Ôn tập thi giữa học kì 2 môn Văn lớp 7 năm 2015 – 2016 có đáp án chi…
Thầy cô và các em Tham khảo đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Văn lớp 7 năm học 2015 – 2016 khá hay có đáp án được chọn lọc hay nhất. ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN KÌ II Câu 1: Nối cốt A ( tên tác phẩm ) sao cho tương xứng với cột B( tác giả) trong ô sau đây: A. ...
Thầy cô và các em Tham khảo đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Văn lớp 7 năm học 2015 – 2016 khá hay có đáp án được chọn lọc hay nhất.
ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN KÌ II
Câu 1: Nối cốt A ( tên tác phẩm ) sao cho tương xứng với cột B( tác giả) trong ô sau đây:
A. Tác phẩm | B. Tác giả | C. Nối |
1. Đức tính giản dị của Bác Hồ. | a. Hoài Thanh. | 1 – |
2. Ý nghĩa Văn chương. | b. Hồ Chí Minh. | 2- |
3.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | c. Phạm Văn Đồng. | 3- |
d. Đặng Thai Mai. |
Câu 2: Câu nào sau đây là câu tục ngữ?
a. Cò bay thẳng cánh. b. Lên thác xuống ghềnh.
c. Một nắng hai sương. d. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
Câu 3: Đề cao vai trò của thầy là nghĩa của câu tục ngữ nào?
a Không thầy đố mày làm nên.
b. Học thầy không tày học bạn.
c. Yêu bạn kính thầy mới nên.
d. Lạy lục khúm núm không bằng ghi tạc lời thầy.
Câu 4: Vừa là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở Quảng Ngãi. Người đó là ai?
a. Hoài Thanh.
b. Phạm Văn Đồng.
c. Đặng Thai Mai.
d. Hoài Chân.
Câu 5: Trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận. b.Chứng minh kết hợp với bình luận.
c.Chứng minh kết hợp với tự sự.
d.Chứng minh kết hợp với miêu tả.
Câu 6: Theo quan niệm của Hoài Thanh nguồn gốc của văn chương là ?
a. Văn chương bắt nguồn từ tình cảm vàcuộc sống lao động của con người.
b. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí của con người.
c. Văn chương giúp ta có tình cảm và lòng vị tha.
d. Văn chương sáng tạo ra sự sống
Câu 7: “ Thanh bạch” có nghĩa là:
a. Thanh cao và lịch sự.
b. Trong sạch và giản dị trong lối sống.
c. Có đức độ và hiểu biết sâu.
d. Nhẹ nhàng, trong sáng.
Câu 8: Trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”,tác giả đã dẫn chứng tính giản dị của Bác ở những phương diện nào?
a. Giản dị trong đời sống, quan hệ với mọi người, tác phong.
b. Giản dị trong đời sống, công việc, quan hệ với mọi người, trong lời nói bài viết. .
c. Giản dị trong quan hệ với mọi người, trong lời nói bài viết, tác phong.
d. Giản dị trong quan hệ với mọi người, trong đời sống, tác phong. .
Câu 9 :Văn bản “ Lòng yêu nước của nhân dân ta” thuộc kiểu nghị luận nào?
a. Nghị luận xã hội.
b. Nghị luận về một tác phẩm truyện.
c. Nghị luận văn chương nói chung.
d. Nghị luận về một bài thơ.
Câu 10:Công dụng nào của văn chương không được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình ?
a. Văn chương giúp cho ta tình cảm và lòng vị tha
b. Văn chương giúp bồi đắp và xây dựng tình cảm cho con người..
c. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có
d. Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống, sáng tạo sự sống
Câu 11: Nêu điểm giống nhau về nghệ thuật của bài “ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” và “ Tục ngữ về con người xã hội ” ?
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 12: Nêu ý nghĩa của văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 13: Qua văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em học tập được điều gì ở cách viết văn nghị luận của Bác.
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 14: Viết đoạn văn chứng minh rằng : “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có”?
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 15: Câu nào sau đây là câu tục ngữ?
a. Chó cắn áo rách. b. Lá lành đùm lá rách.
c. No cơm ấm áo. d. Khố rách áo ôm.
Câu 16: Đề cao việc học bạn là nghĩa của câu tục ngữ nào?
a. Không thầy đố mày làm nên.
b. Học thầy không tày học bạn.
c. Yêu bạn kính thầy mới nên.
d. Lạy lục khúm núm không bằng ghi tạc lời thầy.
Câu 17: Quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An, là nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta. Đó là ai?
a. Hoài Thanh. b. Phạm Văn Đồng.
c. Đặng Thai Mai. d. Hồ Chí Minh.
Câu 18: Trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a. Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận. b.Chứng minh kết hợp với bình luận.
c. Chứng minh kết hợp với tự sự.
d.Chứng minh kết hợp với miêu tả.
Câu 19: Theo quan niệm của Hoài Thanh nguồn gốc của văn chương là ?
a. Văn chương lòng thương người suy rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài
b .Văn chương giúp tra có tình cảm và lòng vị tha.
c. Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí của con người.
d. Văn chương làm giàu tình cảm của con người.
Câu 20: “ Vị tha ” có nghĩa là:
a. Vì người khác. b. Vì bản thân mình.
c. Vì ba mẹ, người thân. d. Vì bạn bè, thầy cô.
Câu 21:Nhiệm vụ nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình ?
a. Văn chương giúp ta có tình cảm và lòng vị tha
b. Văn chương phản ánh cuộc sống và sáng tạo ra cuộc sống.
c. Văn chương gây ta những tình cảm không có
d. Văn chương luyện những tình cảm sẵn có
Câu 22: Nêu ý nghĩa của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ”?
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 23: Viết một đoạn văn chứng minh rằng : “ Văn chương luyện những tình cảm ta sẳn có”?
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 24: Vì sao trong văn bản”Đức tính giản dị của Bác Hồ” tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh?
a. Vì đó là cuộc sống giản dị theo lối tu hành b. Vì đó là cuộc sống đạm bạc về vật chất
b. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần tình cảm không màng vật chất, không vì riêng mình
c. Vì đó là cuộc sống mà tất cả mọi người đều có
Câu 25:Câu nào có ý nghĩa giống với câu tục ngữ“ Đói cho sạch, rách cho thơm” ?
a. Đói ăn vụng, túng làm càn.
b. Giấy rách phải giữ lấy lề.
c. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
d. Ăn phải nhai, nói phải nghĩ.
Câu 26: Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a. So sánh. b.Nhân hoá.
c. Chơi chữ d. Ẩn dụ
Câu 27 : Qua văn bản :”Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em học tập được điều gì cho mình trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết?
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 28: Viết một đoạn văn chứng minh rằng Bác Hồ giản dị trong bữa ăn,đồ dùng.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 29: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Hồ Chí Minh trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? …………………………………………………………………………………………………….
Câu 30: Hãy chép lại 2 câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm dự báo mưa nắng của dân gian ta.
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 31: Xác định biện pháp nghệ thuật và nội dungcủa câu tục ngữ“ Một mặt người bằng mười mặt của”
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 32: Nêu nghệ thuật và nội dung của câu tục ngữ
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 33: Giải thích câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm”.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 34: Đối tượng phản ánh của “ Tục ngữ về con người và xã hội” là gì ?
a. Là các quy luật của tự nhiên .
b. Là quá trình lao động , sinh hoạt và sản xuất của con người .
c. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất lối sống cần có .
d. Là thế giới tình cảm phong phú của con người .
Câu 35 : “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”đề cập đến tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
a. Trong công cuộc đấu tranh chống kẻ thù .
b. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước .
c. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt .
d. Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội .
Câu 36 : Tính chất nào phù hợp với bài viết “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ?
a. Tranh luận b. So sánh c. Ngợi ca . d. Phê phán
Câu 37: Chứng cứ nào không được dùng để chứng minh sự giản dị trong nơi ở của Bác ?
a. Các vật dụng đầy đủ .
b. Nhà sàn vẻn vẹn vài ba phòng .
c. Ngôi nhà lộng gió và ánh sáng .
d. Ngôi nhà phảng phất hương thơm của hoa vườn .
Câu 38: Tại sao nói “ Ý nghĩa văn chương” là văn bản nghị luận văn chương ?
a. Vì dẫn chứng trong bài là các tác phẩm văn chương .
b. Vì nói về nguồn gốc và ý nghĩa văn chương
c. Vì phạm vi nghị luận là vấn đề của văn chương .
d. Vì bài viết kể về các tác phẩm văn chương .
Câu 39: Chứng cứ nào không được dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác ?
a. Chỉ vài ba món giản đơn .
b. Những món ăn được nấu công phu .
c. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm .
d. Đồ ăn còn lại được sắp xếp tươm tất
Câu 40: Luận điểm nào không có trong bài “Ý nghĩa của văn chương”?
a. Nguồn gốc của văn chương
b. Tác dụng của văn chương
c. Vai trò của văn chương
d. Sáng tác văn chương
Câu 41: Văn bản nào được xem là mẫu mực của kiểu văn lập luận chứng minh?
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
b. Đức tính giản dị của Bác Hồ
c. Ý nghĩa của văn chương
d. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Câu 42: Nêu ý nghĩa của văn bản “Ý nghĩa của văn chương”
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 43: Nêu nghệ thuật văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 44: Nêu nghệ thuật văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm : Câu 1(1c, 2b, 3b); 2d, 3a, 4b, 5b, 6a, 7b, 8b, 9a, 10d, 15b, 16b, 17a, 18a, 19a, 20a, 21b, 24c,25b, 26d, 34c, 35a, 36c, 37a, 38c, 39b, 40d, 41a
Câu 11: HS nêu ra được điểm giống nhau về nghệ thuật của tục ngữ về lao động sản xuất và thiên nhiên xã hội:
+ Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
+ Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ thuộc.
Câu 12 : ý nghĩa đức tính giản dị của Bác Hồ:
+ Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, tính giản dị của Bác .
+ Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Bác.
Câu 22 : Ý nghĩa văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ tổ quốc
Câu 13 : HS học tập Bác về cách viết văn nghị luận:
– Cách trình bày luận điểm ngắn gọn, súc tích, cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu có chọn lọc. Cách sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, câu văn nghị luận hiệu quả. cách sử dụng các biện pháp liệt kê vào trong bài viết để tạo nên sức thuyết phục cho bài văn
Câu 27: Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em học tập ở Bác:
– Trong lối sống : Ăn mặc giản dị, sống phù hợp với hoàn cảnh gia đình của mình, không đua đòi.
– Trong quan hệ : Cần ăn nói nhã nhặn, lịch sự, sống hoà đồng.
– Trong lời nói, bài viết : Nói ngắn gọn, dể hiểu. Viết cô đọng súc tích. Tránh lối nói, viết cầu kì không sử dụng tiếng nước ngoài một cách tùy tiện
Câu 28: Viết Đúng chủ đề: Giản dị trong bữa ăn, đồ dùng với các dẫn chứng:
+ Món ăn + Khi ăn…+ Ăn xong.. + Đồ dùng ít ỏi…
Câu 29: + Dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.
+ Sử dụng biện pháp so sánh và phép liệt kê theo mô hình “ từ…. đến”
Câu 31:nghệ thuật: so sánh, hoán dụ
Nội dung: + Đề cao giá trị của con người, coi trọng con người hơn của cải vật chất.
+ Động viên an ủi trong trường hợp rủi ro, “ của đi thay người
Câu 32: nghệ thuật: đối, nói quá
– Nội dung: + Diễn đạt kinh nghiệm về cách đo thời gian khác nhau giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm: tháng 5 đêm ngắn, ngày dài, tháng 10 ngày ngắn, đêm dài.
+ Khuyên con người chủ động, tranh thủ thời gian, sắp xếp công việc cho hợp lý.
Câu 33:- nghệ thuật ẩn dụ – Đảm bảo nội dung: Khuyên ta phải giữ gìn nhân cách dù bất kỳ hoàn cảnh nào. “Bài học giáo dục về lòng tự trọng sâu sắc
Câu 42:Ý nghĩa văn bản “Ý nghĩa văn chương” “ Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương
Câu 43: Nghệ thuật văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” : Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc có sức thuyết phục. Lập luận theo trình tự hợp lí
Câu 44: Nghệ thuật văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta: -Xây dựng luận điểm ngắn gọn xúc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện tiêu biểu chọn lọc theo các phương diện. Sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh. Sử dụng biện pháp liệt kê.
Câu 14: Văn chương gây cho ta tình cảm không có: Vì có đọc những tác phẩm văn chương ta mới nâng cao lòng yêu mến, ta thực sự yêu mến sự vật, sự việc, hiện tượng, cảnh vật… chung quanh mình.VC đưa ta đến những tình huống, tình cảnh mà ta chưa từng gặp trong đời. Qua các nhân vật, cảm xúc thái độ của các nhân vật, VC gây cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Như qua truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”, Truyện ngắn lão Hạc, Chị Dậu…. nhờ đó mà VC gầy dựng cho ta những tình cảm đúng đắn đối với những biểu hiện về cái đẹp, cái tốt, cái xấu trong cuộc sống.
Câu 23: Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: Văn chương rèn luyện cho ta những tình cảm của con người. Chính VC đã tạo cho con người có được những tình cảm mà bản thân sẵn có như tình cảm với bạn bè, gia đình , thầy cô, tình yêu quê hương đất nước.Qua các câu thơ “Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!”, ta càng tự hào về đất nước VN. Tình yêu ông bà”Ngó lên nuột lạc mái nhà ….”, tình yêu thương biết ơn cha mẹ: Công cha như núi ngất trời, nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông”, Tình anh em :Anh em như thể tay chân; Qua bài “Tiếng gà trưa” bồi đắp thêm cho ta tình yêu quê hương đất nước… Qua đó cho ta thấy được văn chương không thể thiếu trong đời sống con người
================== HẾT ==============