Ôn Tập 2 Tiếng Việt Lớp 4 Giữa Kì 2
ÔN TẬP 2 TIẾNG VIỆT LỚP 4 GIỮA KÌ 2 A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Chơi trò chơi: Giải ô chữ ở hàng dọc (SGK/162, 163) a) Hàng ngang là từ còn thiếu trong các câu sau: 1/ Tốt gỗ hơn ........ sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. 2/ .......... nết đánh chết cái đẹp. 3/ Đẹp nết hơn đẹp .......... 4/ ...
ÔN TẬP 2 TIẾNG VIỆT LỚP 4 GIỮA KÌ 2 A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Chơi trò chơi: Giải ô chữ ở hàng dọc (SGK/162, 163) a) Hàng ngang là từ còn thiếu trong các câu sau: 1/ Tốt gỗ hơn ........ sơn Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. 2/ .......... nết đánh chết cái đẹp. 3/ Đẹp nết hơn đẹp .......... 4/ Người thanh nói tiếng cũng thanh Chuông kêu khẽ ......... bên thành cũng kêu. 5/ Người .......... vì lụa lúa tốt vì phân. 6/ ......... như tranh vẽ. ...
ÔN TẬP 2 GIỮA KÌ 2
A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chơi trò chơi: Giải ô chữ ở hàng dọc (SGK/162, 163)
a) Hàng ngang là từ còn thiếu trong các câu sau:
1/ Tốt gỗ hơn ........ sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
2/ .......... nết đánh chết cái đẹp.
3/ Đẹp nết hơn đẹp ..........
4/ Người thanh nói tiếng cũng thanh
Chuông kêu khẽ ......... bên thành cũng kêu.
5/ Người .......... vì lụa lúa tốt vì phân.
6/ ......... như tranh vẽ.
b) Ghi lại từ tạo được ở hàng dọc: ......
Gợi ý:
a)
b) Cái đẹp.
3. Ghi lại những điều cần nhớ về các bài tập đọc thuộc chủ điểm vẻ đẹp muôn màu vào bảng theo mẫu: (SGK/163).
Gợi ý:
Tên bài |
Nội dung chính |
Sầu riêng |
Sầu riêng đặc sắc về hương vị, được xem là đặc sản của miền Nam. |
Chợ Tết |
Bức tranh chợ Tết miền trung du giàu màu sắc và sinh động đã nói về cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê. |
Hoa học trò |
Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, một loài hoa gắn với tuổi học trò. |
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ |
Tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. |
4. Phân biệt 3 kiểu câu kể (bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng loại kiểu câu, ghi lại vào Phiếu học tập hoặc bảng nhóm): (SGK/164)
Gợi ý:
|
Ai làm gì? |
Ai thế nào? |
Ai là gì? |
Định nghĩa |
Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? - Vị ngữ trả lời câu hỏi: làm gì? - Vị ngữ trả lời câu hỏi: thế nào? |
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? - Vị ngữ trả lời câu hỏi: là gì? - Vị ngữ là động từ, cụm động từ. |
- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? - Vị ngữ là tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ. - Vị ngữ thường là danh từ, cụm danh từ. |
Ví dụ |
Mẹ em làm bánh. |
Ngoài đường, xe cộ tấp nập. |
Anh em là công nhân. |
5. Mỗi câu kể trong đoạn sau thuộc kiểu nào? Nói rõ tác dụng của từng câu. Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.
Theo Trần Hòa Bình
Gợi ý:
Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. |
Ai là gì? |
Giới thiệu về tuổi của nhân vật “tôi”. |
Mỗi lần đi cắt cỏ, ...... từng cây một. |
Ai làm gì? |
Nêu các hoạt động của nhân vật. |
Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng. |
Ai thế nào? |
Nêu trạng thái ngôi làng ven sông vào buổi chiều. |
6. Thi viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phuc tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu kể.
- Gợi ỷ: Trong đoạn văn ngắn viết về bác sĩ Ly, cần sử dụng:
+ Câu kể Ai là gì? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly. (M: Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ).
+ Câu kể Ai làm gì? để kể về hành động của bác sĩ Ly. (M: Cuối cùng, bác sĩ Ly đã khuất phục dược tên cướp biển hung hãn).
+ Câu kể Ai thế nào? để nói về đặc điểm, tính cách của bác sĩ Ly. (M: Bác sĩ Ly hiền từ, nhân hậu nhưng rất cứng rắn, cương quyết).
Gợi ý:
Bác sĩ Ly là một người nhân từ, đức độ. Khi đôì đầu với tên cướp biển hung hãn, nanh ác, ông tỏ ra cương quyết, nghiêm nghị và rất dũng cảm. Tên cướp biển tỏ ra núng thế trước bác sĩ Ly. Cuối cùng ông đà khuất phục được tên cướp.
B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Chơi trò chơi: Giải ô chữ ở hàng dọc (SGK/165)
a) Hàng ngang là những từ còn thiếu trong các câu sau:
1/ Cứng như ........
2/ ......... dài vai rộng.
3/ Ăn được ngủ ..........
4/ Mạnh chân ......... tay
5/ ........... như sóc.
6/ Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm ...........
7/ Yếu trâu còn hơn ........... bò.
b) Ghi lại từ tạo được ở hàng dọc: ...........
Gợi ý:
a)
b) Sức khoẻ