24/05/2018, 23:01

Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất thường có nhiều chủng loại. Nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất. Vì vậy hạch toán chi tiết nguyên vật liệu đòi hỏi phải đảm bảo theo dõi tình hình biến động của từng danh điểm ...

Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất thường có nhiều chủng loại. Nếu thiếu một loại nào đó có thể gây ra ngừng sản xuất. Vì vậy hạch toán chi tiết nguyên vật liệu đòi hỏi phải đảm bảo theo dõi tình hình biến động của từng danh điểm nguyên vật liệu, phải phản ánh cả về số lượng, giá trị, chất lượng của từng danh điểm theo từng kho và từng người phụ trách vật chất.

Để đảm bảo thuận tiện và tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý nguyên vật liệu về mặt hạch toán nguyên vật liệu cả về số lượng và giá trị, các doanh nghiệp cần phải hình thành nên sổ danh điểm nguyên vật liệu. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, quy cách, mã hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm NVL.

Trong thực tế công tác kế toán ở nước ta, có thể sử dụng một trong ba phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, đó là:

- Phương pháp thẻ song song.

- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

- Phương pháp sổ số dư.

Phương pháp thẻ song song

Điều kiện áp dụng: Chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có ít danh điểm nguyên vật liệu, khối lượng chứng từ xuất vật liệu ít, không thường xuyên, trình độ chuyên môn của kế toán không cao.

Tại kho: Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập- xuất vật liệu để ghi vào thẻ kho. Thẻ kho được mở theo từng danh điểm nguyên vật liệu.

Tại phòng kế toán: Kế toán vật liệu dựa vào chứng từ nhập - xuất NVL để ghi số lượng và tính thành tiền NVL nhập- xuất vào “Sổ kế toán chi tiết vật liệu” (mở tương ứng với thẻ kho). Sổ này giống như thẻ kho chỉ khác có thêm các giá trị vật liệu. Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với thẻ kho tương ứng đồng thời từ sổ kế toán chi tiết NVL kế toán lấy số liệu vào bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn NVL theo từng danh điểm NVL để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp NVL.

Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song:

Ưu điểm: đơn giản trong ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập- xuất- tồn của từng danh điểm nguyên vật liệu kịp thời, chính xác, thích hợp với việc sử dụng máy tính.

Nhược đim: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lắp về số lượng. Hạn chế việc kiểm tra của kế toán do chỉ đối chiếu vào cuối tháng

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:

Ở kho: được ghi chép giống phương pháp thẻ song song.

Ở phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển NVL theo từng kho. Cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập- xuất- theo từng danh điểm NVL và theo từng kho kế toán lập bảng kê nhập NVL, bảng kê xuất NVL, dựa vào các bảng kê này để ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển vào cuối kỳ. Khi nhận được thẻ kho, kế toán NVL tiến hành đối chiếu giữa thẻ kho với sổ đối chiếu luân chuyển, đồng thời từ sổ đối chiếu luân chuyển vào bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn vật liệu và đồng thời đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp về vật liệu.

Sơ đồ hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

Ưu điềm: giảm nhẹ việc ghi chép của kế toán, tránh sự trùng lắp.

Nhược điểm: Việc kiểm tra giữa kho và phòng kế toán chỉ tiến hành vào cuối tháng nên trong trường hợp số lượng chứng từ nhập, xuất vật liệu của từng danh điểm vật liệu khá lớn thì công việc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các khâu kế toán khác.

Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có nhiều danh điểm nguyên vật liệu nhưng số lượng chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu không nhiều

Phương pháp sổ số dư:

Điều kiện áp dụng: đối với doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL, số lượng chứng từ nhập- xuất của mỗi loại nhiều xây dựng thành hệ thống danh điểm nguyên vật liệu, dùng giá hạch toán để để hàng ngày nắm được tình hình xuất, nhập, tồn, yêu cầu trình độ kế toán tương đối cao.

Ở kho: thủ kho ghi vào thẻ kho giống như các phương pháp trên. Ngoài ra thủ kho còn phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập- xuất phát sinh theo từng danh điểm nguyên vật liệu. Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ và chuyển cho kế toán kèm theo các chứng từ nhập, xuất vật liệu. Thủ kho phải phản ánh số lượng vật liệu tồn cuối tháng theo từng danh điểm nguyên vật liệu vào sổ số dư. Sổ này được kế toán mở cho từng kho và dùng cho cả năm. Trước ngày cuối tháng, kế toán đưa sổ số dư cho thủ kho để ghi vào sổ. Ghi xong thủ kho gửi về phòng kế toán để kiểm tra và tính thành tiền theo giá hạch toán.

Ở phòng kế toán: kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm NVL được tổng hợp từ các chứng từ nhập- xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các kho theo định kỳ 3, 5 hoặc 10 ngày kèm theo phiếu giao nhận chứng từ và dựa vào giá hạch toán để tính thành tiền NVL nhập- xuất theo từng danh điểm NVL từ đó ghi vào bảng luỹ kế nhập- khẩu NVL (lập theo từng danh điểm NVL). Cuối kỳ tính tiền trên sổ số dư do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn kho ở sổ sách với bảng luỹ kế nhập- xuất- tồn. Từ bảng lũy kế nhập- xuất- tồn, kế toán vào bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn NVL để đối chiếu với kế toán tổng hợp về NVL.

Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư.

HẠCH TOÁN CHI TIẾT NVL THEO PHƯƠNG PHÁP SỔ SỐ DƯ.

Ưu điểm: không trùng lặp, ghi sổ thường xuyên, không bị dồn vào cuối kỳ

Nhượcđiểm: kiểm tra, đối chiếu và phát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn.

0