25/05/2018, 07:35

Phần mềm tự do

Tổ chức phần mềm tự do (Free Software Foundation - FSF) khuyến nghị sử dụng thuật ngữ "phần mềm tự do" hơn là "phần mềm nguồn mở" vì thuật ngữ này dường như chỉ tập trung vào những vấn đề kỹ thuật của phát triển phần mềm mà rời xa những vấn ...

Tổ chức phần mềm tự do (Free Software Foundation - FSF) khuyến nghị sử dụng thuật ngữ "phần mềm tự do" hơn là "phần mềm nguồn mở" vì thuật ngữ này dường như chỉ tập trung vào những vấn đề kỹ thuật của phát triển phần mềm mà rời xa những vấn đề của người dùng tự do. Trào lưu phần mềm tự do bắt đầu năm 1983 do Richard Stallman khởi xướng để đáp ứng nhu cầu tự do sử dụng các phần mềm theo mục đích cá nhân. Stallman thành lập nên Free Software Foundation vào năm 1985 để đưa ý tưởng về phần mềm tự do của ông vào tổ chức.

Từ năm 1998 trở đi, các khái niệm liên quan đến phần mềm tự do được đưa vào sử dụng. Khái niệm dược dùng nhiều nhất là "phần mềm tự do" hay"software libre", "phần mềm nguồn mở miễn phí" ("FOSS") and "phần mềm nguồn mở, tự do và miễn phí" ("FLOSS"). Trung tâm luật tự do của phần mềm miễn phí "Software Freedom Law Center" được thành lập năm 2005 để bảo vệ và phát triển FLOSS. Trái ngược với phần mềm tự do là "phần mềm độc quyền" hay "phần mềm đóng". Phần mềm thương mại có thể là phần mềm tự do lẫn phần mềm độc quyền, hòan toàn trái hẳn với ý nghĩ "Phần mềm thương mại" có nghĩa là "phần mềm độc quyền". (Một ví dụ điển hình cho phần mềm tự do thương mại là Red Hat Linux.)

"phần mềm miễn phí " lại có nghĩa là phần mềm mà bạn không cần tốn bất kì khoản chi phí nào để sử dụng nó nhưng bản quyền và tác quyền vẫn hòan hoàn thuộc về người sở hữu nó;và nó không có nghĩa là có thể áp dụng reverse engineer, chỉnh sửa, hay tái phân phối.

Vì các phần mềm tự do đa phần lại là những phần mềm có chi phí thấp, có thể hòan toàn miễn phí và tái phân phối rộng rãi, các mô hình hoạt động kinh doanh xoay quanh các phần mềm tự do này chủ yếu hoạt động dựa trên việc tạo thêm giá trị như phát triển ứng dụng, hỗ trợ, đào tạo, thực hiện theo yêu cầu khách hàng, biên dịch, hay cấp chứng chỉ. Trong khi đó thì mô hình kinh doanh của các công ty phần mềm độc quyền lại đi theo một hướng hoàn toàn khác, khách hàng của họ phải chi trả để có thể có quyền sử dụng nó một cách hợp pháp theo một hợp đồng cung cấp bản quyền.

Hiện nay ở Việt Nam có những hội nhóm tham gia các dự án phần mềm tự do ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì chính phủ luôn nỗ lực hướng người dân sử dụng những phần mềm tự do thay cho việc sử dụng các bản lậu của những phần mềm độc quyền một cách rộng rãi như hiện nay. Chúng ta cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ bên ngoài như các công ty cầu nối FOSS Bridge trong lĩnh vực kinh doanh phần mềm tự do. Sự kiện đầu tiên và châm ngòi làm cầu nối cho Việt Nam đến với cộng đồng phần mềm miễn phí ở Châu Á chính là sự kiện GNOME.Asia 2009 do Đặng Hồng Phúc và Mario Behling tổ chức và đã có hơn 1400 người tham gia vào sự kiện kéo dài 3 ngày này. Theo các nhà tổ chức sự kiện thì có khoảng 60% người tham gia sự kiện là nữ giới. Trong năm 2010 FOSSASIA cũng sẽ được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh để nối tiếp sự thành công của sự kiện trước đó.

Richard Stallman, người khởi động cho trào lưu phần mềm tự do.

Trong những năm 50, 60, 70 thì người sử dụng máy tính đã có quyền tự do sử dụng các phần mềm miễn phí. Phần mềm miễn phí được những người sử dụng máy tính chia sẻ miễn phí với nhau và cũng do chính các nhà sản xuất chế tạo máy tính vì họ phấn khởi do có nhiều người đang cùng họ sáng tạo ra những phần mềm làm cho máy tính của họ có ích, không phải là những cục sắt vô dụng. Những tổ chức người tiêu dùng và nhà sản xuất được lập nên để tạo điều kiện cho việc trao đổi phần mềm ví dụ như SHARE. Vào những năm cuối của thập kỉ 60 thì xuất hiện những thay đổi đáng ngại: giá phần mềm tăng lên nhanh chóng, giữa nhà sản xuất phần cứng có cài đặt sẵn và nhà sản xuất phần mềm cũng xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt để mở rộng thị trường vì khi đó phần mềm miễn phí vì chi phí của nó đã nằm trong giá phần cứng.Nhưng việc cài đặt sẵn những phần mềm như vậy lại không đem lại lợi ích gì cho việc bán phần mềm và người sử dụng đôi khi lại không cần những thứ được cài sẵn nên họ không muốn phải chi trả cho những thứ không xài tới. Trong bài "Nước Mỹ và IBM" United States vs. IBM, này 17/1/1969 chính quền đã cho rằng việc cài đặt phần mềm đi kèm phần cứng khi bán ra thị trường là một kiểu cạnh tranh không lành mạnh. Tuy rằng vẫn có nhiều phần mềm là hoàn toàn miễn phí nhưng đa phần vẫn chỉ là những sản phẩm thương mại. Trong suốt quãng thời gian những năm 70 và thời kì đầu những năm 80,nền công nghệ phần mềmbắt đầu sử dụng các tiêu chuẩn về công nghệ (ví dụ như chỉ cho phân phối các phiên bản sử dụng, các bản sao nhị phân binary copies của chương trình máy tính) nhằm ngăn người sử dụng máy tính nghiên cứu và chỉnh sửa các phần mềm. Năm 1980 bộ luật quyền tác giả được mở rộng sang phần mềm máy tính.

Năm 1983, Richard Stallman, là thành viên lâu nămcủa cộng đồng hacker của MIT Artificial Intelligence Laboratory, chính ông cũng đã khởi xướng dự án GNU. Stallman nói rằng ông thấy chán nản vì những tác động thay đổi về văn hóa trong nền công nghiệp máy tính và người dùng máy. Sự phát triển các phần mềm cho hệ điều hành GNU,GNU operating system, bắt đầu từ 1/1984, và Tổ chức phần mềm tự do Free Software Foundation (FSF) được thành lập năm 1985. Ông đã phát triển một định nghĩa riêng cho phần mềm tự dovà khái niệm "copyleft"

Và tiềm năng thương mại của các phần mềm tự do được các công ty lớn nhìn thấy như IBM, Red Hat, và Sun Microsystems. Cũng có rất nhiều công ty không thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin chọn các phần mềm miễn phí để làm các trang web thông tin và thương mại của họ vì chi phí đầu tư thấp và khả năng tự do đóng gói dữ kiện của các phần mềm dạng này. Ngoài ra cũng có những công ty trong các nghành công nghiệp phi phần mềm sử dụng các công nghệ tương tự như công nghệ phát triển phần mềm tự do trong quá trình nghiên cứu và phát triển. Một ví dụ minh chứng là các nhà khoa học cũng luôn mong muốn có một quy trình nghiên cứu tiên tiến hơn những công nghệ hiện tại và đã xuất hiện nhiều thiết bị phần cứng như microchips với giấy phép copyleft (tham khảo dự án OpenCores ). Creative Commons và phong trào văn hóa tự do free culture movement cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi trào lưu phần mềm tự do.

Tất cả các giấy phép cho phần mềm tự do được cấp để đảm bảo cho người sử dụng toàn bộ các quyền lợi trên.tuy nhiên nếu tronmg trường hợp giấy phép không cho phép kết hợp các phần mềm tương thích thì việc tổng hợp hai phần mềm bằng phương thức cộng gộp mã nguồn sẽ bị gây trở ngại trên vấn đề pháp lý của giấy phép. Nhưng việc tổng hợp chương trình không trực tiếp có thể giải quyết vấn đề này.

Phần lớn các phần mềm tự do đều sử có những loại giấy phép nhất định, thông thường là:

* Giấy phép Công cộng GNU

* GNU Lesser General Public License

* Giấy phép BSD

* Giấy phép Công cộng Mozilla

* Giấy phép MIT

* Giấy phép Apache

FSF và and the Open Source Initiative công bố các loại giấy phép đáp ứng theo định nghĩa riêng của họ về phần mềm mở và phần mềm tự do.

* List of FSF approved software licenses

* List of OSI approved software licenses

Danh sách giấy phép của FSF không có nhiều tính bắt buộc: các giấy phép tự do đang có có thể không cần phải được chứng thực bởi FSF, nó có thể là giấy phép mà FSF không biết tới hay không đủ tầm quan trọng để đề cập đến nó, và có nghĩa là chính giấy phép này cũng có thể tự do nằm ngoài danh sách của FSF. Nhưng ngược lại danh sách OSI chỉ đề cập đến các giấy phép đã đăng kí, xem xết và công nhận và tất cả các giấy phép này đều phải đáp đạt tiêu chuẩn định nghĩa của nguồn mở Open Source Definition.

Trường hợp mà một giấy phép đạt chuẩn FSF lại không đạt chuẩn định nghĩa nguồn mở Open Source Definition ít khi xay ra nhưng điều ngược lại thì không hoàn toàn đúng (ví dụ như Netscape Public License dùng cho các phiên bản đầu tiên của Mozilla NASA Open Source Agreement đều là giấy phép được OSI chứng nhận nhưng không liên hệ với FSF)

Giữa các phần mềm độc quyền và phần mềm tự do luôn có sự tranh cãi về tính bảo mật cho máy tính sử dụng phần (security) vấn đề chính xoay quanh security through obscurity. Một kiểm nghiệm định lượng phổ biến trong bảo mật máy tính là sử dụng tính tương đối của lỗ hổng bảo mật được tìm thấy nhưng chưa được vá. Thông thường,những người sử dụng phương pháp này khuyên nên tránh các sản phẩm thiếu các bản sửa lỗi cho lỗ hổng bảo mật được biết, ít nhất là cho đến khi có được mật bản sửa chữa.

Các luật sư cho phần mềm tự do phát biểu rằng phương pháp này áp dụng nghiêng về khả năng xuất hiện nhiều lỗ hổng của phần mềm tự do, vì mã nguồn của chúng luôn mở nên dễ dàng thâm nhập nhưng đồng thời cộng đồng của nó cũng luôn sẵn sàng với những vấn đề sẽ xuất hiện, (This is called "Security Through Public Disclosure" by some) and proprietary software can have undisclosed flaws discoverable by or known to malicious users. As users can analyse and trace the source code, many more people with no commercial constraints can inspect the code and find bugs and loopholes than a corporation would find practicable. User access to the source code makes deploying free software with undesirable hidden spyware functionality far more difficult than for proprietary software.

đóng một vai trò quanm trọng trong sự phát triển của Internet,World Wide Web và các công ty kinh doanh trực tuyến. Các phần mềm tự do cho phép người sử dụng hợp tác tăng cường và cải tiến các chương trình họ sử dụng; phần mềm tự do là một loại hàng hóa công cộng chứ không phải hàng hóa tư nhân(private good). Các công ty hay tổ chức đóng góp vào các phần mềm tự do có thể đổi mới mà không gặp các vấn đề pháp lý về bằng phát minh, sáng chế hay bản quyền sản xuất (cross licensing). (tham khảo thêm tác quyền.)

Một công ty theo mô hình kinh doanh phần mềm tự do có thể thu được lợi nhuận từ các khoản phí phát hành hay các hỗ trợ riêng như sửa chữa thu phí hay các hợp đồng theo yêu cầu khách hàng. Trong khi các công ty bán phần mềm độc quyền lại áp dụng một phương thức kinh doanh khác hẳn và khách hàng của họ phải bỏ tiền ra để mua "giấy phép sử dụng" những phần mềm của họ, nhưng giấy phép sử dụng này chỉ cho họ quyền thay đổi một vài cấu hình có sẵn hay thậm chí không được pép sửa đổi gì. Và thường thì cũng sẽ có những hỗ trợ nhất định kèm theo nhưng đối với đa phần những hỗ trợ khác (đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp) thì luôn phải tốn một khoản tiền lớn, một vài công ty cũng nhận những hợp đồng theo yêu cầu riêng nhưng sản phẩm luôn là sản phẩm độc quyền.

Các phần mềm tự do luôn có chi phí lâu dài thấp hơn các phần mềm độc quyền dù chi phí ban đầu của nó có phải bằng 0 hay không vì mọi thay đổi để phù hợp nhu cầu riêng của từng người sử dụng đều có thể thực hiện bởi nhiều người, có thể do chính người sử dụng thực hiện hay bất kì ai họ thuê... hoàn toàn không giới hạn người sử dụng và cũng không áp chế bất cứ vấn đề pháp lý nào. Nhưng những giới hạn giữa hai tổ chức vẫn có thể có, tùy thuộc vào tình trạng của phần mềm và một số mục đích sử dụng, những thỏa thuận này thường được kí kêt riêng biệt nằm ngoài giấy phép sử dụng. Một báo cáo của Standish Group đã cho thấy rằng từ khi phần mềm tự do dược thị trường chấp nhận doanh thu của những phần mềm độc quyền đã giảm đi một khoản 60 tỉ USD mỗi năm.

0