07/02/2018, 22:54

Soạn bài Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: – Thanh Thảo tên thật là Hồ Thành Công, ông sinh năm 1946, quê ở Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp khoa Văn của trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội sau đó ông tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Ông là một trong những gương mặt đại diện cho ...

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Thanh Thảo tên thật là  Hồ Thành Công, ông sinh năm 1946, quê ở Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp khoa Văn của trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội sau đó ông tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Ông là một trong những gương mặt đại diện cho thế hệ các nhà thơ trưởng thành của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Năm 2001 ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

– Đặc điểm thơ của ông chuyên thay mặt cho những người tri thức để lên án, phê phán chế độ xã hội cũ những vấn đề của thời đại. Thơ của ông mang một sự cách tân đổi mới, bộc lộ rõ cái tôi nội cảm, mang một sự sáng tạo mới, xóa bỏ được những khuôn khổ, nhịp điêu, cách gieo vần,….

– Tác phẩm chính của ông như: Những người đi tới biển, Dấu chân qua trảng cỏ, Khối vuông ru-bích…

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ:

Đàn ghita của Lorca được rút ra trong  tập “Khối Ru-bích”. Lorca là nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha nhưng đã bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại. Bài thơ kể về câu chuyện của Lorca giàu suy tư và mang màu sắc tượng trưng, siêu thực.

b. Bố cục:

Bài thơ được chia làm 4 phần:

+ Phần 1gồm 6 câu thơ đầu: Hình ảnh Lor-ca, con người và nghệ sĩ cách tân ở  khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha
+ Phần 2 gồm 12 câu thơ: Lor-ca bị hạ sát và nỗi xót xa vì sự dang dở của niềm khát vọng cách tân nghệ thuật.
+ Phần  3 gồm 4 dòng tiếp theo: đây là niềm xót thương và tiếc nuối của Lor-ca và niềm mong muốn được cách tân nghệ thuật nhưng  không ai tiếp tục công việc còn dang dở của ông.
+ Phần  4 gồm 9 dòng cuối: Nổi niềm suy tư được giải thoát và cách giã từ của  Lor-ca.

c. Chủ đề:

Qua tiếng đàn và Lorca ta thấy được  cái chết bi tráng, đột ngột của người nghệ sĩ  đang đấu tranh cho tự do và cách tân nghệ thuật,  và cũng bày tỏ nổi đau xót, tiếc nuối và niềm tin vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lorca.

II. Phân tích:

1. Ý nghĩa tựa đề và lời đề tử.

a. Tựa đề “Đàn ghi ta của Lorca”

Đối với Tây Ban Nha đàn ghi ta chính là niềm tự hào, là hồn của đất nước. Đối với Lor-ca, đàn ghi ta chính là người bạn gắn bó thân thiết với ông, chính là biểu tượng của tình yêu mà ông dành cho đất nước mình, cho con đường nghệ thuật, cho khát vọng mà ông đã phấn đấu cả cuộc đời.

b. Lời đề từ: Chính là lời di chúc của Lorca trước khi chết. Ông mong muốn được chôn với cây đàn như chôn phần hồn chủa đất nước mình, từ đó thấy được tình yêu đất nước nồng nàn. Đây cũng thể hiện cho mong ước suốt đời theo đuổi sự nghiệp.

2. Ý nghĩa tượng trưng qua hệ thống hình ảnh

– Ở Đoạn 1:

+ Lor-ca được giới thiệu là người chịu ảnh hưởng phần nào của trường phái ấn tượng: với tiếng đàn bọt nước – Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt – li-la-li-la-li-la – đi lang thang về ven biển đơn độc – với vầng trăng chếnh choáng – trên yên ngựa mỏi mòn.

+ Sự tương phản hình ảnh cho ta thấy được hình ảnh về Lor-ca, cũng như gợi ta thấy những khung cảnh của một đấu trường. Đây là một đấu trường đặc biệt –là cuộc đấu giữa khát vọng dân chủ của Lor-ca với nền nghệ thuật xưa cũ. Qua đó, ta thấy được hình ảnh đơn độc nhưng tự do..

– Đoạn 2:

+ Một cái chết đầy bất ngờ đến với Lor-ca. Dù đã dự đoán sớm, nhưng nó đến quá sớm. quá nhanh khiến vào lúc con người trong sạch đó không ngờ nhất.

Lor-ca bị hành hình được diễn tả bằng hình ảnh vô cùng thực: “áo choàng bê bết đỏ”, và theo sau đó là những tiếng vỡ âm thanh trở thành như dòng máu chảy: “tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta lá xanh biết mấy”, “tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi ta ròng ròng-máu chảy”.

Đoạn 3:

+ Chính là nỗi niềm xót thương của Lor-ca và nỗi xót tiếc những cách tân nghệ thuật của ông khi  không ai tiếp tục:

Không ai chôn cất tiếng đàn
Tiếng đàn như cỏ mọc hoang
Giọt nước mắt vầng trăng 
Long lanh trong đáy giếng

à  “khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn” đây là lời di chúc đầy xót thương nó khiến người đọc hiểu thông điệp thực sự của bài thơ. Lời di chúc bộc lộ ra một tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật và một tình yêu mãnh liệt với đất nước Tây-Ban-Nha.  Bản di chúc của Lor-ca còn có ý nghĩa sâu xa khác. Chính Lor-ca biết rằng thi ca của mình một ngày nào đó sẽ ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới.
+Thanh Thảo viết “không ai chôn tiếng đàn – tiếng đàn như cỏ mọc hoang…”. Câu thơ là một  nỗi xót thương cái chết của một thiên tài; xót xa cho hành trình cách tân dang dở không chỉ với bản thân Lor-ca mà còn với nền văn chương Tây Ban Nha. Lor-ca đã chết, nghệ thuật vắng đi một người dẫn đường. Nghệ thuật trở thành  cỏ mọc hoang? Không ai thực sự hiểu di chúc của Lor-ca..

– Đoạn 4:

+ Lorca chết nhưng cái chết thật sự là khi khát vọng của ông không ai tiếp tục, nó đau đớn hơn khi cái chết đó trở thành một cản trở cho sự cách tân văn chương đối với những người sau.. 

+ Vậy, hãy để cho Lor-ca có được giải thoát. Đường chỉ tay bé nhỏ, dòng sông rộng mênh mang, hay là phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì vô cùng. Lor-ca sẽ đi vào cõi khác với hình ảnh: “Lor-ca bơi sang ngang-trên chiếc ghi ta màu bạc”.

+ Các hành động: “ném lá bùa”, “ném trái tim vào xoáy nước”, vào cõi “lặng yên” tất cả tượng trưng sự giã từ và giải thoát, chia tay không ràng buộc

3. Yếu tố âm nhạc trong bài thơ:

Bài thơ này ngoài cấu trúc tự sự kết hợp với  cấu trúc nhạc giao hưởng, gợi liên tưởng một khúc điệu trầm ấm, với nhạc nền của ghi ta, có phần nhạc đệm của ghi ta. Với những chum âm thanh vang lên đầy âm vĩ, như phần sau khi phần chính của bản nhạc đã được diễn tấu xong, hoặc khi ca khúc đã dừng lời.

4. Nghệ thuật:

Thành công trong việc sử dụng thủ pháp thơ siêu thực: bài thơ chính một bản nhạc giao hưởng, không có dấu câu, không một hình ảnh ẩn dụ với ngôn ngữ hàm súc giàu sức gợi cảm.

Từ khóa tìm kiếm

  • soạn bài của tác giả tjanj thảo
0