16/01/2018, 13:25

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Văn mẫu lớp 11

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Văn mẫu lớp 11 Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Bài số 1 Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nối tiếng sống trong một xã hội coi trọng người Nam hơn người Bắc. Chính điều này đã gây nên ...

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Văn mẫu lớp 11

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Bài số 1

Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nối tiếng sống trong một xã hội coi trọng người Nam hơn người Bắc. Chính điều này đã gây nên nhiều điều bất bình xảy ra trong nhà Nguyễn. Ông là người có bản lĩnh, có cá tính trong cuộc sống thời ấy. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được tác giả làm trong khi đi thi Hội, là thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng, thực hiện ý chí của mình. Nó biểu lộ sự chán ghét cũa một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trẽn đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Plúa bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Mới vào bài thơ ta thấy cụm từ “bãi cát” được lặp lại hai lần: “Bãi cát lại bãi cát dài". Bãi cát ớ đây là hình ảnh được tác giả tả thực gợi lên một không gian khó khăn, dài thăm thẳm. Thông thường chúng ta đi trên cát rất khó, không giống như đi trên đường đất bình thường, chân bước tới cứ bị trượt về sau. Trên bãi cát ấy là một con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó mà xác định phương hướng như đứng ớ bên này nhìn qua bên kia chân trời. Đó không chỉ là ruột con đường thực, mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng cho một con đường xa xôi, mờ mịt. Để tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời thì con người phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ đầy thử thách.

Trên bãi cát ấy có hình ảnh một con người (tác giả), người đi trên bãi cát. Một con người nhỏ bé, lẻ loi, cô độc đi trên một bãi cát rộng, dài bao la, quanh quanh hình ảnh con người ấy. Bước chân của người đi cát rất khó khăn, như giậm chân tại chỗ “Đi một bước như lùi một bước”. Ta thấy được nỗi chán nản, bất mãn của tác giả khi thấy mình hành hạ thân xác để theo đuổi con đường công danh.

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.“

Người đi trên bài cát ở đây lòng ai oán vì con đường công danh của mình mãi chưa tới đích, không đành lòng làm một kẻ “ngủ quên” để có cớ mà rời bỏ đường di.

Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất cả trên dường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?

Tác giả còn nói đến sự cám dỗ của công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi, hình ảnh đó được tác giả minh hoạ bằng những hình ảnh thực tế của cuộc sống là ở đâu có quán rượu ngon người nhậu đều đổ xô đến, có được máy ai tỉnh táo để thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Từ đó tác giả cũng muốn liên tường đến người đọc vấn đề danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm thay đổi lòng người. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô độc của mình. Phải chăng, con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đeo đuổi, chỉ là điều vô ích, chẳng ai thèm để ý, quan tâm. Ông không có người ủng hộ, đồng hành. Niềm xúc động ấy đã đưa tác giả trở về với hiện thực. Điều này chuẩn bị cho kết luận của ông đó là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Nếu đi tiếp thì rất có thể ông cũng chỉ là một trong phường danh lợi mà ông từng khinh miệt, phê phán. Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn của tác giả lúc này. Sự dằn vặt ấy là sự nuối tiếc vì đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đè, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát vậy.

Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại.

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hút khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muốn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?

Nỗi băn khoăn choáng váng lấp đầy tâm hồn. Và lần đầu tiẽn, người đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có nên đi tiếp, hay từ bỏ nó “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt". Nếu đi tiếp, cũng không biết phải đi như thế nào. Bởi vì, “Đường bằng thì mờ mịt – Đường ghê sợ thì nhiều!” vì thế, có lẽ đã đến bước đường cùng? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phù trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.

Tóm lại bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát" được thể hiện theo cách đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi thì lại như một người đối thoại. Thậm chí tác giả còn cho ẩn chủ thể. Mục đích là nhằm có những tâm trạng khác nhau, thái độ khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Bài số 2

Chúng ta biết đến Cao Bá Quát như là ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam, ông không chỉ là người nổi tiếng học giỏi mà còn có  biệt tài viết chữ đẹp nhưng lại gặp nhiều khó khăn trắc trở trong con đường công danh. Ông có nhiều đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam ,đặc biệt qua một số bài thơ tiêu biểu ta cũng thấy được hồn thơ cũng như tâm niệm của tác giả gửi gắm qua những vấn thơ. Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một trong số đó, với ẩn ý bãi cát trải dài đó, hay chính con đường công danh mà nhiều người lúc bấy giờ theo đuổi nhưng mờ mịt, đầy thử thách

Bài thơ được viết khi tác giả có dịp đi qua miền trung, bất chợt thấy những bãi cát đã nảy lên ý tưởng, cảm xúc dâng trào khiến tác giả không cầm lòng được. Mở đầu bài thơ “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát là hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát:
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.”

Những hình ảnh tả thực hiện ra, đó là hình ảnh về những bãi cát nối tiếp nhau, không biết điểm kết thúc, cứ thế miên man. Từ  lại” được tác giả sử dụng như càng thêm sự vô tận của những bãi cát. Chỉ thấy một màu cát trăng , với cái nắng cà còn tạo ra nhiều viễn cảnh mà con người ta có thể tưởng tượng nếu đứng trong hoàn cảnh đó. Câu thơ thứ hai lại càng làm độc giả như chứng kiến những bước chân của chính mình trên bãi cát đó vậy . biện pháp so sánh đã được tác giả sử dụng thật hợp lí ở đây, “ đi một bước như lùi một bước”,bãi cát đó con người cất công đi nhưng càng khó khăn càng mệt nhọc bấy nhiêu. Rồi dù trời đã tối, nhưng lữ khách vẫn đi, nước mắt rơi chính là những nhọc nhằn chứ thể kiềm lại được. Hình ảnh con người lúc đó thật kẻ loi, cô đơn và cũng thật nhỏ bé.

 “Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Bãi cát đó hay chính con đường công danh dù mờ mịt nhưng nhiều người vẫn bị cuốn  vào đó, bất lực trước những điều mà mình không thể chống cự lại được, nên Cao Bá quát chỉ biết trách bản thân, hay chính ông đang lấy cái cớ để tâm trí thoải mái hơn.

“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?”

Nhà thơ chỉ tiếc rằng bản thân mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi,sống một cuộc sống thanh cao, bỏ qua mọi oán hận của thế gian. Dẫu biết con đường công danh là gian nan, là phải “tất tả” ở nơi phường  danh lợi, thế nhưng ông một mực vẫn cứ dấn thân vào, càng đi vào, càng thấy hoang mang, không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Vất vả chính là vì chạy theo công danh,phải cố bước, nó như hơi men, cuốn con người vào đó, cho nên” người say vô số,tỉnh bao người?”. Nhà thơ tỉnh, nhưng rồi tỉnh nhưng vẫn với nỗi băn khoăn không biết con đường này có nên đi tiếp hay không?

Những câu thơ lần nữa lại vang lên như một lời than thở

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát ?”
Người lữ khách trên bãi cát vô tận đó loay hoay, cô độc, chỉ biết hỏi nơi bãi cát vô tri xem phải làm sao với con đường khó khăn này. Đường bằng thì mờ mịt, mà đường gập ghềnh ghê sợ cũng còn nhiều,con đường nào cũng nhiều cạm bẫy. Đường công danh cũng vậy, biết bao chông gai, cạm bẫy luôn rình rập con người ta. Làm thế nào để được sống như mình muốn ,bước đi thỏa nguyện trên con đường ấy đây? Một cảm giác tuyệt vọng, bất lực trào dâng trong lòng người khách độc hành, chỉ biết cất lên khúc hát “đường cùng” để bày tỏ tâm trạng.

Lữ khách chỉ biết nhìn về  bốn bề, nhưng xung quanh người chỉ thấy sóng, thấy núi, chưa có một con đường nào để người lữ khách có thể bước đi cả. Dẫu biết không có một lối đi không một định hướng ràng nhưng làm sao có thể bước tiếp trên một hướng đi mù mịt như vậy? Bãi cát ấy, hay chính con đường mà bao người dấn thân vào ấy, mờ mịt thế,câu thơ cuối như dự báo một điều sẽ xảy ra, đó chính là chắc chắn tác giả sẽ chọn cho mình một hướng đi riêng, chứ mãi mãi như thế cũng không có cách giải quyết.

Bài thơ mang lời tâm sự, nỗi băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn,ông sẽ  không bao giờ cam chịu bó buộc của chế độ phong kiến bất công, đồng thời cũng là báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con người, một thế hệ. Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một thành công của Cao Bá Quát cũng là một bài thơ tiêu biểu thể hiện tâm sự sâu kín của tác giả.

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Bài số 3

Cao Bá Quát nổi tiếng trong lịch sử không chỉ bởi tài văn hay chữ đẹp hơn người. Đương thời và sau này tôn vinh, ngưỡng mộ ông còn bởi nhân cách cao khiết,  khí phách hiên ngang, đặc biệt là tư tưởng tự do, phóng khoáng, hoài bão vượi lên trên những tù túng của thời đại để sống có ích, có nghĩa. Tuy nhiên, sống trong thời kì chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Cao Bá Quát sớm phải mang nỗi bi phẫn của người trí thức ôm ấp nhiều lí tưởng lớn  cao đẹp nhưng cuối cùng thất vọng và bế tắc trên con đường; mình đã lựa chọn. Bài ca ngắn đi trên bãi cát là khúc ca của nỗi niềm bi phẫn ấy.

Để thể hiện tâm trạng cửa mình, tác giả đã xây dựng trong tác phẩm hai hình ảnh giàu ý nghĩa: hình ảnh hãi cát và hình ảnh người đi trên bãi cát. Hình linh bãi cát trong bài trước hết là hình ảnh có thực, nó gắn liền với hành trình vào kinh ứng thí của nhà thơ. Khi đi đọc dải đất miền Trung, Cao Bá Quát đi bao lần nhìn thấy khung cảnh những Cồn cát mênh mông trải dài trong nắng và gió Lào khắc nghiệt, bao lần thấm thìa nối nhọc nhằn khổ ái khi bước đi trên cát. Cảnh đó trở thành một ấn tượng đậm nét trong tâm trí nhà thơ và khi đi vào tác phẩm đã mang một ý nghĩa tượng trưng đặc sắc. Những bãi cát dài mênh mông, bãi cát này nối tiếp bãi bãi cát khác: Bãi cát dài bãi cát dài  đường công danh mờ mịt nhọc nhằn của tác già và của bao trí thức dương thời. Con đường ấy kéo dài tường như vô tận với biết bao chông gai hiểm trở đang chờ dợi người lữ khách. Cùng với hình ảnh – bãi cát, hình ảnh đường ghê sợ ; phía bắc núi bắc, núi muôn trùng; phía nam núi Nam, sóng dạt dào là hình ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát đang mở ra trước mắt nhà thơ.

Gắn liên với hình ảnh bãi cát là hình ảnh người đi trên bãi cát. Bãi cát dài mênh mông, vô tận, người lữ hành mải miết, cặm cụi đi trong mệt mỏi đau khổ.

Đi một bước như lùi một bước

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

Thấm thía cái nhọc nhằn, gian truân, khổ ải của hành trình đi tìm công danh, đặc biệt ý thức về. cái vô nghĩa, phù phiếm của danh lợi, người lữ hành bắt đầu suy ngẫm về con đường mình đã lựa chọn.

Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non, lội suối,giận khôn vơi

Xưa nay, phường danh lợi

Tất tả trên đường đời

Đầu gió hơi men thơm quán rượu

Người say vô số, tỉnh bao người

Nỗi băn khoăn càng lớn khi người đi đường nhận rõ thực tại trước mắt mình :

… Đường bằng mờ mịt

Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít

…..

Phiá bắc núi Bắc, núi muôn trùng

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Nên đi tiếp-hành trình còn dang dở hay dừng lại, từ bỏ nó ? Tính sao đây ? Đi tiếp thì không đành mà dừng lại cũng không được. Nỗi trăn trở cùa nhà thơ đến đây rơi vào bế tắc. Khúc ca cùng đường đã cất lên trong nỗi bi phẫn của một con người đã không thể nào tìm thấy hướng đi như mong muốn giữa cuộc đời mờ mịt. Kết thúc bài thơ là một hình ảnh cũng là một câu hỏi chưa có lời giải đáp : Anh đứng làm chi trên bãi cát ? Người lữ hành sau nhiều day dứt, trăn trờ cuổi cùng vẫn chưa thể có một bước đi dứt khoát nào, đành đứng chôn chân giữa sa mạc cuộc đời.

Hình ảnh bãi cát và người đi trên bãi cát chính là hình ảnh của nhà thơ cũng như bao trí thức đương thời trong những năm tháng đen tối, mờ mịt của chế độ phong kiến. Dẫu có bế tắc, vô vọng song qua nỗi niềm bi phẫn ấy đã cho thấy dấu hiệu rõ nét của một  sự thức tỉnh đáng quý của những kẻ sĩ đương thời trước con đường công danh truyền thống và trước hiện thực xã hội.

Hình ảnh bãi cát và người di trên bãi cát là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa xuất phát từ hiện thực thiên nhiên, hiện thực xã hội và hiện thực tâm trạng của Cao Bá Quát. Những hình ảnh đó không chí góp phần thể hiện những nỗi niềm tâm sự riêng của nhà thơ mà còn phản ánh cảnh ngộ con người một thời, nhiều thời nếu cùng cảnh ngộ. Trong bối cảnh tư tưởng phong kiến buổi mạt kì trùm bóng đen hắc ám của nó xuống tư tưởng con người, bài thơ Bài cơ ngân đi trên hãi cát của Cao Bá Quát thể hiện một sự vận động lớn lao trong tư tưởng nghệ thuật của thời đại.

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Bài số 4

Trong số những nhà thơ tài năng và có bản lĩnh ở thế kỉ XIX, CBQ được tôn thờ là “thánh Quát” (Thần Siêu, thánh Quát). Ông là một nhà thơ lớn, thơ văn của ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng những điều khai sáng có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Và nổi tiếng nhất trong những vần thơ độc đáo ấy của ông là tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca). Được sáng tác trong những lần Cao Bá Quát đi thi hội qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng, bài thơ đã bộc lộ sự chán ghét của nhân vật trữ tình đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn “xuống cấp”, mục nát lúc bấy giờ.

Nổi lên từ đầu bài thơ là hình tượng bãi cát dài nối tiếp tới vô tận với không gian rợn ngợp, hoang vắng tới vô cùng, không biết đâu là điểm đầu, đâu là điểm kết, mở ra một con đường xa tắp nhiều trắc trở và khó nhọc. Xuất hiện trên bãi cát mênh mông đó là bóng một con người nhỏ bé đang bước đi từng bước nặng nề, mệt nhọc. Từng bước chân đi trên cát dường như trở nên vô nghĩa, thời gian đâu có chờ đợi ai bao giờ: “Mặt trời đã lặn, chưa dừng đượcLữ khách trên đường nước mắt rơi”Trong tình thế ấy, trong hoàn cảnh ấy thật không có gì khó khăn, cực khổ hơn: mặt trời đã lặn, bóng đêm đã xuất hiện nhưng người lữ khách vẫn bước đi tất tả mà không dừng lại được. Sự khó nhọc, vất vả giữa cồn cát mênh mông và tâm trạng đau khổ của tác giả như đang bộc lộ hết ra ngoài: nước mắt lã chã rơi. Giọt nước mắt ấy là sự mệt mỏi, căng thẳng, cô đơn, lạc lõng, hoang mang và buồn nản trong sự bế tắc đến cùng cực của nhân vật trữ tình. Bãi cát ở đây ngoài ý nghĩa tả thực còn có ý nghĩa tượng trưng cho con đường đời mịt mờ xa hút đầy chông gai, trắc trở trong xã hội phong kiến o bế, trì trệ mà con người buộc phải dấn thân vào. Ngay cả con người trong cuộc hành trình này cũng mang tính biểu trưng. Đó là con người đi trên con đường đời , đi tìm lí tưởng, mục đích đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời giữa cuộc đời mịt mờ không xác định được phương hướng nhưng không dừng lại được mà vẫn phải bước đi, dù phải bước đi trong bế tắc, vô vọng.

Vì sao đây? Tại sao “anh ta” vẫn phải bước tiếp rên con đường mà biết trước rằng không có đích đến? Vì “anh ta” không học được phép ngủ của ông tiên. Xưa Hạ Hầu Ấn nhắm mắt ngủ say là “nhắm mắt làm ngơ, mặc kệ sự đời, mặc thây kẻ thức” để khỏi nhọc lòng trước những thăng trầm, trắc trở, rước họa vào thân nhưng CBQ thì hoàn toàn khác, nhà thơ đối lập với cuộc đời nhưng không quay lưng với cuộc đời, không những thế vì cuộc đời thêm một lần nữa anh ta khẳng định sẽ tiếp tục dấn thân vào con đường đầy chông gai, nhọc nhằn mà mình đã chọn. Tác giả bán rẻ thời gian và tuổi trẻ của mình chỉ để đi tìm cái đích đến cho con đường mình đang đi, bởi đó là con đường công danh, con đường duy nhất để lập thân thời phong kiến, con đường duy nhất để đấng nam nhi thể hiện tài “kinh bang tế thế” và lí tưởng “tề gia trị quốc bình thiên hạ” giúp nước, giúp đời. Thoạt đầu đọc qua, ta tưởng như sáu câu thơ tiếp từ câu “Không học được ông tiên phép ngủ… “ có vẻ rời rạc với bốn câu thơ đầu, nhưng càng đi sâu ta mới thấy được sự liên kết logic chặt chẽ trong từng ý thơ. Lúc đầu thể hiện tâm sự chán nản của khách, tự giận mình đã phải hành hạ thân xác để theo đuổi công danh và vế sau là sự lí giải cho những suy nghĩ và hành động ấy.

Xưa nay, công danh là lí tưởng đẹp, là cái đích để các kẻ sĩ đương thời hướng tới với mong muốn lập thân, giúp nước, giúp đời; nhưng thời CBQ đã hằn sâu vào trong tư tưởng của ông nhận định về sự biến chất trong xã hội đảo điên vì danh lợi, công danh không còn là lí tưởng đẹp xưa kia nữa mà đã trở thành một thứ có sức cám dỗ ghê gớm giống như một thứ rượu ngon:“Đầu gió hơi men thơm quán rượu – Người say vô số, tỉnh bao người?”Công danh đã biến những người quân tử thành những kẻ ham danh, ham tài, tranh giành, chém giết nhau để mưu cầu lợi ích cá nhân bần tiện của mình; những con người ấy đã quá mê muội mà không có đủ nhận thức để thấy được sự nguy hại của nó. Nói đến đây, tâm trạng nhân vật trữ tình càng nặng nề, sâu lắng hơn, khách đã nhận ra rõ “cái đen”, “cái bẩn” của con đường công danh một khi bị biến tướng nhưng lại không thể dừng chân được. Vì thế sự đau đớn, chán nản được tăng lên gấp bội lần: “Bãi cát dài lại bãi cát dài……Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!”

Trong những câu thơ trên, cách sử dụng nghệ thuật điệp từ của nhà thơ được phát huy đến cao độ, nhấn mạnh vào suy nghĩ của người đọc về một bãi cát, một con đường dài không biết đâu là nơi đến. Và giữa cái không gian bao la, hoang vắng ấy đột ngột xuất hiện một câu hỏi tu từ đầy thắc mắc, lo âu và trăn trở: “Biết tính sao đây?”. Biết tính sao đây khi con đường công danh kia còn mờ mịt, gập ghềnh và chứa đựng biết bao điều đáng sợ. Biết tính sao đây khi tiến lên là đường cùng và lùi lại cũng là đường cùng:“Phía bắc… muôn đợt”Hai câu thơ đã diến tả thật đắc địa tình thế, tâm trạng của người lữ khách khi lâm vào tình cảnh bế tắc, cùng đường, buộc phải chôn chân giữa những cồn cát mênh mông, giữa không gian rợn ngợp, chứa chất muôn vàn những điều nguy hiểm. Và như thế, cũng có nghĩa, con đường đời, con đường công danh mà người lữ khách đang đi cũng đã tới bước đường cùng, không lối thoát. Thật đau đớn khi phải cất lên “khúc cùng đồ” khi trong mình vẫn còn biết bao khát vọng, ước mơ, vẫn còn bao khát khao được đóng góp sức mình để giúp đời, giúp nước. Đọc những câu thơ này, ta thấu hiểu được những cảm xúc thấm đẫm nước mắt của nhà thơ và càng căm giận hơn cái xã hội thối nát, bảo thủ đã kìm kẹp nhân tài, không tạo cơ hội cho họ có điều kiện được giúp nước, giúp đời cho dù họ đã nhận về mình phần thua thiệt. Về cuối bài, mọi cảm giác khó thở trên gần như tan biến khi nhân vật trữ tình đặt câu hỏi “ Anh còn đứng làm chi trên bãi cát”. Câu hỏi đó là gì nếu không phải là một lời thúc giục, giục giã bản thân của nhân vật trữ tình. Giục giã bản thân mình phải dứt khoát đoạn tuyệt với con đường công danh, với con đường cùng, với “cái bẫy” mà mình đang đi cùng bao nỗi băn khoăn, phiền muộn để tìm ra một con đường đi mới có ý nghĩa hơn với cuộc đời. Lời thúc giục ấy cũng cho ta thấy niềm khao khát mãnh liệt, cháy bỏng muốn đổi mới cuộc sống của nhà thơ. Đây là sự khởi đầu mới của một tư tưởng mới đang hình thành trong tâm tưởng của con người giàu lòng yêu nước, thương dân CBQ. Cái tư tưởng ấy dù lúc này mới chỉ bắt đầu mờ nhoà, chưa rõ nét nhưng theo thời gian nó đã được CBQ trả lời dứt khoát khi đứng lên chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn chuyên chế sau này. Đứng dưới lá cờ nghĩa với hai dòng chữ lớn: “Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn – Mục Dã, Minh Điền hữu Võ Thang” (Ở Bình Dương, Bồ Bản không có những ông vua tốt như Nghiêu Thuấn – Thì ở Mục Dã, Minh Điền có những người chống lại như Võ Thang), sinh mạng CBQ có thể mất đi, nhưng nhà thơ có thể mãi kiêu hãnh, tự hào khi đã giải quyết được khối mâu thuẫn lớn đã đè nặng trên cuộc đời mình trong bao nhiêu năm mò mẫm tìm đường mà chưa tìm ra lối thoát.

“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Sa hành đoản ca) được xây dựng với hình tượng thơ độc đáo, mới mẻ, sáng tạo và đa nghĩa vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường công danh khoa cử của triều Nguyễn lúc bấy giờ. Nhịp điệu bài thơ cũng góp phần diễn tả thành công những cảm xúc của nhân vật trữ tình và vào việc thể hiện nội dung, truyền tải tư tưởng của tác giả. Ngày nay, đọc “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, thế hệ trẻ chúng ta càng hiểu thêm và càng tôn kính hơn tấm lòng yêu nước, yêu dân sắc son của CBQ. Nhìn lại quá khứ, chúng ta lại càng tin hơn vào tương lai của đất nước khi với mọi người hai từ công danh đã được trả về đúng với ý nghĩa của nó. Dưới ánh sáng của Đảng, của tư tưởng HCM, những kẻ sĩ, quân tử, những người có đức có tài không còn phải mò mẫm tìm đường bất cứ lúc nào cũng có thể đem tài đức của mình phục vụ nhân dân, đất nước mà không cần phải băn khoăn, do dự. Riêng đối với bản thân, học “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” đã cho em hiểu sâu sắc hơn về hai chữ “công danh”, bài thơ đã giúp em hiểu được làm người phải sống thế nào cho đáng sống. Vì vậy, trong vườn hoa văn học Việt Nam, với em (và có lẽ với nhiều người), “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, mãi mãi là một trong những bông hoa thơ đẹp nhất.

Vũ Hường tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm

  • Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát
  • phân tích bài thơ bài ca ngắn đi trên bãi cát
  • nghị luận bài ca ngắn đi trên bãi cát
  • Bài că ngắn đi trên bãi cát
  • phân tích bài thơ bài ca ngắn đi trên bãi cát để thấy tư tưởng tiến bộ của cao bá quát
  • phân tích bài thơ bài ca ngắn đi trên cát
0