24/05/2018, 22:28

Phân bổ tài chính công cho phát triển xã hội: Thực trạng và vấn đề

Tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội (bao hàm cả sự công bằng xã hội), là hai mặt của một vấn đề - vấn đề phát triển bền vững. Vì thế, mọi quốc gia đều đặt vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội như là ...

Tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội (bao hàm cả sự công bằng xã hội), là hai mặt của một vấn đề - vấn đề phát triển bền vững. Vì thế, mọi quốc gia đều đặt vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội như là một vấn đề quan trọng trên con đường phát triển kinh tế - xã hội của mình.

Tuy nhiên, trong phạm vi của vấn đề đang bàn - vấn đề phân bổ tài chính cho phát triển xã hội - bài viết này chỉ bàn đến thực trạng và vấn đề của sự phân bổ tài chính công cho sự phát triển xã hội Việt Nam mà không bàn đến các mối quan hệ rộng lớn phức tạp giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Tài chính công trong bài viết này được xem như là nguồn vốn tài chính có nguồn gốc của Nhà nước như vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng nhà nước, vốn của các doanh nghiệp nhà nước trong cơ cấu chung về nguồn lực tài chính cho sự phát triển bao gồm vốn của tư nhân và dân cư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn vốn của nhà nước như vừa nêu. Nguồn tài chính công chi cho các dịch vụ xã hội cơ bản còn được tính cả 20 % vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) theo sáng kiến của Hội nghị thượng đỉnh Liên Hiệp quốc về phát triển xã hội họp tại Copenhagen năm 1995.

Phát triển xã hội trong bài viết này được giới hạn trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và xóa đói giảm nghèo.

  1. Thực trạng phân bổ tài chính công cho việc phát triển xã hội ở Việt Nam
  2. Những thách thức đối với việc phân bổ tài chính công cho phát triển kinh tế xã hội

Xem chi tiết tại đây

0