Phạm Tiến Duật

Phạm Tiến Duật, tên thật mà cũng là bút danh, sinh ngày 14-1-1941, mất năm 2007. Quê gốc: thị xã Phú Thọ. Tốt nghiệp đại học sư phạm Vãn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ (1965). Mười bốn nãm trong quân đội thêm tám nãm ở Trường Sơn, đoàn vận tải Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm hình bóng của Trường Sơn. Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được, dù hồi đó đã thấy vài người mô phỏng. Khó vì giọng đùa đùa, tinh nghịch, tếu táo nhưng lại đụng vào những miền sâu thẳm của tình cảm con người. Giọng ấy là của một chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa. Điều đáng nói là giọng thơ ấy đã tỏ ra đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó. Kháng chiến chống xâm lược Mỹ là cuộc chiến tranh ác liệt, nhất là ở Trường Sơn. Hy sinh lớn, gian khổ nhiều. Thơ cần phản ánh chân thật thực tiễn ấy, nhưng lại không được gây bi luỵ, xót thương. Cuộc chiến đang cần sự phấn đấu của lòng người. Nhưng cũng không được lên gân, cao giọng hay cắt bớt nét dữ dằn của thực tế chiến tranh. Đây là một thử thách với tất cả các nhà thơ hồi ấy. Nhiều người không vượt được. Phạm Tiến Duật vượt được, trước hết nhờ vào cái giọng đó: Cạnh giếng nước có bom từ trường Em không rửa ngủ ngày chân lấm Ngày em phá nhiều bom nổ chậm Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà. Con gái thế thì đoảng quá: đêm ngủ không rửa chân, nằm mơ thì nói ông ổng. Đây lại là lời kể của cô bạn cùng đơn vị thanh niên xung phong nói với bạn trai của cô gái. Hại thế. Nhưng không, anh bạn nghe lại ứa nước mắt: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa. Thương em, thương em, thương em biết mấy. Trong một câu có tới ba động từ thương. Rửa chân trước khi đi ngủ là quyền lợi của mọi người trên mặt đất. Nhưng ở đây, để đòi được quyền lợi nhỏ bé đó có thể phải đổi cả mạng người. Phá bom là việc làm đối diện với cái chết, không ai nói tài được. Con người có phần tự vệ bản nãng nên phải hồi hộp lo âu. Nhưng vì lý tưởng, ý chí đã vượt lên bản năng, họ làm mà không sợ hãi. Đêm về, ý thức của vỏ não đã bị giấc ngủ ức chế, chỉ còn tiềm thức dưới vỏ não hoạt động, nỗi sợ hãi bản nãng trỗi dậy thành cơn mê hoảng. Đêm đêm mê hoảng nhưng sáng sáng lại ra mặt đường tiếp tục phá bom. Phẩm chất anh hùng cao cả đã thành nếp sống hàng ngày. Chất thơ chân thực, do vậy mà sâu xa, nó kết tinh từ sự từng trải của tác giả, chứ không phải từ thứ chế tạo trên trang giấy để biểu dương tuyên truyền. Giọng thơ Phạm Tiến Duật rất gần với câu nói thường ngày. Câu nói khác câu thơ là không du dương trau chuốt, nó thô mộc như chỉ có nhiệm vụ thông tin. Phạm Tiến Duật dùng chức nãng thông tin ấy mà tạo thơ. Ông đặt thông tin nọ cạnh thông tin kia, như ngẫu nhiên, như có sao nói vậy, không bình luận móc nối gì, mà thành ra tình cảm, ra nghĩa lý sự đời. Bài thơ Công việc hôm nay , viết khoảng nãm 1966-1967, giống như vãn bản tin Thông tấn xã: Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng Về số máy bay rơi và tàu chiến cháy Nha Khí tượng, tin cơn bão tan Bộ Nông nghiệp, tình hình vụ cấy... Trong những tờ trình Thủ tướng ký đọc trong đêm còn có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên. Chính cái chất bản tin ấy đã tạo nên thơ: giữa bao nhiêu việc gấp gáp của đời sống chiến tranh, chúng ta vẫn dành sức lo cho lâu dài (bộ sử). Điều đó không chỉ là sự bình tĩnh mà còn là niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Phạm Tiến Duật muốn để sự kiện tự nói. Ông tinh tế trong quan sát, lại giàu có khi liên tưởng nên mới bắt chi tiết tự nói được như vậy. Với Phạm Tiến Duật, chi tiết nào của đời cũng có thể thành thơ, từ độ cao vật lý bảy trãm mét, một nghìn mét, tám nghìn mét đến dáng vẻ các loài hoa, loài cây, rồi xe không kính, rồi xoong nồi xủng xoảng, rồi nằm ngửa nằm nghiêng... Đây là một bước tiến dài trong sự “tiêu hoá” của thơ. Đâu cứ phải mây gió trãng hoa mà tất tật, thượng vàng hạ cám của đời đi qua tâm hồn Phạm Tiến Duật đều thành thơ. Ông đã kế thừa truyền thống “tạp thực” của thơ đội viên kháng chiến chống Pháp và xa nữa là Tú Xương đầu thế kỷ. Vật liệu xây dựng nên bài thơ là việc thật của đời sống chiến tranh, còn nguyên lấm láp cát bụi chiến hào, không sơ chế tái chế gì, giọng thơ thì tếu, vui, nhưng cảm xúc lại là trữ tình thấm thía, tình cảm sâu và rộng: Cũng vương tóc rối chân gà Cũng tiếng chó sủa chiều tà sau cây Cũng quần áo ướt phơi dây Cũng gàu múc nước. Ô hay, cũng làng Thắm một hình ảnh làng đến vậy là nỗi lòng người lính ở Trường Sơn những năm chiến tranh, khi mà không khí thanh bình làng quê xứ sở đã thành niềm xa lắc. Phạm Tiến Duật không trực tiếp nói nỗi lòng ấy nhưng người đọc lại thấy được rất rő. Đằng sau giọng thơ, cái lői cảm xúc này mới là chính yếu làm nên chất thơ chiến tranh Phạm Tiến Duật. Nhân vật thơ thường hoà vào tác giả. Ở Phạm Tiến Duật không, hoặc ít, phân biệt chủ thể, khách thể. Có lẽ khách chủ cũng đều là bộ đội nên họ dễ dàng thành một. Phạm Tiến Duật thật sự là người đã mở rộng phạm vi cái nên thơ, giúp thơ trực tiếp với đời sống và giúp đời sống trực tiếp bước vào thơ. Hà Nội, 3-11-2001 Vũ Quần Phương Phạm Tiến Duật, tên thật mà cũng là bút danh, sinh ngày 14-1-1941, mất năm 2007. Quê gốc: thị xã Phú Thọ. Tốt nghiệp đại học sư phạm Vãn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ (1965). Mười bốn nãm trong quân đội thêm tám nãm ở Trường Sơn, đoàn vận tải Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm hình bóng của Trường Sơn. Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được, dù hồi đó đã thấy vài ngư… Vầng trăng quầng lửa (1970) Ở hai đầu núi (1981)

Phạm Tiến Duật, tên thật mà cũng là bút danh, sinh ngày 14-1-1941, mất năm 2007. Quê gốc: thị xã Phú Thọ. Tốt nghiệp đại học sư phạm Vãn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ (1965). Mười bốn nãm trong quân đội thêm tám nãm ở Trường Sơn, đoàn vận tải Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm hình bóng của Trường Sơn.

Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được, dù hồi đó đã thấy vài người mô phỏng. Khó vì giọng đùa đùa, tinh nghịch, tếu táo nhưng lại đụng vào những miền sâu thẳm của tình cảm con người. Giọng ấy là của một chất tâm hồn chứ không phải chỉ đơn thuần một kiểu cách chữ nghĩa. Điều đáng nói là giọng thơ ấy đã tỏ ra đắc địa trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó. Kháng chiến chống xâm lược Mỹ là cuộc chiến tranh ác liệt, nhất là ở Trường Sơn. Hy sinh lớn, gian khổ nhiều. Thơ cần phản ánh chân thật thực tiễn ấy, nhưng lại không được gây bi luỵ, xót thương. Cuộc chiến đang cần sự phấn đấu của lòng người. Nhưng cũng không được lên gân, cao giọng hay cắt bớt nét dữ dằn của thực tế chiến tranh. Đây là một thử thách với tất cả các nhà thơ hồi ấy. Nhiều người không vượt được. Phạm Tiến Duật vượt được, trước hết nhờ vào cái giọng đó:
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngày chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà.
Con gái thế thì đoảng quá: đêm ngủ không rửa chân, nằm mơ thì nói ông ổng. Đây lại là lời kể của cô bạn cùng đơn vị thanh niên xung phong nói với bạn trai của cô gái. Hại thế. Nhưng không, anh bạn nghe lại ứa nước mắt: Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa. Thương em, thương em, thương em biết mấy. Trong một câu có tới ba động từ thương. Rửa chân trước khi đi ngủ là quyền lợi của mọi người trên mặt đất. Nhưng ở đây, để đòi được quyền lợi nhỏ bé đó có thể phải đổi cả mạng người. Phá bom là việc làm đối diện với cái chết, không ai nói tài được. Con người có phần tự vệ bản nãng nên phải hồi hộp lo âu. Nhưng vì lý tưởng, ý chí đã vượt lên bản năng, họ làm mà không sợ hãi. Đêm về, ý thức của vỏ não đã bị giấc ngủ ức chế, chỉ còn tiềm thức dưới vỏ não hoạt động, nỗi sợ hãi bản nãng trỗi dậy thành cơn mê hoảng. Đêm đêm mê hoảng nhưng sáng sáng lại ra mặt đường tiếp tục phá bom. Phẩm chất anh hùng cao cả đã thành nếp sống hàng ngày. Chất thơ chân thực, do vậy mà sâu xa, nó kết tinh từ sự từng trải của tác giả, chứ không phải từ thứ chế tạo trên trang giấy để biểu dương tuyên truyền. Giọng thơ Phạm Tiến Duật rất gần với câu nói thường ngày. Câu nói khác câu thơ là không du dương trau chuốt, nó thô mộc như chỉ có nhiệm vụ thông tin. Phạm Tiến Duật dùng chức nãng thông tin ấy mà tạo thơ. Ông đặt thông tin nọ cạnh thông tin kia, như ngẫu nhiên, như có sao nói vậy, không bình luận móc nối gì, mà thành ra tình cảm, ra nghĩa lý sự đời. Bài thơ Công việc hôm nay, viết khoảng nãm 1966-1967, giống như vãn bản tin Thông tấn xã:
Cục Tác chiến báo sang tin cuối cùng
Về số máy bay rơi và tàu chiến cháy
Nha Khí tượng, tin cơn bão tan
Bộ Nông nghiệp, tình hình vụ cấy...
Trong những tờ trình Thủ tướng ký đọc trong đêm còn có việc hoàn thành bộ thông sử đầu tiên. Chính cái chất bản tin ấy đã tạo nên thơ: giữa bao nhiêu việc gấp gáp của đời sống chiến tranh, chúng ta vẫn dành sức lo cho lâu dài (bộ sử). Điều đó không chỉ là sự bình tĩnh mà còn là niềm tin vào thắng lợi cuối cùng. Phạm Tiến Duật muốn để sự kiện tự nói. Ông tinh tế trong quan sát, lại giàu có khi liên tưởng nên mới bắt chi tiết tự nói được như vậy. Với Phạm Tiến Duật, chi tiết nào của đời cũng có thể thành thơ, từ độ cao vật lý bảy trãm mét, một nghìn mét, tám nghìn mét đến dáng vẻ các loài hoa, loài cây, rồi xe không kính, rồi xoong nồi xủng xoảng, rồi nằm ngửa nằm nghiêng... Đây là một bước tiến dài trong sự “tiêu hoá” của thơ. Đâu cứ phải mây gió trãng hoa mà tất tật, thượng vàng hạ cám của đời đi qua tâm hồn Phạm Tiến Duật đều thành thơ. Ông đã kế thừa truyền thống “tạp thực” của thơ đội viên kháng chiến chống Pháp và xa nữa là Tú Xương đầu thế kỷ.

Vật liệu xây dựng nên bài thơ là việc thật của đời sống chiến tranh, còn nguyên lấm láp cát bụi chiến hào, không sơ chế tái chế gì, giọng thơ thì tếu, vui, nhưng cảm xúc lại là trữ tình thấm thía, tình cảm sâu và rộng:
Cũng vương tóc rối chân gà
Cũng tiếng chó sủa chiều tà sau cây
Cũng quần áo ướt phơi dây
Cũng gàu múc nước. Ô hay, cũng làng
Thắm một hình ảnh làng đến vậy là nỗi lòng người lính ở Trường Sơn những năm chiến tranh, khi mà không khí thanh bình làng quê xứ sở đã thành niềm xa lắc. Phạm Tiến Duật không trực tiếp nói nỗi lòng ấy nhưng người đọc lại thấy được rất rő. Đằng sau giọng thơ, cái lői cảm xúc này mới là chính yếu làm nên chất thơ chiến tranh Phạm Tiến Duật. Nhân vật thơ thường hoà vào tác giả. Ở Phạm Tiến Duật không, hoặc ít, phân biệt chủ thể, khách thể. Có lẽ khách chủ cũng đều là bộ đội nên họ dễ dàng thành một.

Phạm Tiến Duật thật sự là người đã mở rộng phạm vi cái nên thơ, giúp thơ trực tiếp với đời sống và giúp đời sống trực tiếp bước vào thơ.

Hà Nội, 3-11-2001
Vũ Quần Phương
Phạm Tiến Duật, tên thật mà cũng là bút danh, sinh ngày 14-1-1941, mất năm 2007. Quê gốc: thị xã Phú Thọ. Tốt nghiệp đại học sư phạm Vãn, chưa đi dạy ngày nào, ông nhập ngũ (1965). Mười bốn nãm trong quân đội thêm tám nãm ở Trường Sơn, đoàn vận tải Quang Trung 559. Có thể nói: Trường Sơn đã tạo nên thơ Phạm Tiến Duật, và Phạm Tiến Duật cũng là người mang được nhiều nhất Trường Sơn vào thơ. Nói đến đề tài Trường Sơn đánh Mỹ, người ta không thể quên Phạm Tiến Duật và thơ Phạm Tiến Duật hay nhất cũng ở chặng Trường Sơn. Chiến tranh đã qua một phần tư thế kỷ, tâm hồn thơ Phạm Tiến Duật vẫn chưa ra khỏi Trường Sơn. Những bài thơ anh viết hôm nay vẫn còn vang ngân lắm hình bóng của Trường Sơn.

Phạm Tiến Duật có giọng thơ không giống ai, và cũng khó ai bắt chước được, dù hồi đó đã thấy vài ngư…

Vầng trăng quầng lửa (1970)

Ở hai đầu núi (1981)

Bài liên quan

Song Hảo Lê Thị Tố Lan, Tường Vi, Nguyệt Quế, Quỳnh Tương

Song Hảo tên thật là Lê Thị Tố Lan, sinh ngày 15 tháng 8 năm 1951, tại An Bình, Long Hồ, Vĩnh Long, hiện ở tại thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1990). Các bút danh khác: Tường Vi, Nguyệt Quế, Quỳnh Tương. Song Hảo xuất thân trong một gia đình trung nông, học phổ thông ...

Tạ Vũ Vũ Hùng, Hà Trang

Tạ Vũ (1935-2014) tên thật là Vũ Hùng, sinh ngày 22-3-1935 tại Hà Nội, mất ngày 10/10/2014 tại Hà Nội. Ông vào Hội Nhà văn Việt Nam năm 1983, còn có bút danh Hà Trang. Tác phẩm: - Những cánh chim trời (1984) - Vừng sen Hàm Rồng (trường ca, 1975) - Trên thềm sông cổ - Thác bà - Mưa đồng đội Giải ...

Trúc Thông Đào Mạnh Thông, Linh Vân, Chiêu Thương

Trúc Thông tên thật là Đào Mạnh Thông, sinh năm 1940 tại Bình Lục, Hà Nam. Bút danh khác: Linh Vân, Chiêu Thương. Thể loại sáng tác: thơ, nghiên cứu lý luận phê bình. Ông từng làm biên tập tại Phòng văn học của Đài tiếng nói Việt Nam. Các tác phẩm: - Chầm chậm tới mình (NXB Tác phẩm mới, 1985) - ...

Nguyễn Thị Hồng Ngát

Nguyễn Thị Hồng Ngát sinh ngày 30-10-1950, quê xã Mễ Sở, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên, sống tại Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp Đại học Điện ảnh Mátxcơva. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1990). Hồng Ngát đã là diễn viên, rồi biên kịch tại Nhà hát chèo Trung ương (1968-1980). ...

Trần Đức Đủ

Trần Đức Đủ (1952-?) hiện sống tại thôn Ba Làng, xã Quế Nham, Tân Yên, Bắc Giang. Tác phẩm chính đã xuất bản: - Mẹ ngồi têm nắng (tập thơ, Nxb Văn hoá Dân tộc, 2009) - Cánh đồng mây (tập thơ, Nxb Văn hoá Dân tộc, 2010) - Hoa phù sa (tập thơ, Nxb Văn hoá Dân tộc, 2011)

Nguyễn Ngọc Phú

Nguyễn Ngọc Phú sinh năm 1959 tại làng biển Kim Đôi - Hà Tĩnh, tốt nghiệp ngành kỹ sư xe máy Học viện Kỹ thuật quân sự và Trường Viết văn Nguyễn Du khoá 5. Hiện là Tổng biên tập tạp chí Hồng Lĩnh thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hà Tĩnh. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản: - ...

Ly Hoàng Ly

Ly Hoàng Ly sinh năm 1975, là nhà thơ, hoạ sĩ, tác giả của nhiều triển lãm sắp đặt và trình diễn đã trưng bày trong và ngoài nước. "Lô lô" là tập thơ thứ hai của Ly Hoàng Ly xuất bản năm 2005. Tập thơ đầu tiên "Cỏ trắng" của chị ra đời năm 1999 từng đoạt giải Mai Vàng của báo Người lao động. Mười ...

Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955, quê xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1991. Ông học tiểu học, trung học ở các trường Tiểu La, Trần Cao Vân, Phan Chu Trinh tại Quảng Nam - Đà Nẵng, học Đại học Sư phạm ...

Vũ Cao Vũ Hữu Chỉnh

Vũ Cao (1922-2007) tên thật là Vũ Hữu Chỉnh, sinh ngày 18 tháng 2 năm 1922, tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Hiện sống tại Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống văn học, nhà thơ Vũ Cao là anh ruột ...

Mai Văn Hoan

Mai Văn Hoan sinh ngày 20/1/1949, quê ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông tốt nghiệp khoa Văn, Đại học Sư phạm Vinh, là thạc sĩ chuyên ngành Lý luận văn học và từng là giáo viên dạy Văn ở các trường: Cấp 3 Minh Hoá (1971 – 1973), Sư phạm 10+3 Quảng Bình (1973 – 1979), Hai Bà Trưng ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...