01/06/2017, 12:08

Soạn bài Dòng sông mặc áo (vnen)

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI DÒNG SÔNG MẶC ÁO A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? Chọn ý trả lời đúng. a) Vì dòng sông mặc áo lụa đào. b) Vì dòng sông mặc áo mới. c) Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc. 2) Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào ...

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI DÒNG SÔNG MẶC ÁO A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi: 1) Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? Chọn ý trả lời đúng. a) Vì dòng sông mặc áo lụa đào. b) Vì dòng sông mặc áo mới. c) Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc. 2) Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày? Lần lượt mỗi bạn nói một thời điểm và màu áo của sông thời điểm ấy. M: Nắng lên (buổi sớm) - áo lụa đào. 3) Cách nói dòng sông mặc áo đã sử ...

  SOẠN BÀI DÒNG SÔNG MẶC ÁO

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu? Chọn ý trả lời đúng.

a) Vì dòng sông mặc áo lụa đào.

b) Vì dòng sông mặc áo mới.

c) Vì dòng sông luôn thay đổi màu sắc.

2) Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?

Lần lượt mỗi bạn nói một thời điểm và màu áo của sông thời điểm ấy.

M: Nắng lên (buổi sớm) - áo lụa đào.

3) Cách nói dòng sông mặc áo đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Cách nói ấy có gì hay?

4) Em thích hình ảnh nào nhất trong bài thơ?

Viết vào vở câu thơ có hình ảnh em thích.

Gợi ý:

1) c.

2) Trong một ngày, dòng sông thay đổi màu sắc: nắng lên khoác áo lụa đào, trưa mặc áo xanh mới, chiều cài áo hây hây ráng vàng, tối mặc áo tím có thêu trăng sao, khuya mặc áo đen; sáng hôm sau thì mặc áo hoa bưởi.

3) Sử dụng biện pháp nhân hóa.

Cách nói ấy đã nhân hóa dòng sông, làm nổi bật màu sắc và khiến dòng sông gần gũi với con người.

4) Hình ảnh buổi sáng, dòng sông khoác lên tấm áo lụa đào, bắt mắt; dòng sông mềm mại và uyển chuyển thướt tha hơn.

Dòng sông mới diệu làm sao

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

4. Luyện tập quan sát con vật

1) Đọc bài văn “Đàn ngan mới nở” (SGK/31)

2) Để miêu tả đàn ngan, tác giả bài văn trên đã quan sát những bộ phận nào của chúng? Viết lại vào bảng nhóm những câu miêu tả em cho là hay. (SGK/32)

Gợi ý:

Tác giả đã quan sát hình dáng, bộ lông, đôi mắt, cái mỏ, cái đầu và hai cái chân.

 Các bộ phận

 Từ ngữ, câu miêu tả

 hình dáng

 chỉ to hơn cái trứng một tí

 bộ lông

 vàng óng như màu những con tơ nõn mới guồng.

 đôi mắt

 chỉ bằng hạt cườm đen nhánh, long lanh như có nước

 cái mỏ

 màu nhung hươu, mềm và bang ngón tay đứa bé mới đẻ

 cái đầu

 xinh xinh, vàng nuột

 hai cái chân

 màu đỏ hồng lủn chủn ở dưới bụng

 

0