Phân tích bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" số 3 - 10 Bài văn phân tích bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" của Trần Nhân Tông
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiền Trường trông ra được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong một dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơđã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã, xứng đáng là một bức ...
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiền Trường trông ra được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong một dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơđã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã, xứng đáng là một bức tranh đầy nghệ thuật vẽ cảnh chiều nơi thôn dã.
Cảnh chiều tà từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ, bởi không gian chiều tà thường gợi cho con người nhiều cảm xúc đặc biệt. Bà Huyện Thanh Quan miêu tả cảnh Đèo Ngang vào một buổi chiều tà. Cô gái trong câu ca dao Chiều chiều ra đứng ngõ sau - Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều cũng nhớ mẹ vào thời gian đó. Cảnh chiều tà có khi gợi lên trong tâm hồn thi sĩ nỗi suytư về kiếp người ngắn ngủi, có khi lại gợi lên nỗi niềm nhớ nước, nhớ quê hương, có khi lại gợi lên sự đồng điệu trong tâm hồn thi sĩ với thiên nhiên, cảnh vật.
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra chính là sự giao hòa giữa tâm hồn nhà thơ với cảnh vật nơi miền quê thôn dã. Mở đầu bài thơ, Trần Nhân Tông đã vẽ nên một không gian mờ ảo của cảnh chiều để làm nền cho bức tranh mà nhà vua sắp vẽ: Trước xóm sau thôn tựa khói lồng. Vùng quê trong thôn phía trước và sau đều chìm trong làn sương mờ mờ như khói phủ.
Chính không gian đó làm cho cảnh vật hiện lên trong miền quê trở nên huyền ảo, cho ta cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Chính không gian đó đã tạo cho tác giả một cảm nhận khác lạ: Bóng chiều man mác có dường không. Tác giả nhìn bóng chiều và cảm nhận như nửa có, nửa không, vừa thực, vừa mơ. Không gian và lòng người như hòa quyện vào nhau và tạo ra cảm giác hư ảo khó diễn tả. Đó là một phần của bức tranh phong cảnh hiện ra trong những phần sau.
Hai câu thơ đầu chúng ta chưa thấy bóng dáng con người xuất hiện nên cảnh vật khá tĩnh lặng và đìu hiu. Sự bao la của không gian được tô thêm bởi những mảng khói chiều khiến lòng người như thực, như mơ. Câu thơ tiếp theo mới là thực tại của một miền quê vốn yên bình, vắng lặng: Mục đồng sáo vẳng trâu về hết.
Con người xuất hiện không làm cho không khí bài thơ sinh động hơn. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu với hai tay cầm sáo đang thổi vi vu là hình ảnh thường thấy trong thơ cổ. Quê cũ của nhà vua cũng có nhữnghình ảnh như thế, và tác giả đã rất khéo léo khi đưa hình ảnh này vào trong bài thơ. Hình ảnh mục đồng trên lưng trâu thổi sáo càng làm cho không gian thêm vắng lặng và yên tĩnh chứ không tạo ra một âm thanh nào khác có thể làm thay đổi cảm nhận của tác giả.
Hình ảnh này như một nét chấm phá làm cho bức tranh vốn có hồn, gợi cảm trở nên có hồn và gợi cảm hơn. Hình ảnh những chú bé chăn trâu không hề lẻ loi trong bức tranh mênh mông mà trái lại càng chiếm một vị trí quan trọng, giúp diễn tả hết tâm trạng của tác giả. Bức tranh càng đẹp hơn, gợi cảm hơn khi tác giả “vẽ” vào đó một đôi cò trắng: Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng. Hình ảnh Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng vừa làm tăng thêm sức sống cho bức tranh, vừa gợi nên một khung cảnh thiên nhiên thanh bình, một không khí nhẹ nhàng của miền quê yên tĩnh.
Trần Nhân Tông đã thể hiện sự nhạy cảm trước thiên nhiên, tinh thần yêu thiên nhiên và sông hòa quyện với thiên nhiên qua bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra. Bài thơ đã thể hiện một tâm hồn, một tình cảm cao đẹp của nhà vua. Ông đã chứng tỏ tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương của mình qua bài thơ trên.