ph 7 là gì? tại sao lại gọi là ph 7?
? Đối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+ pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều OH- (kiềm) Xem thêm: Độ pH là gì? pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H + ) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Trong các hệ dung ...
? Đối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+
pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều OH- (kiềm)
Xem thêm:
Độ pH là gì?
pH là chỉ số đo độ hoạt động (hoạt độ) của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Trong các hệ dung dịch nước, hoạt độ của ion hiđrô được quyết định bởi hằng số điện ly của nước (Kw) = 1,008 × 10−14 ở 25 °C) và tương tác với các ion khác có trong dung dịch.
Do hằng số điện ly này nên một dung dịch trung hòa (hoạt độ của các ion hiđrô cân bằng với hoạt độ của các ion hiđrôxít) có pH xấp xỉ 7. Các dung dịch nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.
Nước tinh khiết ở điều kiện bình thường sẽ bị phân ly theo phương trình phản ứng:
- H2O = H+ + OH-
Giá trị pH của nước được xác định bằng logarit cơ số 10 nồng độ ion H+ theo công thức:
- pH = – lg (H+)
Đối với nước cất pH = 7, khi nước chứa nhiều ion H+, pH < 7 và ngược lại, khi nước nhiều OH- (kiềm), pH > 7.
Như vậy, pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Cá thường không sống được trong môi trường nước có độ pH < 4 hoặc pH > 10. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO-24, NO-3, v.v…
Độ pH của nước có thể xác định bằng phương pháp điện hoá, chuẩn độ hoặc các loại thuốc thử khác nhau.
Mặc dù pH không có đơn vị đo, nhưng nó không phải là thang đo ngẫu nhiên; số đo sinh ra từ định nghĩa dựa trên độ hoạt động của các ion hiđrô trong dung dịch.