06/06/2017, 19:44

Phân tích bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh

Đề bài: Phân tích bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh Hướng dẫn 1. Công việc đập đá ở Côn Lôn là một công việc lao động cường bức khố sai hết sức nặng nhọc: trên hòn đảo trơ trọi, giừa nắng gió biến khơi. Trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày phải làm công việc lao ...

Đề bài: Phân tích bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh Hướng dẫn 1. Công việc đập đá ở Côn Lôn là một công việc lao động cường bức khố sai hết sức nặng nhọc: trên hòn đảo trơ trọi, giừa nắng gió biến khơi. Trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày phải làm công việc lao động này cho đến khi kiệt sức và không ít người đà gục ngã. 2. Bốn câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa: + Thế đứng của con người giữa đất trời + Công việc đập đá ở Côn Lôn - Tìm ...

Đề bài: Phân tích bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh

Hướng dẫn

1. Công việc đập đá ở Côn Lôn là một công việc lao động cường bức khố sai hết sức nặng nhọc: trên hòn đảo trơ trọi, giừa nắng gió biến khơi. Trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày phải làm công việc lao động này cho đến khi kiệt sức và không ít người đà gục ngã.

2. Bốn câu thơ đầu có 2 lớp nghĩa:

+ Thế đứng của con người giữa đất trời

+ Công việc đập đá ở Côn Lôn

- Tìm hiếu thế đứng của con người giữa đất trời:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn.

Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định, là khát vọng hành động mãnh liệt. Con người như thế lại đường hoàng “đứng giữa” đất trời Côn Lôn, “đứng giữa” biến rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, sừng sừng! Từ câu thơ toát lên một vẻ đẹp hùng tráng.

Công việc đập đá được miêu tả. Đó là sức mạnh to lớn của con người khổng lồ: khí thế hiên ngang “lừng lẫy” như bước vào một trận chiên đấu mãnh liệt, hành động thì quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “xách búa”, “ra tay”; sức mạnh thật là ghê gớm, gần như thần kì: “làm cho lở núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bề mấy trăm hòn”... Điều thú vị là ở chổ tác giả vẫn bám sát vào công việc thực là dùng búa để khai thác đá từ những hòn núi ngoài Côn Đảo.

-Nhận xét: Đây là khẩu khí của một người xem thường mọi thử thách gian nan, nói về một công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc mà như nói về một công việc chinh phục thiên nhiên dùng mãnh và đầy khí phách của một dũng sĩ thần thoại. Giọng thơ khẩu khí ngang tàng này cũng khá phố biến trong thơ ca truyền thống.

-Kết luận: Tác giả đã khắc họa hình ảnh người tù cách mạng thật ấn tượng, trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vù trụ, đã biến một công việc lao động khố sai thành một cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh thần kì. Và như vậy, bôn câu thơ đầu đả dựng được một tượng đài uy nghi về con người anh hùng với khí phách hiên ngang, lẫm liệt sừng sững giữa đất trời.

3. - Nếu bốn câu thơ đầu là sự miêu tả kết hợp với biểu cảm, thì đến bốn câu thơ cuối này tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Đây là khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, xem thường mọi thử thách gian nan, luôn giữ vừng niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son. Vẽ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc lẫm liệt, oai phong trên đã tạo nên một hình tượng giàu chất sử thi và gây ấn tượng mạnh.

- Cách thức biếu hiện cảm xúc để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã đặt nó trong thế tương quan đối lập với nhừng thử thách lớn lao phải chịu dựng, ở câu 5 - 6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan (tháng ngày, mưa nắng: chỉ những gian nan khổ phải chịu dựng không phải một sớm, một chiều mà dài dặc qua nhiều năm tháng) với sức chịu đựng dẻo dai, bền bi (thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng (càng bến dạ sắt son).

(1 câu 7 - 8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào nhừng năm đầu thố ki XX, một công việc mà không phải ai cùng tin sức người có thế làm được (phân tích hình ảnh bà Nữ Oa đội đá vá trời) với nhừng thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu, được xem như “việc con con” (Sự thực thì bản án mà Phan Châu Trinh đang phải mang và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông đang phai chịu dựng đâu có phải là “việc con con”, có điều, đặt bên cái chí lớn, gan to ấy thì quả nó chẳng có gì đáng phai kể đến).

4. Qua hai bài thơ Cam tác vào nhà ngục Quang Đông và Dập đá ớ Côn Lôn cho chúng ta thấy:

-Cả hai bài thơ đều là khẩu khí của những bậc hào kiệt anh hùng khi sa cơ, lờ bước rơi vào vòng tù ngục.

-Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của họ biểu hiện trước hết ở khí phách ngang tàng lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao có thể đe dọa đến tính mạng. Vẻ đẹp ấy còn biểu hiện ở ý chí chiến đấu và niềm tin không dời đổi vào sự nghiệp của minh (Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp...).

0