1. Tiểu sử
Pamuk sinh ở Istanbul vào năm 1952 trong một gia đình tư sản giàu có nhưng đang xuống dốc. Ông học dự bị đại học ở trường Cao đẳng Robert tại Istanbul rồi sau đó học kiến trúc tại Đại học kỹ thuật Istanbul, một ngành rất gần với ước mơ trở thành họa sĩ của ông. Tuy nhiên, sau ba năm, Pamuk bỏ học để trở thành một nhà văn toàn thời gian rồi tốt nghiệp Học viện báo chí ở Đại học Istanbul năm 1976. Từ 22 đến 30 tuổi, ông sống với mẹ, viết cuốn tiểu thuyết đầu tay và cố gắng tìm một nhà xuất bản.
Ngày 1 tháng 3 năm 1982, Pamuk cưới Aylin Turegen, một sử gia. Từ năm 1985 đến 1988, khi vợ ông đi du học ở Đại học Columbia, Mỹ, Pamuk cũng xin được một học bổng ở đó và đã viết quyển The Black Book trong thư viện Butler của trường này.
Sau đó, Pamuk trở lại thành phố quê hương Istanbul. Vợ ông sinh cô con gái đầu lòng Rüya, trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "giấc mơ" vào năm 1991 nhưng chỉ sau đó hai năm, vợ chồng ông ly dị.
Năm 2006, Pamuk trở lại Mỹ để làm giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Columbia. Trước đó, ông bị lên án gay gắt vì những nhận xét quá khích về cuộc diệt chủng người Armenia ở Đế chế Ottoman trong giai đoạn 1915-1917. Hiện ông là một thành viên của Ủy ban tư duy toàn cầu ở Đại học Columbia đồng thời làm việc cho Khoa ngôn ngữ và văn hóa Trung Đông và châu Á thuộc ngành xã hội nhân văn của trường.
Năm 2007, ông được mời làm thành viên Ban giám khảo Liên hoan phim Cannes
Tháng 5/2007, Pamuk là một trong những thành viên ban giám khảo tại LHP Cannes - được dẫn dắt bởi đạo diễn người Anh Stephen Frears. Pamuk trở về Comlumbia một lần nữa mà gia nhập giảng dạy môn Văn học so sánh cùng Andreas Huyssen và David Damrosch trong những năm 2007-2008.
Hiện tại Pamuk sáng tác tại nhà ở Bard College. Ông hoàn thành tiểu thuyết mới nhất The Museum of Innocence vào hè năm 2008, quyển sách này được xuất bản ở Thổ Nhĩ Kỳ vào 29/08 năm ấy. Bản dịch ngắn gọn Tiếng Đức xuất hiện trước hội chợ sách Frankfurt 2008 - nơi ông từng dự định tổ chức một Bảo tàng của sự Ngây Thơ (Museum of Innocence) thật sự bao gồm những việc linh tinh hằng ngày mà ông thu thập được ( thay vào đó, cuộc triển lãm sẽ được tổ chức trong một ngôi nhà thuộc sở hữu của ông ở Istanbul).
Ông vinh sự được trao giải Nobel Văn chương 2006 ngày 12.10 .
2. Sự nghiệp văn học
Sự nghiệp văn chương của Orhan Pamuk bắt đầu thật giản dị. Ông kể lại thời niên thiếu của mình, từ bối cảnh một gia đình Thổ Nhĩ Kỳ truyền thống chuyển sang một lối sống Tây phương qua ba thế hệ. Tác phẩm đầu tay “Bóng tối và ánh sáng” được xuất bản năm 1982 bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là một bước dò dẫm về phong cách và hướng đi của một văn tài mãi đến gần một phần tư thế kỷ sau mới sáng rực trên văn đàn thế giới.
Tác phẩm tiếp theo của ông ra đời năm 1983 với tựa đề Sessiz Ev, được dịch sang Anh ngữ là The House Of Silence (Ngôi nhà của sự im lặng) năm 1992. Toàn bộ câu chuyện được viết theo lối kể chuyện bởi năm nhân vật khác nhau để mô tả hoàn cảnh của nhiều gia đình trước khi cuộc nội chiến bộc phát. Thời điểm của câu chuyện là năm 1980 và những mối quan hệ đan chéo nhau trong các câu chuyện này phản ảnh tình trạng hỗn loạn xã hội giữa những âm mưu tranh giành quyền lực chính trị bởi các tổ chức cực đoan.
Và phải đến tác phẩm thứ ba của ông - Beyaz Kale -1985 (bản dịch tiếng Anh là The White Castle – Tòa lâu đài màu trắng, 1992), Pamuk mới bắt đầu được chú ý trên văn đàn quốc tế . Đây là một quyển tiểu thuyết lịch sử được xây dựng trong bối cảnh thế kỷ 17 ở Istanbul nhưng nội dung của nó lại là những vấn đề bản ngã con người và sự hòa nhập văn hóa.
Những tác phẩm kế tiếp của Pamuk như The Black Book (Quyển sách đen, 1995), The New Life (Đời mới (1996), và đặc biệt là hai quyển My Name Is Red (Tôi tên là Đỏ, 2002) và Snow (Tuyết, 2004) đã đặt Pamuk vào vị trí những nhà văn đương đại hàng đầu với những đề tài gay go như bản sắc cá nhân, cuộc đời thế tục và đạo giáo, sự xung đột văn hóa và cá tính trong nghệ thuật.
Ngoài viết văn, Pamuk còn là một nhà bình luận về các vấn đề xã hội. Chính trong lãnh vực này, ông từng trở thành đối tượng của nhiều sự chỉ trích gay gắt – thậm chí còn bị truy tố – bởi các thế lực tôn giáo và chính quyền.
Pamuk vinh dự là tác giả đầu tiên từ một nước Hồi giáo được trao giải Nobel Văn chương kể từ khi tiểu thuyết gia Naguib Mahfouz của Ai Cập nhận được vinh dự này cách đây 18 năm. Quyết định của Hàn lâm viện Hoàng gia Thụy Điển đã được nhiều tổ chức nhân quyền và văn học quốc tế hoan nghênh như “một chiến thắng có ý nghĩa của quyền tự do phát biểu” vì chính Pamuk từng là người bênh vực – và sau đó trở thành nạn nhân – của chính sách kiểm duyệt.
Nguồn: http://vi.wikipedia.org/