24/05/2018, 23:02

Phân chia khái niệm

là gì ? là thao tác lôgíc nhằm chỉ ra các khái niệm hẹp hơn ( hạng ) của khái niệm đó ( loại ). Khái niệm đem phân chia ( loại ) gọi là khái niệm bị phân chia. Khái niệm được chỉ ra ( hạng ) gọi là ...

là gì ?

là thao tác lôgíc nhằm chỉ ra các khái niệm hẹp hơn (hạng) của khái niệm đó (loại).

  • Khái niệm đem phân chia (loại) gọi là khái niệm bị phân chia.
  • Khái niệm được chỉ ra (hạng) gọi là khái niệm phân chia hay thành phần phân chia.
  • Thuộc tính dùng để phân chia khái niệm gọi là cơ sở phân chia.

Ví dụ : NGƯỜI thành NGƯỜI DA TRẮNG, NGƯỜI DA ĐEN, NGƯỜI DA ĐỎ, NGƯỜI DA VÀNG dựa vào cơ sở phân chia là MÀU DA.

Lưu ý : khác với phân chia đối tượng thành các bộ phận.

Ví dụ : NGƯỜI bao gồm : ĐẦU, MÌNH, TAY, CHÂN…

Các hình thức phân chia khái niệm.

  • Phân đôi khái niệm.

Phân đôi khái niệm là thao tác lôgíc nhằm chia một khái niệm thành hai khái niệm mâu thuẫn với nhau.

Ví dụ : Giỏi

- Học lực

Không giỏi

Tốt

- Phẩm chất

Không tốt

Phân đôi khái niệm được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống. Đây là cách phân chia giản tiện và dễ dàng, giúp ta nắm được thông tin cơ bản nhưng ngắn gọn nhất , nhanh nhất về đối tượng.

  • theo hạng (phân loại).

theo hạng là thao tác lôgíc căn cứ vào cơ sở phân chia nhất định để chia khái niệm loại thành các hạng sao cho mỗi hạng vẫn giữ được thuộc tính nào đó của loại, nhưng thuộc tính đó lại có chất lượng mới trong mỗi hạng.

Ví dụ : Hình thái kinh tế xã hội dựa trên cơ sở phân chia là kiểu quan hệ sản xuất nhất định, ta được 5 hình thái kinh tế xã hội, nhưng mỗi hình thái kinh tế xã hội lại có chất lượng mới so với hình thái kinh tế xã hội khác.

Các qui tắc phân chia khái niệm.

  • Qui tắc 1 : Phân chia phải nhất quán.

Nghĩa là việc phân chia phải được tiến hành với cùng một thuộc tính, cùng một cơ sở phân chia xác định.

Đương nhiên, cùng một khái niệm, nếu dựa vào những cơ sở phân chia khác nhau thì sẽ được các thành phần phân chia khác nhau.

Ví dụ : NGƯỜI.

Như vậy, qui tắc này yêu cầu khi phân chia khái niệm không được cùng một lúc dựa vào những cơ sở khác nhau để phân chia.

Ví dụ : Chia khái niệm Người thành Người da đen, Người da trắng và người châu Á là vi phạm qui tắc trên.

  • Qui tắc 2 : Phân chia phải liên lục.

Nghĩa là việc phân chia phải theo tuần tự, không được vượt cấp, thành phần chia phải là khái niệm hạng gần nhất của khái niệm bị phân chia (loại).

Ví dụ : Phân chia :

(Theo Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà nội 1983)

  • Qui tắc 3 : Phân chia phải cân đối.

Nghĩa là ngoại diên của khái niệm bị phân chia phải đúng bằng tổng ngoại diên của các khái niệm phân chia, không được trùng lắp hoặc bỏ sót.

Ví dụ :

Hình thang thường (1)

Phân chia HÌNH THANG Hình thang vuông (2)

(A) Hình thang cân (3)

Cách phân chia trên đây là cân đối vì tổng ngoại diên của ba khái niệm 1 + 2 + 3 đúng bằng ngoại diên của khái niệm A.

Ví dụ : Sau đây cho thấy phân chia không cân đối :

Kim loại kiềm

Kim loại

Kim loại kiềm thổ

Vì ngoài kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ còn có các kim loại khác.

  • Qui tắc 4 : Phân chia phải tránh trùng lắp.

Nghĩa là các thành phần phân chia là những khái niệm tách rời, ngoại diên của chúng không được trùng lắp.

Ví dụ : Động vật bao gồm động vật có xương sống, động vật không xương sống và động vật có vú.

29Sự phân chia này trùng lặp vì động vật có xương sống bao hàm động vật có vú, ngoại diên của động vật có vú nằm trong ngoại diên của động vật có xương sống.

0