25/05/2018, 08:29

Phạm trù lẽ sống (ý nghĩa cuộc sống)

Lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống là một trong những vấn đề trung tâm của đời sống con người. Có thể xem quan niệm con người về lẽ sống là nền tảng tinh thần của họ. Nó chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng sống của con người hết sức cơ bản như ...

Lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống là một trong những vấn đề trung tâm của đời sống con người. Có thể xem quan niệm con người về lẽ sống là nền tảng tinh thần của họ. Nó chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng sống của con người hết sức cơ bản như lý tưởng, niềm tin, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc, thiện, ác...

Người có lẽ sống tốt đẹp sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Ngược lại, sự khủng hoảng về quan niệm lẽ sống sẽ có thể dẫn con người tới đổ vỡ niềm tin, chao đảo tinh thần, lệch hướng trong cuộc sống, rối loạn trong hành động dẫn tới những hậu quả khó lường.

Do lẽ sống là vấn đề mang bản chất tinh thần sâu xa nhất gắn liền với xã hội và con người, nên nhiều nhà triết học, đạo đức học đã xem lẽ sống là vấn đề vừa có ý nghĩa triết học, vừa có ý nghĩa đạo đức học và là trung tâm khi nghiên cứu con người của mọi thời đại.

Ngay từ thời cổ đại, lẽ sống của con người đã trở thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà triết học. Người đặt vấn đề lẽ sống đầu tiên là nhà triết học cổ đại Epyquya. Ông quan niệm lẽ sống của con người là sự hài hòa với tự nhiên, trong đó con người có một cuộc sống tinh thần thanh thản, yên tĩnh. Do đó, ông cho nguồn gốc của lẽ sống đúng đắn của mỗi người lảơ trí thông minh của họ. Chính trí thông minh giúp con người lựa chọn sự hợp lý và loại bỏ khỏi mình những ảo tưởng, những tham vọng không có căn cứ.

Epyquya đặt câu hỏi con người sống có ý nghĩa là gì? Trả lời câu hỏi này có một số quan niệm khác nhau.

- Quan điểm thứ nhất cho rằng con người sống không có ý nghĩa gì cả. Tiêu biểu cho quan niệm này là các trường phái tôn giáo, duy tâm , chủ nghĩa bi quan lịch sử. Theo họ, con người ra đời đã khổ sở, chẳng có ý nghĩa gì.

- Quan điểm thứ hai cho rằng cuộc sống con người có ý nghĩa, nhưng ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào những quan điểm khác nhau.

Trung Quốc thời cổ đại: Theo Nho giáo thì mẫu người quân tử và lẽ sống “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Mạnh Tử: “giàu sang không đánh mất tâm tính, nghèo nàn không đổi được khí tiết, uy quyền, bạo lực không làm mình nhục chí, như thế mới đáng bậc trượng phu”.

Thời cận đại thì lẽ sống là tìm kiếm tri thức khoa học, đề cao lý trí con người.

Thời hiện đại tư bản chủ nghĩa, lẽ sống là tiền bạc.

- Ý nghĩa cuộc sống? Mỗi con người trong cuộc sống của mình đều trực tiếp hay gián tiếp trả lời câu hỏi này. Thông thường trả lời câu hỏi này có hai thái độ.

+ Tích cực đối với cuộc sống: tức thấy được bản chất con người thì bản chất xã hội là quan trọng,chủ yếu. cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc, khi quán triệt nguyên tắc “mình vì mọi người và mọi người vì mình”. Do đó, nhìn nhận trách nhiệm và hạnh phúc của mình trong mối quan hệ biện chứng với nhau.

+ Tiêu cực với cuộc sống: Thấy mọi giá trị trên đời đều là hư ảo, cuộc sống có ý nghĩa khi thực hiện nghĩa vụ của mình. Hay chỉ thấy lợi ích của mình mà không thấy lợi ích của người khác và xã hội, cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi được thỏa mãn những nhu cầu ham muốn của cá nhân mình như giàu có, danh lợi, vì tiền...

Từ việc lý giải ý nghĩa cuộc sống này mà hình thành nên những ước mơ, khát vọng cần vươn tới gọi là lẽ sống.

Lẽ sống có hai loại:

+ Lẽ sống tầm thường: được nảy sinh và giới hạn bởi những ham muốn cụ thể và ít liên quan đến trách nhiệm của mình đối với người khác và xã hội.

+ Lẽ sống đạo đức: là một quan niệm sống của con người mà nội dung chính là mối quan hệ giữa hạnh phúc và nghĩa vụ. Nói cách khác, lẽ sống đạo đức lẽ sống đạo đức chính là ý nghĩa cuộc sống mà con người tự nhận thức được, tự giác hành động vì một lý tưởng đạo đức cao đẹp dựa trên một quan niệm nhân sinh tiến bộ.

- Lẽ sống đạo đức khác lẽ sống tầm thường ở chỗ con người nhận ra ý nghĩa cuộc sống của mình hướng tới những giá trị đích thực, tự nguyện, tự giác làm điều lợi vì hạnh phúc của xã hội, tự giác sống vì người khác dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều có ý thức giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình. “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũ không khuất phục”.

Vai trò của lẽ sống:

Lẽ sống là phạm trù trung tâm của đạo đức học vì nó quan trọng và quyết định nội dung, tính chất của các phạm trù khác.

- Xác định lẽ sống đúng đắn: tạo thành một lối sống, một quan niệm đúng đắn. Sống để cống hiến cho xã hội, sống vì hạnh phúc người khác “đời yêu ta ta phải hiến cho đời”, nó sẽ thúc đẩy con người hành động tiến lên. Nhân phẩm được đánh giá cao, giữ gìn phẩm chất, danh dự. “Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành”, “làm trai sống trong trời đất phải xứng danh gì với núi sông”.

- Lẽ sống đạo đức sẽ mang lại hạnh phúc chân chính cho xã hội, cá nhân. lẽ sống đúng đắn tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời “thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng). Các vị lãnh tụ đã chọn lẽ sống để cống hiến, mang lại hạnh phúc nhiều nhất cho nhân dân nên trong khó khăn vẫn luôn lạc quan yêu đời.

Quan niệm về lẽ sống của đạo đức học Mác-Lênin:

- Đạo đức học Mác xít khẳng định ý nghĩa cuộc sống của con người trong đời sống hiện thực và xem đó như nền tảng tinh thần của đời sống con người.

- Để có thể giải quyết một cách khoa học nội dung của ý nghĩa cuộc sống con người cần phải xuất phát từ những tiền đề hiện thực, khách quan gắn liền với những hoạt động cơ bản, hoạt động sinh sống của con người.

- Để có thể tồn tại và phát triển, con người và xã hội loài người phải dựa vào lao động sản xuất, lao động là phương thức tồn tại và phát triển xã hội.

Lao động sản xuất còn là động lực, là phương thức hình thành và phát triển hoàn thiện con người cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Lao động sản xuất của con người không chỉ bó hẹp torng một mục đích duy nhất là duy trì sự tồn tại thể xác của họ, mà còn biến bản thân hoạt động ấy thành đối tượng của ý thức và ý chí khiến cho hoạt động ấy trở nên chủ động, sáng tạo và theo quy luật của cái đẹp.

Quá trình lao động sản xuất không chỉ là sự sản xuất các giá trị vật chất, đồng thời còn sản xuất ra các giá trị tinh thần thấm đượm vào các sản phẩm vật chất khiến cho bản thân chúng cũng được thể hiện ra như những giá trị tinh thần xã hội.

Vì vậy, trong quá trình lao động sản xuất và hưởng thụ xã hội để duy trì và phát triển đời sống, con người tìm đối tượng không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần, văn hóa. Cùng với sự phát triển của hoạt động lao động sản xuất với tính xã hội hóa ngày càng cao, chứa đựng hàm lượng trí tuệ ngày càng lớn thì đời sống tinh thần, văn hóa càng có ý ngỹia hết sức quan trọng đối với lao động sản xuất xã hội. Chính vì vậy, lao động sản xuất của con người không chỉ dừng lại ở trình độ kỹ thuật, công cụ mà trên một bình diện cao hơn, nó còn đòi hỏi tìm cho mình một ý nghĩa cho toàn bộ hoạt động đó.

Những hoạt động lao động sản xuất là cốt lõi của toàn bộ hoạt động của con người, là bản chất sâu xa nhất của con người, cho nên ý nghĩa của lao động sản xuất cũng là ý nghĩa cuộc sống con người.

Như vậy, vấn đề ý nghĩa cuộc sống con người là một quá trình phát triển không ngừng bắt nguồn từ hoạt động sống của con người, xét đến cùng là từ lao động sản xuất xã hội.

Lao động sản xuất của con người bao giờ cũng mang tính chất xã hội. Quá trình đó cũng là quá trình phát triển và hoàn thiện con người thông qua sự phát triển các quan hệ xã hội. Vì thế khi xem xét ý nghĩa cuộc sống của con người không thể xem xét nó với ý nghĩa là một con người đơn độc mà phải đặt con người trong xã hội và chỉ có như vậy, ý nghĩa cuộc sống con người mới có tính chất hiện thực.

- Đạo đức mác xít cho rằng quá trình hoạt động sống mà cốt lõi là lao động sản xuất bao giờ cũng mang tính xã hội. Các chủ thể tham gia vào lao động sản xuất xã hội đã tạo nên những giá trị vật chất hoặc tinh thần đóng góp vào thành quả chung của xã hội. Chính những thành quả đó làm cho cuộc sống của các chủ thể hoạt động mang một ý nghĩa xã hội.

Việc các chủ thể lao động sản xuất đóng góp vào xã hội như vậy cũng là sự đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân thành viên trong quá trình lao động sống của mình.

Quá trình lao động đóng góp mang ý nghĩa cống hiến cho xã hội của mỗi cá nhân, mỗi chủ thể hoạt động như vậy chính là thực hiện nghĩa vụ của mình.

Mặt khác, trong quá trình hoạt động sống, các chủ thể không chỉ thực hiện với ý nghĩa cống hiến, đóng góp cho xã hội mà còn làm cho các hoạt động sống trở nên có ý nghĩa với bản thân chủ thể. Đó là sự hoàn thiện năng lực hoạt động, kỷ năng, kỷ xảo nâng cao phẩm chất trí tuệ, làm sâu sắc và phong phú nhận thức, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, cao thượng, tạo ra những nguồn thu nhập nhằm bồi dưỡng, bù đấp phát triển thể chất, tinh thần và cả những phương thức hưởng thụ những thành quả do mình và xã hội sáng tạo ra.

Toàn bộ những ý nghĩa đó đối với chủ thể hoạt động chính là hạnh phúc con người.

Như vậy, ý nghĩa cuộc sống hay lẽ sống của con người là sự thống nhất nghĩa vụ và hạnh phúc thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động xã hội của con người, cho nên lẽ sống đạo đức đó là sống đúng đắn biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và xã hội.

Một điều chú ý là ý nghĩa cuộc sống không phụ thuộc vào thời gian sống mà phụ thuộc vào chất lượng sống, phụ thuộc vào giá trị xã hội trong đó con người được lao động tự giác, sáng tạo và tự do, cống hiến cho xã hội và hưởng thụ sản phẩm mà họ tạo ra. Do đó, con người có thể nhân cuộc sống của mình lên gấp nhiều lần thông qua lao động sáng tạo.

0