24/05/2017, 14:09

Nghị luận Một thời đại trong thi ca

Đề bài: Nghị luận Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh. Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học có tiếng trong nền văn học Việt nam. Cả đời ông nghiên cứu những tác phẩm của những nhà thơ nhà văn và đưa ra những lời nhận xét cô đọng rất hay. Đặc biệt ta thấy được những phê bình xuất sắc của ông ...

Đề bài: Nghị luận Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh. Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học có tiếng trong nền văn học Việt nam. Cả đời ông nghiên cứu những tác phẩm của những nhà thơ nhà văn và đưa ra những lời nhận xét cô đọng rất hay. Đặc biệt ta thấy được những phê bình xuất sắc của ông qua tác phẩm một thời đại trong thi ca. Một thời đại trong thi ca được viết theo thể loại tiểu luận phê bình văn học và được in ở phần mở đầu cuốn thi nhân Việt Nam. Nội ...

Đề bài: của Hoài Thanh.

Hoài Thanh là một nhà phê bình văn học có tiếng trong nền văn học Việt nam. Cả đời ông nghiên cứu những tác phẩm của những nhà thơ nhà văn và đưa ra những lời nhận xét cô đọng rất hay. Đặc biệt ta thấy được những phê bình xuất sắc của ông qua tác phẩm một thời đại trong thi ca.

Một thời đại trong thi ca được viết theo thể loại tiểu luận phê bình văn học và được in ở phần mở đầu cuốn thi nhân Việt Nam. Nội dung của nó nhằm tổng kết những thành tựu cũng như những biểu hiện của phong trào thơ Mới. Đây là một văn bản nghị luận giàu chất trữ tình vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Ta thấy được cái hay của lối phê bình đầy chất thơ của ông.

Đoạn trích cùng tên nằm ở phần cuối của bài tiểu luận và nội dung chủ yếu của đoạn này là bàn về tinh thần trong thơ Mới. Bằng kết cấu chặt chẽ, logic, dễ hiểu với những lập luận vô cùng khoa học, sự cảm nhận tinh tế, văn chương giàu chất nghệ thuật giàu chất thơ, lời văn giàu hình ảnh giàu cảm xúc những tinh thần của Thơ Mới được nhà phê bình thể hiện rất rõ.

Mở đầu đoạn trích Hoài Thanh đưa ra những nguyên tắc để xác định Thơ Mới. thì theo ông muốn hiểu được tinh thần của thơ ca thì phải so sánh những bài thơ hay với nhau. Có thể nói cách xác định ấy rất khoa học bởi lẽ chỉ khi một bài hay so sánh vơi một bài hay thì ta mới có thấy được những giá trị của nó. không những thế khi muốn hiểu tinh thần thơ ca thời đại thì cần phải nhìn vào cái đại thể chứ không nên nhìn vào cái tiểu tiết. Bởi vì các thời đại thơ ca thường có sự nối tiếp nhau, văn học trung đại nối tiếp văn học dân gian, văn học hiện đại nối tiếp văn học trung đại. Đúng như câu mà Hoài Thanh nói “ Hôm nay đã được phơi khai thừ hôm qua trong cái mới vẫn còn rơi rớt lại cái cũ”.

nghi luan mot thoi dai trong thi ca

Thứ hai nhà phê bình khẳng định tinh thần thơ mới chính là sự thể hiện cái “tôi” bản ngã của ban thân mình. Để làm rõ điều ấy Hoài Thanh đã so sánh cái tôi và cái ta.

Trong thơ cũ người ta nghiêng về cái ta chứ không dám nói lên những cái tôi cá nhân của mình. may ra thì có Nguyễn Công Trứ còn ít nhiều thể hiện cái tôi “ngất ngưởng” của mình ngoài ra hầu như là nói đến cái ta chung ấy. Hoài Thanh đã nhìn vào lối sống cũng như văn học của thời xưa để làm rõ nhận định ấy. “Xã hội Việt nam ngày xưa không có cá nhân mà chỉ có đoàn thể lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, bản sắc của cá nhân thì lại chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. Chính vì thế mà trong thơ cũng thế, người ta thường nói đến gia đình nhân dân tổ quốc chứ không nói đến bản thân mình. Họ cầu cạnh số đông để thoát khỏi sự cô đơn.

Nhưng trong Thơ Mới lại khác hoàn toàn. Nó nghiêng về cái tôi cá nhân, mọi vấn đề đều được nhìn qua con mắt chủ quan của người nghệ sĩ. “Trên đại thể trên tất cả tinh thần thời nay hay tinh thần Thơ Mới gồm lại trong chữ “tôi” – ý thức cá nhân của mỗi người và khi thơ mới xuất hiện nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ sở này” đó là quan niệm cá nhân. Xuân Diệu chẳng phải là xuất phát từ ý thức cá nhân hay sao. Chính vì bản thân nhà thơ thấy yêu thiên nhiên cuộc sống cho nên đã sẵn sàng bày tỏ quan niệm sống mới mẻ của bản thân mình đó sao. Huy Cận thì cảm nhận được cái buồn trong cảnh vật mà thể hiện cái buồn lạc lõng của cá nhân mình.

Và không dừng lại ở đó nhà phê bình chỉ ra biểu hiện và ý nghĩa của cái tôi, cái ý thức cá nhân của Thơ Mới.

Trước hết là sự xuất hiện và tiếp nhận của cái “tôi”. Khi cái tôi xuất hiện thì nó vẫn còn khá bỡ ngỡ bởi cái ta chung vẫn còn bám lấy nhiều nhà thơ. Nó giống như một kẻ lạc loài nơi đất khách. Có biết bao nhiêu con mắt nhìn nó với vẻ khó chịu khó ưa. Cũng chính vì thế mà nó trở nên khó khăn trong việc tiếp nhận của quân chúng. Nhưng những sóng gió có lớn đến đâu thì cái “tôi” vẫn kiên cường vượt qua để rồi dần dần được chấp nhận.

Và tác giả đã chỉ ra cái hướng mà Thơ Mới đã làm nên đó là đào sâu cái chủ nghĩa cá nhân, ý thức cá nhân với cái tôi kia. “ Đời chúng ta nằm trong vòng cái “tôi”, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu”. Nói như thế không phải là ta làm mất đi cái ta chung của cộng đồng mà la chúng ta vẫn tiếp nhận cái ta ấy trong thơ nhưng đồng thời cũng đào sâu bộc lộ sâu sắc cái tôi chủ quan của mình. Tuy nhiên giống như thơ cũ các thi nhân tìm cộng đồng để không cảm thấy cô đơn thì đến Thơ Mới các thi nhân như chìm đắm trong cái tôi ấy nên đã rơi vào bi kịch của sự lạc lõng cô đơn. Xuân Diệu một nhà thơ đầy đủ nhất cũng không tránh khỏi sự tội nghiệp ấy vẫn nhắc đến những cái cô đơn, lạnh lẽo trong thơ mình. Chính vì thế mà Hoài Thanh đã nhận xét rằng: “ chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn mà xôn xao đến thế”. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy lấy ra những ví dụ cụ thể như Cao Bá Nha, Cô Phụ để thấy được cái tôi cô đơn lạc lõng trước dòng đời ấy.  Nỗi buồn Thơ Mới được thể hiện như một bi kịch ngấm ngầm nhưng chính trong nỗi buồn kia ta lại thấy được những phong cách nghệ thuật, sáng tác của từng thi nhân. “ Ta hãy thoát lên tiên cùng Thế lữ, ta cùng phươu lưu trong trường tình của Lê Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mạc Tử, ta đắm say cùng Xuân Diệu nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng lại tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ, ta ngẩn ngơ trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

Từ bi kịch ấy nhà phê bình nêu lên giải pháp để cho những thi nhân của chúng ta tránh khỏi những cô đơn bi kịch ấy. Những bi kịch ấy họ gửi vào cả thơ văn “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ qua đã chia sẻ buồn vui với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu thơ văn”. Chính những ngôn ngữ đã góp phần chia sẻ những nỗi cô đơn kia.

Như vậy qua bài tiểu luận này ta thấy được những nhận xét quý báu của nhà phê bình Hoài Thanh với phong trào Thơ Mới. Tinh thần chủ yêu của Thơ Mới chính là cái “tôi”, là chủ nghĩa cá nhân. Bài tiểu luận có kết cấu khoa học, logic đã cho chúng ta thấy được những cái hay và những bi kịch của nhà thơ cũng như Thơ Mới.

0