01/06/2017, 12:08

Soạn bài Từ ngữ về sức khoẻ

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI TỪ NGỮ VỀ SỨC KHOẺ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nói về vẻ đẹp của những loài hoa, loài cây mà em biết: Gợi ý: Mùa xuân, hoa mai đâm bông rực rỡ. Mùa hè, hoa phượng thắp sáng cả sân trường. Những quả dừa như những hũ rượu treo lủng lẳng trên ngọn. Lũy tre tỏa bóng mát cả đường làng. ...

TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI TỪ NGỮ VỀ SỨC KHOẺ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Nói về vẻ đẹp của những loài hoa, loài cây mà em biết: Gợi ý: Mùa xuân, hoa mai đâm bông rực rỡ. Mùa hè, hoa phượng thắp sáng cả sân trường. Những quả dừa như những hũ rượu treo lủng lẳng trên ngọn. Lũy tre tỏa bóng mát cả đường làng. 2. Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối. 1) Đọc bài văn “Cây mai tứ quý” (SGK/49) 2) Thảo luận nhóm làm bài tập trong Phiếu học tập: ...

  SOẠN BÀI TỪ NGỮ VỀ SỨC KHOẺ

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Nói về vẻ đẹp của những loài hoa, loài cây mà em biết:

Gợi ý:

Mùa xuân, hoa mai đâm bông rực rỡ.

Mùa hè, hoa phượng thắp sáng cả sân trường.

Những quả dừa như những hũ rượu treo lủng lẳng trên ngọn.

Lũy tre tỏa bóng mát cả đường làng.

 

2. Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả cây cối.

1) Đọc bài văn “Cây mai tứ quý” (SGK/49)

2) Thảo luận nhóm làm bài tập trong Phiếu học tập:

a) Nối một dòng ở cột A với một dòng ỏ cột B để nêu nhận xét đúng về cấu tạo bài Cây mai tứ quý.

b) Bài văn Cây mai tứ quý được miêu tả theo trình tự từng bộ phận của cây hay từng thời kì phát triển của cây?

Gợi ý:

2) a) Mở bài - Giới thiệu cây mai tứ quý.

Thân bài - Tả vẻ đẹp của cây mai tứ quý.

Kết bài - Nêu cảm xúc của người tả khi ngắm cây.

b) Bài văn Cây mai tứ quý được miêu tả theo trình tự từng bộ phận của cây.

 

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

1. Thảo luận, trả lời câu hỏi: Trong bài dưới đây, cây gạo được miêu tả theo trình tự nào? (SGK/50)

Gợi ý:

Cây gạo được miêu tả theo trình tự từng thời kì phát triển của cây.

 

2. Lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học:

a) Tả lần lượt từng bộ phận của cây.

Gốc cây (màu gì, to hay nhỏ, xù xi hay nhẵn...), thân cây (chiều cao, độ lớn, màu sắc...), cành lá (thưa hay rậm, lá to hay nhỏ, hình dạng lá thế nào...), quả (hình dạng, màu sắc...).

b) Tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây.

Cây non mới mọc; cây có nhiều cành, nhánh; cây thời kì ra hoa; cây thời kì kết quả; quả chín...

Gợi ý:

a) Tham khảo tại đây: 

b) Tham khảo tại đây: 

 

3. Chơi trò chơi: Thi tìm nhanh từ ngữ thuộc chủ đề sức khoẻ.

a) Thi nói tên các hoạt động rèn luyện sức khoẻ.

b) Thi nói nhanh từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh.

Gợi ý:

a) Các hoạt động rèn luyện sức khoẻ: chơi các môn thể thao như kéo co, nhảy dây, đá bóng, chạy bộ.

b) Vạm vỡ, cường tráng, cơ bắp, dẻo dai, lực lưỡng, răn chắc, nở nang. 

 

4. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ.

a) Khoẻ như ...

c) Nhanh như ...

b) Yếu như ...

d) Chậm như ...

Gợi ý:

a) trâu; b) sóc; c) sên; d) rùa 

 

5. Thảo luận để trả lời câu hỏi: cần làm gì để có sức khoẻ?

Gợi ý:

- Cần duy trì giờ giấc học tập, làm việc, vui chơi hằng ngày thế nào?

- Cần lao động và luyện tập thể dục, thế thao thế nào?

- Nên chơi những trò chơi nào để cơ thế thêm mạnh khoẻ?

- Cần có chế độ ăn uống thế nào để có sức khoẻ tốt?

Gợi ý:

- Cần duy trì giờ giấc học tập, làm việc, vui chơi hằng ngày theo đúng thời gian biểu.

- Cần lao động vừa sức và luyện tập thể dục, thể thao phù hợp với lứa tuổi.

- Để cơ thể thêm khoe manh, cần bơi lội, chơi cầu lông, nhảy dây, bóng đá.

- Cần có chế độ ăn uống điều độ để có sức khoẻ tốt. 

 

6. Đặt câu về chủ đề sức khoẻ.

Gợi ý: Em có thể đặt câu nói về:

- Người có sức khoẻ.

M: Nhờ chăm chỉ luyện tập, ông em đã già nhưng vẫn đi lại rất nhanh nhẹn.

- Hoạt động rèn luyện đế có sức khoẻ.

M: Sáng nào cũng vậy, sau tiết học thứ hai, tất cả chúng em đều ra sân tập thể dục.

Gợi ý:

Đặt câu:

- Nhờ ăn uống điều độ và thường xuyên hoạt động nên bà em vẫn còn rất khoẻ.

- Mỗi tuần hai lần, em đều đi bơi cùng gia đình.

0