24/05/2017, 14:09

Phân tích cái hay cái đẹp trong Thơ duyên của Xuân Diệu

Đề bài: Phân tích cái hay cái đẹp trong Thơ duyên của Xuân Diệu. Trong phong trào thơ mới ta không những được thoát lên tiên với Thế Lữ, điên cuồng với Hàn Mạc Tử, phiêu liêu với trường tình của Lưu Trọng Lư mà ta còn được say đắm trong thơ Xuân Diệu nữa. Nhà thơ ấy yêu đời đến cuống quýt cuồng ...

Đề bài: Phân tích cái hay cái đẹp trong Thơ duyên của Xuân Diệu. Trong phong trào thơ mới ta không những được thoát lên tiên với Thế Lữ, điên cuồng với Hàn Mạc Tử, phiêu liêu với trường tình của Lưu Trọng Lư mà ta còn được say đắm trong thơ Xuân Diệu nữa. Nhà thơ ấy yêu đời đến cuống quýt cuồng nhiệt, chính vì thế mà những tác phẩm thơ của ông thường mang đến tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Đặc biệt trong những bài thơ ấy ta ấn tượng với bài thơ duyên. Ấn tượng ...

Đề bài: .

Trong phong trào thơ mới ta không những được thoát lên tiên với Thế Lữ, điên cuồng với Hàn Mạc Tử, phiêu liêu với trường tình của Lưu Trọng Lư mà ta còn được say đắm trong thơ Xuân Diệu nữa. Nhà thơ ấy yêu đời đến cuống quýt cuồng nhiệt, chính vì thế mà những tác phẩm thơ của ông thường mang đến tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Đặc biệt trong những bài thơ ấy ta ấn tượng với bài thơ duyên. Ấn tượng đến nỗi mà càng đọc càng thấy cái hay và cái đẹp của bài thơ.

Không giống với bài thơ đây mùa thu tới mà với bài thơ thu này người ta chỉ cảm nhận được cái nhẹ nhàng dịu dàng của thu chứ không hề mang một nỗi buồn phảng phất nào cả. Cái hay cái đẹp có thể cũng thể hiện rất rõ trong chính nhan đề của tác phẩm. Duyên kia chứ không phải là tình. Nhà thơ không nói là thơ tình mà lại là duyên. Duyên là cái để hai người gặp nhau yêu nhau thương nhau. Duyên là sự ngẫu nhiên mà dẫn đến sự gắn bó trong tình cảm. Thơ duyên chứ không phải thơ tình bởi nhà thơ không đơn thuần nói về tình yêu đôi lứa mà cái duyên ở đây còn mang nghĩa rộng hơn. Đó là cái duyên của thiên nhiên với thiên nhiên. Của thiên nhiên với con người, duyên của con người với con người. Trong bài thơ này cảm hứng của tác giả có thể là bắt nguồn từ tình yêu nhưng nó chỉ là điểm nhìn để từ đó phát hiện ra bao mối tơ duyên hòa hợp, phát hiện ra thế giới của hòa điệu và giao cảm. Đó là sự hòa điệu của thiên nhiên và sự hòa điệu của con người.

Cái hay và cái đẹp trong bài thơ được thể hiện trước hết ở khổ thơ thứ nhất. Trong khổ thơ này ta cảm nhận được cảnh mùa thu tươi tắn:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên.
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền. ”

Cái hay, cái đẹp chính là cái duyên của thiên nhiên ở đây. Buổi chiều ấy hòa thơ trên những nhánh cây duyên kia. Phải chăng xuất phát từ điểm nhìn của tình yêu đối lứa cho nên thiên nhiên nơi đây cũng mang một cái duyên nào đó. Chắc phải là duyên tình. Chính những nét ấy đã làm nên cái thơ mộng trữ tình của thiên nhiên cảnh vật nơi đây. Cây me thì ríu rít những cặp chim chuyền cành. Đến chim kia cũng có đôi có cặp. Và hình như nhà thơ đang cảm thấy những con chim ấy chính là kết quả của chữ duyên kia. Chính duyên số đã đưa chúng lại gần nhau hơn và làm đẹp hơn cái duyên của thiên nhiên mùa thu ấy. màu trời kia như ai đổ lên những màu xanh ngọc qua muôn lá. Mùa thu đến nơi nơi trong tiếng huyền. Mỗi mùa có một tiếng tiêng, nếu mùa xuân thì thầm hoa lá, nếu màu hạ tưng bừng với những âm thanh rộn rã của tiếng ve, nếu mùa đông có tiếng gió rít lạnh lẽo thì mùa thu chọn cho mình âm thanh của tiếng lá rơi xào xạc huyền ảo êm tai. Đó phải chăng là tiếng nhạc, tiếng đàn du dương như ru người ta vào những mộng mị. Chính những điều đó là cảnh đẹp của thiên nhiên, còn cái hay lại chính là cái duyên của trời đất.

phan tich cai dep trong tho duyen cua xuan dieu

Như vậy ngay chính trong khổ thơ đầu thì cái đẹp cái hay của thơ duyên, của duyên thiên nhiên đã hiện ra trước mắt chúng ta. Cái màu sắc, âm thanh, hình ảnh của mùa thu ấy êm đềm dịu ngọt quá khiến cho những chúng ta như được bước vào một cõi tiên thơ mộng. Nhưng vô cùng ngạc nhiên rằng chính cái tiên cảnh ấy lại là những cái quá đỗi thân quen nơi trần gian này. Và chính qua sự cảm nhận rất thơ cua Xuân Diệu thì điều đó trở nên thật tuyệt vời. Đồng thời qua đây ta cũng không cảm thấy cái buồn của mùa thu ta chỉ thấy cái hay cái đẹp của nó mà thôi.

Nếu như khổ hai thiên nhiên như cây, gió, cặp chim chuyên hòa hợp với nhau làm nên cái duyên của đất trời thì đến khổ thơ thứ hai này cảnh như xui khiến con người “bạn” và “ta” để ý đến nhau:

“Con đường nho nhỏ, gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn.
Lần đầu rung động nỗi thương yêu”

Con đường hiện lên với dáng hình nho nhỏ, gió chiều thì xiêu xiêu. Cái gió ấy không phải là gió thoang thoảng nhẹ nhàng hay phấp phới mà lá cái gió xiêu xiêu. Từ láy ấy như thể hiện được cái đặc biệt của cơn gió mùa thu. Cái sự se lạnh của nó khiến cho con người ta cảm thấy nhẹ nhàng thanh thoát hết cả tâm hồn. Cành cây nào đó lả lả nắng thì trở chiều. Từng câu thơ của Xuân Diệu như thể hiện được hết cái hay cái đẹp của thiên nhiên con người. Không những thế cái hay cái đẹp còn được thể hiện trong chính những câu thơ của Xuân Diệu. Chính cái không gian cảnh vật tuyệt vời ấy đã làm nền cho “ta” để ý đến “ bạn”. và bỗng nỗi rung động bỗng lại ùa vào những yêu thương. Cái hay cái đẹp của thiên nhiên cũng như tình cảm con người ấy đã khiến cho nhà phê bình Hoài Thanh phải cất lên những nhận lời nhận xét. Chính vì lời nhận xét ấy thì có nhiều người đã cho rằng :Nếu thơ duyên không dành được một chốc trong sách giáo khoa, nếu thơ duyên không được ngòi bút tài hoa của Hoài Thanh bình luận chắc ít ai ngó ngàng đến thi phẩm của Xuân Diệu. Tuy nhiên thì sự thật thì có thêm lời bình của Hoài Thanh người ta thêm yêu nó hơn mà thôi. Ở đây ta có thể hiểu rằng con đường nhỏ kia chính là con đường của tình yêu, con đường ấy như đang say cơn gió kia mà chúi đầu vào nũng nịu. Cành hoang thì cũng như có tình ý gì với nắng chiều mà lả lơi tình tứ.

Và khi đến với khổ thơ tiếp theo chúng ta như cảm nhận được một tình yêu đôi lứa có những chàng trai cô gái ấy:

“Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững thững chẳng theo gần,
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần. ”

Trước sự giao hòa của thiên của con người thì lại xuất hiện hình ảnh anh và em nhưng lạ ở chỗ lại có khoảng cách bước xa nhau. Tất cả mọi sự vật của mùa thu hiện lên thật gần gũi thế nhưng sao ở đây lại có khoảng cách. Em thi bước điềm nhiên, đó là trạng thái nhẹ nhàng, không một chút bận lòng nào. Còn nhân vật anh thì lại đi lững thững thơ thẩn. Như kiểu cả hai người đi mà chẳng để ý người còn lại. Mặc dù bề ngoài họ vô tâm thế nhưng cái duyên không nằm ở khoảng cách ấy. Bởi họ đang đi trong một khu vườn tình ái vì thế cho nên họ giống như những cặp vần đứng sát lại gần nhau. Thiên nhiên giống như một khúc nhạc đệm làm nên bản tình ca đắm say cho con người. Chính vì thế mà những người trẻ tuổi thương yêu nhau từ cái vô tâm cho đến cái hữu tình. Nói là một cặp vần nhưng chúng ta như biết được rằng đó chính là một cặp tình nhân yêu đương. Đó chẳng phải là cái hay cái đẹp hay sao?

Hình ảnh thiên nhiên đẹp lại hiện lên những cánh cò, áng mây, loài chim nào đó:

“Mây biếc về đâu bay gấp gấp,
Con cò trên ruộng cánh phân vân,
Chim nghe trời rộng dang thêm cánh,
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần. ”

Thiên nhiên màu thu không còn buồn thiu nhẹ nhàng mà nó trở nên gấp gáp. Dường như Xuân Diệu lúc nào cũng gấp gáp vì thế cho nên mùa thu vốn nhẹ nhàng mà cũng phải gấp gáp theo nhà thơ. Mây bay đi gấp gáp, con cò trên đồng ruộng ấy thì phân vân. Cò như được nhân hóa, nó phân vân điều gì?. Chim trên khoảng không ấy dang rộng đôi cánh mà bay. Hoa thì lạnh chiều thưa sương bắt đầu xuống. Qua những hình ảnh ấy ta dường như cảm nhận được buổi chiều thu đang dần chuyển sang tối. Những thiên nhiên cảnh vật như được nhân hóa có tâm trạng, biết phân vân, gấp gáp bay đi.

Đến với khổ thơ cuối cùng thì con người lại hiện lên với những tình cảm tốt đẹp:

“Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy
Lòng anh thôi đã cưới lòng em. ”

Bước thu êm là sự cảm nhận tinh tế của cảnh thu và tình thu. Nó tuy tĩnh lặng nhưng lại không có sức cảm hóa vạn vật xung quanh. Cái êm ấy làm cho tình cứ đến mà không cần phải gạ gẫm gì. Chiều hôm ấy ngẩn ngơ trong cảnh đẹp hay chính là lòng người đang ngẩn ngơ. Phải chẳng cảnh và con người đang xúc động và đang một thoáng mộng tưởng mơ hồ xa xôi. Đặc biệt là câu thơ cuối rất hay bởi ở đây có sự “cưới lòng”. Cái này chưa ai từng nghe thấy thé mà ở đây Xuân Diệu lại nói như thế. Hai chữ ấy như thể hiện được cái đính hôn tình cảm bí mật không cho người kia biết. Trong lòng thì đã thích nhưng mặt ngoài vẫn còn e thẹn.

Như vậy qua bài thơ ta không chỉ thấy cái hay cái đẹp trong những câu từ ngôn chữ hay nghệ thuật thơ ca của Xuân Diệu mà ta còn cảm nhận được cái cảnh và cái tình trong đó. Cảnh thu vốn rất buồn thế nhưng ở đây thì lại không hề buồn. Nó cứ mang cái sự nhẹ nhàng dịu ngọt ấy đến cho mỗi người cảm nhận. Và tình cảm con người cũng như được phát triển trong chính cảnh thu ấy.

0