24/05/2017, 14:09

Bài văn cảm nhận về truyện Thánh Gióng lớp 6

Cam nhan ve truyen thanh giong – Đề bài: Em đã từng được bà, bố, mẹ hay cô giáo kể về chú bé thánh gióng đánh đuổi giặc Ân như thế nào. Hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về truyện Thánh Gióng của em. Là những người con của đất nước Việt Nam, chúng ta ai cũng đều biết về câu chuyện Thánh Gióng, ...

Cam nhan ve truyen thanh giong – Đề bài: Em đã từng được bà, bố, mẹ hay cô giáo kể về chú bé thánh gióng đánh đuổi giặc Ân như thế nào. Hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về truyện Thánh Gióng của em. Là những người con của đất nước Việt Nam, chúng ta ai cũng đều biết về câu chuyện Thánh Gióng, câu chuyện nói lên lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc mà qua hàng nghìn năm, niềm tin ấy chưa bao giờ phai mờ. Những chi tiết trong truyện đều được làm nổi bật những hình ...

– Đề bài: Em đã từng được bà, bố, mẹ hay cô giáo kể về chú bé thánh gióng đánh đuổi giặc Ân như thế nào. Hãy viết bài văn nêu Cảm nhận về truyện Thánh Gióng của em.

Là những người con của đất nước Việt Nam, chúng ta ai cũng đều biết về câu chuyện Thánh Gióng, câu chuyện nói lên lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc mà qua hàng nghìn năm, niềm tin ấy chưa bao giờ phai mờ. Những chi tiết trong truyện đều được làm nổi bật những hình ảnh của vị anh hùng dân tộc trong những thời kì kháng chiến chống quân xâm lược.

Câu chuyện bắt đầu là khi đất nước Văn Lang luôn bị giặc Ân xâm lược. Quan dân ta dã tìm mọi  cách để chống lại nhưng vẫn không có tác dụng. Không còn cách nào khác, nhà vua đã phải ban lệnh cho những ai muốn đứng lên đi đánh giặc hay có những ý tưởng chống quân xâm lược. Và trong lúc ấy, ở một làng nọ có một đứa bé được sinh ra nhưng đã ba năm rồi mà đứa bé vẫn không thể cất lên được tiếng nói. Đứa bé vẫn luôn nằm trong nôi mà không biết làm gì hết. Thế nhưng khi nghe tới tiếng rao của những sứ giả đi tìm người đứng lên chống quân xâm lược thì kì lạ thay, đưa bé bỗng cất tiếng gọi mẹ, câu đầu tiên, đứa bé đã nói:” mẹ gọi sứ giả vào đây cho con”. Vô cùng bất ngờ nhưng người mẹ vẫn đi gọi người sứ giả cho con. Người sứ giả vào thấy trước mặt mình là hình ảnh của một đứa bé thì rất bất ngờ. Những đứa bé đó đã nói những yêu cầu của mình: một chiếc nón ắt, một áo giáp sắt, một con ngựa sắt cho ta cầm quân đánh giặc. thế là bắt đầu từ ngày ấy, những hiện tượng lạ đã xảy ra. Ngày ngày, đứa bé ăn không biết no, cơm thổi bao nhiêu thì đứa bé ăn hết bấy nhiêu. Thậm chí người mẹ không còn khả năng để nuôi đứa bé nữa thì những người dân xung quanh ấy đã cùng nhau gom góp thổi cơm cho đứa trẻ ấy ăn. Và thật kì lạ chỉ sau có ba ngày mà đứa bé đã lớn nhanh như thổi và trở thành một người thanh niên khỏe mạnh.

Đúng hạn, nhà vua sai người mang những gì mà đứa bé cần thì những đồ mà sứ giả mang tới đều vừa vặn với người của thanh niên đó. Người thanh niên vươn vai, thể hiện ở một vóc dáng cơ bắp và lập tức nhảy lên lưng ngựa. Chú ngựa hí vang và Gióng đã xông vào đánh giặc. Với khí thế hiên ngang, lũ giặc đã chết như ngả rạ. chính bởi vì vậy mà lũ giặc nhanh chóng phải chạy trốn ra khỏi bờ cõi của nước ta. Chúng xông vào bao nhiêu thì chết bậy nhiều. bỗng nhiên, cây gậy sắt của Gióng bị gãy và lập tức, bằng mưu trí của mình, Gióng đã nhanh chóng nhổ những bụi tre ven đường và dùng chính những cây tre đó để đánh vào quân giặc. Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn thì chúng đã bị đáng tan ra khỏi bờ cõi của dân tộc. Khi đất nước đã sạch bóng quân thù thì Gióng đã bỏ lại bộ quần áo giáp của mình và bay lên bầu trời cùng ngựa của mình. Tuy đã vất vả chống lại quân xâm lược nhưng Gióng lại không hề mong được hưởng những vinh hoa phú quý mà chỉ bỏ lại tất cả và cùng với con ngựa của mình cùng nhau bay lên trời. Và nhờ những công lao của mình mà Gióng được tất cả những người dân đều cùng nhau tưởng niệm tới những công lao của mình. Những công lao to lớn của người đã được nhân dân ghi nhớ bằng cách đó là lập ra đền Gióng tại Sóc Sơn, hà nội ngày nay. Và nhà vua đã chính thức phong ông làm Phù Đổng Thiên Vương. Ngày nay, nếu như những ai còn đi qua nơi đây thì có thể thấy được có rất nhiều những ao hồ nhỏ, mọi người đều nói rằng đó chính là những gốc tre mà Gióng đã nhổ để đánh giặc.

cam nghi ve truyen thanh giong

Hình ảnh của Thánh gióng là một trong những hình ảnh tự hào của nhân dân ta về những đức tính rất đáng tự hào và cũng bao hàm trong đó tình cảm yêu thương đất nước. Đó cũng là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta về truyền thống đánh giặc. những truyền thống ấy mãi mãi tốt đẹp tạo ra những giá trị của dân tộc và là những tấm gương cho con cháu noi theo và học tập Qua đây, chúng ta cũng cần phải có lòng biết ơn đối với những gì mà những thế hệ đi trước đã mang tới cho chúng ta. Để bây giờ chúng ta vẫn nhớ mãi về những gì mà những người đi trước đã tạo ra cho thế hệ đi sau và hình ảnh cua Thánh Gióng vẫn còn đọng lại mãi mãi trong lòng của những người dân Việt Nam.

Ẩn náu ba năm Phù Đổng đây
Kinh thiên động địa đợi mong ngày
Diệt thù cướp nước vung roi sắt
Thiêu giặc cứu dân cưỡi ngựa bay
Lạc Việt mừng vui yên bờ cõi
Bầy Ân khiếp đảm sợ nơi này
Đỉnh Sơn thông réo chào đưa tiễn
Thánh Gióng về trời rẽ gió mây

Không chỉ bây giờ và mai sau, Thánh Gióng sẽ mãi là một trong những hình tượng của dân tộc ta bởi những đức tính và truyền thống cao đẹp của dân tộc.

0