diệu đã khẳng định cuộc sống có chất lượng và phủ định cuộc sống vô ý nghĩa. Ông đã chứng minh hùng hồn cho quan niệm sống của mình. Quan niệm ấy trở thành một luồng gió mới thổi vào văn học lãng mạn 1930 - 1945.

Luồng gió mới này thực chất nảy sinh từ đâu? ơ phần trên bài viết chỉ đề cập đến sợi dây lôgic ẩn giấu đằng sau - nguyên nhân sâu xa - bây giờ ta mới xem xét đôn. Tại sao trong thời phong kiến chưa có ai đề cập ra quan niệm sông này? Là bởi vì khi ấy, bản ngã của con người bị triệt tiêu. Còn ở thời đại của Xuân Diệu cái tôi cá nhân đã được thức tỉnh, hiện diện một cách hoàn chỉnh, đường hoàng. Con người ta nói nhiều đến bản thân, đến những cái mình nghĩ mình muôn. Riêng trong bài Vội vàng, chữ “tôi” xuất hiện tám lần. Và “ta muôn” chính là tên con sư tử dũng mãnh - một trong ba biến thể của tinh thần mà nhà triết gia vĩ đại Nietsche của phương Tây từng nói đến. Trách nhiệm quyền năng của con sư tử này là tự giải phóng mình khỏi những áp bức tồn tại ngàn đời, trở nên thung dung cho những sáng tạo mới. Nhờ thế, Xuân Diệu ý thức được thời gian trôi qua đem lại quá nhiều mất mát cho cá nhân. Ông ham sông. Khát vọng, tình cảm của ông khác hẳn khát vọng, tình cảm của con người thời trung đại. Nó không bị bó buộc trong một chừng mực nhất định nào mà còn được đẩy lên đến cao trào, đến mức tự đốt cháy để tự tỏa sáng. Cùng là cái tôi, nhưng Thê' Lữ nhốt mình trong tháp ngà nghệ thuật, Hạn Mặc Tử say sưa ở cõi mộng, trường điên... chỉ có Xuân Diệu thiết tha gắn bó với vườn trần đầy hương sắc. Cá tính và thời cuộc đã làm nên hoàn cảnh nảy sinh cho ham muốn sống hết mình của nhà thơ, đồng thời, cũng là một trong những cơ sở để đánh giá giá trị quan niệm ấy.

Trước tiên phải khẳng định quan niệm sông của Xuân Diệu là chân lý muôn đời không ai có thể phủ nhận. Nó hướng tới con người, nhân đạo hóa con người khiến con người ta có ý nghĩa hơn, sống người hơn. Trong xã hội Việt Nam thời kì 1930 - 1945 ngột ngạt bây giờ, nó chỉ ra được giá trị đích thực của cuộc sống nơi trần thê'. Nó mang đến cho tầng lớp thanh niên, tiếu tư sản đang chìm trong lôi sông nhàm chán, ảm đạm và vô vị một cách sông mới sôi nổi, mạnh mẽ. Nỏ lay động và thắp sáng lên trong trái tim của họ niềm yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt thiết tha. Nó khơi dậy đời sông của những thế giới nội tâm phong phú và tinh tế. Đối với

chúng ta hôm nay và cả những thê' hệ mai sau, quan niệm sông ấy vẫn sẽ không ngừng phát huy tác dụng. Quả là tinh thần, quan niệm của Xuân Diệu được thể hiện rất ấn tượng. Tuy nhiên, có người đặt ra câu hỏi là: trả một cái giá cắt cô như thế, liệu Xuân Diệu có thể hiện cực đoan quá chăng? Xét trên nghĩa đen của văn bán, đúng là ông có đưa ra một sự đôi lập hơi quá mức. Theo quan niệm xưa, trăm năm là giới hạn lớn nhất cho vòng đời của con người. Cuộc sống của một người không nhất thiết phải đi hết trăm năm ấy. Nhưng một phút? Quá ngắn ngủi để có thể coi là một đời người, chỉ có thế coi là một khoảnh khắc sông mà thôi. Nếu đời người như bóng câu qua cửa sổ thì một phút kia thực chẳng có nghĩa lí gì. Song, ta không được quên rằng ngôn ngữ văn học là thứ ngôn ngữ kì diệu không hề đồng nhất với bất cứ thứ ngôn ngữ nào khác. Một trong những đặc điểm của nó là ít nhiều đều mang tính tượng trưng và. chỉ đòi hỏi sự chính xác về bản chất. Chẳng phải các nhà văn vẫn dùng cái vô lí để nói cái có lí, cái hiện tượng để nói cái bản chất, cái ngẫu nhiên để nói cái qui luật đó sao? Vậy thì hà cớ gì Xuân Diệu lại không thể dùng một cách diễn đạt, một hiện tượng quá mức để nói về một sự thật chẳng quá mức tí nào? Tôi cho rằng nêu quả trên đời này có ai sông vô vị hệt như hai cô gái trong Tỏa nhị Kiều, không có đời sông hoạt động bên ngoài cũng chẳng có đời sông nội tâm bên trong, sông lẫn vào đồ vật, bị đồ vật hóa và “chết cũng là mục đích” thì cuộc sống của họ kéo dài một trăm năm, chứ có kéo dài một nghìn năm cũng chẳng có ích gì, chẳng để làm gì. Vả chăng, Xuân Diệu đâu có nói chỉ cần sông một phút chất lượng thôi là đủ. Ông đã đặt quan niệm sống của mình trong tình thế bất đắc dĩ nhất, buộc phải lựa chọn một trong hai khả năng. Điều đó là rất đúng bởi vì bản chất của mọi hiện tượng, qui luật, và cả con người chỉ bộc lộ rõ nhất trong hoàn cảnh điển hình nhất. Cũng như khi người ta nói: sinh ra trên đời, ai mà chẳng sợ chết; nhưng chết vinh còn hơn là sông nhục.

Về mặt đúng sai, thiết nghĩ hai câu thơ của Xuân Diệu không còn gì phải bàn thêm nữa. Ta chỉ nói về một số ít điểm hạn chê' của nó thôi. để  trả lời cho câu hỏi “sông như thế nào là đúng nhất? ”, quan niệm Xuân Diệu thể hiện qua hai câu thơ trong bài Giục giã là không sai, nhưng nó có vẻ chung chung quá. Sau khi tiếp tục quan niệm đó xong, ta thấy yêu đời hơn, ta muôn sông có ý nghĩa. Song, một vấn đề lại nảy sinh là: sống như thế nào thì mới có ý nghĩa? Bản thân hai câu thơ của Xuân Diệu không giải quyết được vân đề này. Có lẽ, trong khuôn khổ câu chữ hạn hẹp, Xuân Diệu chỉ có điều kiện thể hiện quan niệm sông của mình trôn tinh thần phổ quát nhất, cơ bản nhất của nó. Vậy, trong suy nghĩ của ông lúc bây giờ, sông hết mình có nghĩa là gì? Ta hãy thử tìm hiểu điều này qua các sáng tác thơ văn của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám - những tác phẩm đã chứng minh và cụ thô hóa quan niệm sông kia. Diều đầu tiên ta nhận thây, cũng như đã khẳng định khi phân tích bài Vội vàng là trong quan niệm của Xuân Diệu, sông đồng nghĩa với yêu. Khát vọng tận hiến cho đời chỉ là tận hiến tình yêu. Trong xã hội bị

áp bức đen tối lúc bấy giờ, chỉ có tình yêu lứa đôi và cảnh sắc ngoại giới thôi thì không thê xoay chuyến gì được. Xuân Diệu khao khát giao cảm với đời nhưng có phải đời lúc nào cùng dang tay chờ đón, đáp lại ông đâu. Không ít lần, Xuân Diệu đã phải cay đắng thốt lên:

Lòng anh là một cơn mưa lũ Đã gặp lòng em là lá khoai Mưa biếc tha hồ rơi giọt ngọt Lá xanh chẳng ướt đến da ngoài.

Niềm khát sông bắt nguồn từ cái tôi và là một mặt trong mâu thuẫn lớn lao của cái tôi ấy. Cho nên, dù thế nào nó cũng không thể tách rời mặt thứ hai kia: đó là nỗi cô đơn, hoài nghi, bế tắc trước cuộc đời. Đây là một bi kịch mang tính chất xã hội bởi lẽ xã hội tư sản thổi phồng cá nhân và những khát vọng cá nhân đặc biệt là khát vọng hưởng thụ, nhưng lại quay lưng với những khố đau bế tắc của cá nhân. Do đó, xét quan niệm sông này trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ và trong môi tương quan với những mâu thuẫn khác của đời sống tinh thần con người thì trôn một phương diện nào đó, say sưa chẳng thể an ủi dài lâu. Sau những giờ phút mê mải với tình yêu, Xuân Diệu lại phải đối mặt với những bế tắc cô đơn của chính mình, nên ông sợ hãi tương lai: “Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai”. Cũng vì thế mà thời gian trong mắt Xuân Diệu chỉ là sự vận động đến lụi tàn. Cái chung chung, khái quát thực ra lại là may mắn lớn cho hai câu thơ trong bài Giục giã này. Hai câu ấy chỉ giữ lại phần chân lý tinh hoa nhất trong quan niệm sông của Xuân Diệu lúc đó, nó đúng đắn hoàn toàn. Còn những cái cụ thổ ư? Người đời cứ việc hiểu theo ý mình. Tư tưởng của con người không ngừng phát triển. Cũng như Xuân Diệu ấy, nhưng khi đi theo cách mạng, cuộc đời ông chuyên sang bức tranh mới, tư tưởng quan niệm của ông cũng có những thay đối lớn lao. Chỉ có một điều duy nhất không hề thay đổi. ông vẫn sông hết mình. Điểm khác là khái niệm tận hiến không giới hạn trong tình yêu nữa mà bao gồm cả sự lao động sáng tạo, đem những tinh túy của mỗi cá nhân ra góp vào đời, tô đẹp cho cuộc sống  ngày một đẹp tươi. Con người không chỉ sống vì mình mà sông vì người khác. Phải hiểu “sống huy hoàng” theo nghĩa mới này thì mới đúng. Như vậy, trong thời đại ngày nay, quan niệm sông của Xuân Diệu mới thực sự phát huy đến mức cao độ tác dụng của nó đôi với con người.

lí. Plu-tac từng nói “tình yêu cổ xưa nhất nhưng cũng vĩ đại nhất là tình yêu cuộc sống”. Chứa đựng hạt nhân của sự vĩnh cửu này, quan niệm sông của Xuân Diệu trong hai câu thơ:

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.

Sẽ không bao giờ bị vùi vào quên lãng. Nó mãi là một trong những kim chi nam của con người, nhất là những người trẻ tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nó chỉ cho con người ta biết phải làm gi. Bắt đẩu là một niềm ham sông dây lên trong lòng họ...

Nguồn:
0