Phân tích bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" số 8 - 10 Bài văn phân tích bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" của Trần Nhân Tông
Trần Nhân Tông( 1258-1308 ) tên thật là Trần Khâm con trưởng của Trần Thánh Tông,là một ông vua yêu nước,anh hùng,nổi tiếng khoan hòa nhân ái đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống mông-nguyên và giành thắng lợi vẻ vang.Ông vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng ...
Trần Nhân Tông( 1258-1308 ) tên thật là Trần Khâm con trưởng của Trần Thánh Tông,là một ông vua yêu nước,anh hùng,nổi tiếng khoan hòa nhân ái đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống mông-nguyên và giành thắng lợi vẻ vang.Ông vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đại phật cuối đời,vào năm 1928 ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử hiện thuộc tỉnh quảng ninh.Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa một nhà thư của thời trần. Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
Các vua thời Trần cho xây ở quê một hành cùng gọi là cung thiên trường để thi thoảng có dịp về nghỉ ngơi.Mỗi dịp về đó nhà vua thường lưu lại,nay còn dữ được vài bài trong đó bài thơ Buổi chều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra là một trong những bài thơ ấy. Mở đầu bài thơ là cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng địch lí ngưu quy tân
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Theo như đoạn thơ viết thì đây là một buổi chiều ở phủ thiên trường. Đây là một khung cảnh vùng quê yên tĩnh như muôn vàn cảnh quê khác lúc chiều tà.Rõ ràng đến từng đường nét: mấy mái nhà tranh thấp thoáng trong làn sương mờ mờ như khói;dăm trẻ mục đồng vắt vẻo trên lưng trâu về chuồng…vài đôi cò trắng chao nghiêng cánh chấp chới liệng xuống đồng… Hai câu thơ đầu:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu tịch dương biên
(Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không)
Đây là cảnh hoàng hôn,sự vật trước xóm,sau thôn chìm dần vào màn sương đang từ từ buông xuống hòa lẫn với những màn khói đang được tỏa ra từ bếp. Trong buổi chiều man mác,mọi vật thấp thoáng ẩn hiện dường như có, dường như không. Một bức tranh quê đầy đủ với những màu sắc quen thuộc của ánh tà dương vàng còn rớt lại trên ngọn tre,của những giọt sương,cánh cò trắng,lúa xanh hòa lẫn với tiếng sáo véo von gợi về một cuộc sống thanh bình mà bao người hằng mong ước sau bao năm binh lửa.
Hình ảnh bài thơ với ngôn từ giản dị,bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng.Bởi vì nhân dân ta phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu,lầm than để giành lại được độc lập chủ quyền,cuộc sống bình yên. Hai câu thơ cuối:
Mục đồng nghịch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền.
(Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng)
Bằng con mắt tinh xảo của mình nhà thơ đã lựa chọn được hai hình ảnh đặc sắc của làng quê lúc chiều tà:trẻ thì ngồi trên lưng trâu thổi sáo rồi dẫn trâu về chuồng đàn cò trắng từng đôi sà xuống cánh đồng đã vắng bóng người. Lời thơ còn thể hiện một cảm xúc kì lạ một niềm vui đang xốn sao rạo rực trong lòng nhà thơ nhìn ngắm những đứa trẻ với nụ cười hồn nhiên của tuổi trẻ và ngắm nhìn những đàn trâu đang nối đuôi nhau về làng,trên cánh đồng lúa xanh từng cặp cò trắng đang chao liệng làm dâng lên trong lòng tác giả một nỗi xuyến xao không tả. Đó cảnh tượng một buổi chiều làng quê được tác giả phác họa qua những vần thơ rất đơn sơ nhưng đậm chất quê nhà,hồn quê.Điều đó cho thấy tác giả cũng là một người con xuất thân từ những làng quê cũng vào sinh ra tử để đánh đuổi bọn giặc ngoại xâm.Dù có địa vị cao trong xã hội nhưng ông vẫn luôn hướng tâm hồn mình về với làng quê.
Bài thơ tuy được tác giả viết cô đọng nhưng phần nào đã được tác giả thể hiện xuất sắc khi viết về cảnh làng quê. Bài thơ tuy được tác giả viết từ rất lâu nhưng cho đến tận bây giờ bài thơ vẫn đi vào lòng người đọc như lẽ ban đầu. Hình ảnh bài thơ với ngôn từ giản dị,bình thường nhưng lại gây xúc động lạ lùng. Bởi vì nhân dân ta phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến tranh xương máu,lầm than để giành lại được độc lập chủ quyền,cuộc sống bình yên.
Cho đến nay nhà thơ đã vượt qua rất nhiều những bài thơ viết về quê hương và trở thành bài thơ gây được nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.Tác phẩm đã gợi được cái hồn cái cốt cũng như con người của làng quê Việt Nam.Bài thơ tuy được tác giả viết cô đọng nhưng phần nầo đã được tác giả thể hiện xuất sắc khi viết về cảnh làng quê.