07/02/2018, 22:54

Soạn văn về tác giả Tố Hữu

1.Sơ lược cuộc đời của Tố Hữu Tố Hữu sinh năm 1920 mất năm 2002, tên khai sinh của ông là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ra tại làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thơ văn của Tố Hữu chịu nhiều ảnh hưởng bởi gia đình và quê hương. ...

1.Sơ lược cuộc đời của Tố Hữu

Tố Hữu sinh năm 1920 mất năm 2002, tên khai sinh của ông là Nguyễn Kim Thành. Ông sinh ra tại làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thơ văn của Tố Hữu chịu nhiều ảnh hưởng bởi gia đình và quê hương.

-Mất mẹ từ năm 12 tuổi, đến năm 13 tuổi, Tố Hữu được theo học tại trường Quốc Học. Từ đó, ông được tiếp xúc với tư tưởng Cộng Sản và sớm giác ngộ cách mạng, được kết nạp Đảng năm 19 tuổi. Ông hoạt động cách mạng hăng hái

-Tháng 4 năm 1939, ông bị bắt và bị tra tấn, bị đi đày ở nhiều nhà tù, nhưng vẫn giữ vững chí khí của người chiến sĩ và luôn tìm mọi cách để hoạt động cách mạng.

-Đến năm 1941, Tố Hữu vượt ngục về hoạt động ở Hậu Lộc- Thanh Hóa. Ông tham gia nhiều giai đoạn cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng như Chủ tịch Ủy Ban khởi nghĩa thành phố Huế vào cuộc cách mạng tháng 8, Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa năm 1946, Phó tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn nghệ Việt Nam năm 1963, Bí thư Ban chấp hành Trung ương năm 1976, Ủy Viên chính thức Bộ Chính trị năm 1980, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng năm 1981,…

2. Phong cách thơ ca của Tố Hữu.

-Thơ của Tố Hữu là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị, chủ yếu khai thác cảm hứng từ những gì diễn ra trong quá trình hoạt động cách mạng, hoạt động chính trị.

-Đối với Tố Hữu, muốn sáng tác một bài thơ, ông thương mang cái tình vào bài, luôn cố gắng phấn đầu tư dưỡng tư tưởng không ngừng. Để có thể mang lý tưởng cách mạng thành những cảm hứng nghệ thuật. Đưa từng giai đoạn, từng quá trình lịch sử, từng cuộc đấu tranh giành độc lập thành những đề tài, biến cuộc đời thành văn học.

-Tố Hữu chính là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lý tưởng cộng sản, ông gắn liền thơ ca vào sự giác ngộ lý tưởng cộng sản, gắn quá trình sáng tác gắn với sự lao động của Đảng. Ông luôn cố gắng phấn đấu để xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

-Ông chủ yếu sử dụng các thể thơ thuần dân tộc như thể thơ lục bát, thể thơ thất ngôn,…luôn sử dụng những ngôn ngữ gần gũi nhất với lối nói sinh hoạt của dân tộc, sử dụng những ca từ giàu nhạc điệu quê hương, đất nước

3. Quá trình sáng tác.

-Các tác phẩm thơ ca của Tố Hữu thường phản ánh một chặng đường của cách mạng, nó như hát lên những nhuệ khí, những sự hi sinh, ca ngợi con người và đề cao lý tưởng cách mạng.

-Các tác phẩm tiêu biểu như:

+ Bài thơ Từ ấy sáng tác từ năm 1937 đến 1946 đây là bài thơ nói về chặng đường đầu tiên của Tố Hữu với 10 năm đầu hoạt động cách mạng

+ Tập thơ Việt Bắc từ năm 1947-1954 sáng tác vào thời ký kháng chiến chống Pháp, gồm 2 bài. Đây như một khúc tâm tình của con người trong kháng chiến, thể hiện quyết tâm bảo vệ đất nước đồng thời cũng cho ta thấy cuộc sống vô cùng gian khổ, đau thương trong cuộc chiến này. Đây cũng là bài thơ đánh dấu bước ngoạt phát triển trong thơ của Tố Hữu về giọng điệu và ngôn ngữ mang đậm phong cách mộc mạc dân tộc.

+ Tập thơ Gió lộng sáng tác 1955-1961 đây là bài thơ mạng đậm cái tôi của Tố Hữu, một cái tôi trữ tình.Tập thơ khai thác chủ đề xây dựng chủ nghĩa xã hội và công cuộc đấu tranh chống Mỹ thống nhất đất nước. Bài thơ nói về niềm vui chưa trọn vẹn vì đất nước được giải phóng nhưng vẫn chưa được thống nhất.

Ngoài ra còn có nhiều bài thơ tiêu biểu như bài Người con gái Việt Nam, Trên miền Bắc mùa Xuân, Em ơi….Ba Lan, Ba mươi năm đời ta có Đảng, Tiếng ru, Mẹ Thơm…..

Từ khóa tìm kiếm

  • viết bài văn nghị luận ngắn thuyết minh tố hữu
  • bài nghị luận ngắn về nhà thơ Tố Hữu
  • nghị luận về tác giả tố hữu
  • thuyết minh về tác giả tố hữu
0