Soạn bài Nói về cảm xúc của em
TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI NÓI VỀ CẢM XÚC CỦA EM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát và nói rõ mỗi khuôn mặt sau thể hiện cảm xúc gì của con người? (SGK/33) Gợi ý: Từ trái qua phải là các khuôn mặt thể hiện cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, giận. 2. Tìm hiểu về câu cảm. 1) Đọc các câu sau: - A, con mèo này ...
TIẾNG VIỆT 4 SOẠN BÀI NÓI VỀ CẢM XÚC CỦA EM A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát và nói rõ mỗi khuôn mặt sau thể hiện cảm xúc gì của con người? (SGK/33) Gợi ý: Từ trái qua phải là các khuôn mặt thể hiện cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, giận. 2. Tìm hiểu về câu cảm. 1) Đọc các câu sau: - A, con mèo này khôn thật! - Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao! - Ôi, ông già Nô-en đến kìa! - Thật tức không chịu nổi! 2) Mỗi câu trên đây bộc lộ cảm xúc ...
SOẠN BÀI NÓI VỀ CẢM XÚC CỦA EM
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Quan sát và nói rõ mỗi khuôn mặt sau thể hiện cảm xúc gì của con người? (SGK/33)
Gợi ý:
Từ trái qua phải là các khuôn mặt thể hiện cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, giận.
2. Tìm hiểu về câu cảm.
1) Đọc các câu sau:
- A, con mèo này khôn thật!
- Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
- Ôi, ông già Nô-en đến kìa!
- Thật tức không chịu nổi!
2) Mỗi câu trên đây bộc lộ cảm xúc gì?
3) Cuối mỗi câu có dấu gì?
4) Trong câu cảm thường có những từ ngữ nào?
Gợi ý:
2) Mỗi câu bộc lộ cảm xúc:
- ngạc nhiên, thán phục
- hân hoan trước vẻ đẹp
- hớn hở, vui mừng
- tức giận
3) Cuối mỗi câu có dấu chấm than.
4) Ghi nhớ 2 trang 34.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1. Chuyển các câu kể sau thành câu cảm:
Viết vào bảng nhóm kết quả thảo luận theo mẫu (SGK/34)
Gợi ý:
Câu kể |
Câu cảm |
M: 1. Con mèo này bắt chuột giỏi. |
Ôi, con mèo này bắt chuột giỏi quá! |
2. Trời rét. |
Chà, trời rét ghê! |
3. Bạn Ngân chăm chỉ. |
Bạn Ngân chăm chỉ lắm! |
4. Bạn Giang học giỏi. |
Chà, bạn Giang học giỏi thật! |
2. Đặt câu cảm cho các tình huống sau:
a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có bạn Lê làm được. Hãy đặt câu để bày tỏ sự thán phục bạn.
M: Lể tuyệt thật đấy!
b) Vào ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng tới chúc mừng em. Hãy đặt câu cảm để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng.
M: Trời, lâu quả rồi mới gặp bạn!
Với mỗi tình huống, em đặt 1 câu, rồi viết vào vở.
Gợi ý:
a) Bạn quả là cừ!
b) Chao ôi! Bạn khiến mình cảm động quá!
3. Những câu cảm sau đây bộc lộ cảm xúc gì?
Viết vào phiếu học tập (SGK/35)
Gợi ý:
Câu cảm |
Bộc lộ cảm xúc |
a) Ôi, bạn Nam đến kìa! |
Vui mừng |
b) Ô, bạn Nam thông minh quá! |
Thán phục |
c) Trời, thật là kinh khủng! |
Sợ hãi |
4. Quan sát và miêu tả đặc điểm của con mèo (hoặc con chó) nhà em hoặc của nhà hàng xóm.
Em nhớ lại đặc điểm của con mèo hoặc con chó để viết đoạn văn:
- Tả ngoại hình: hình dáng, bộ lông, cái đầu, hai cái tai, đôi mắt, bốn chân.
- Tả hoạt động: đi, đứng, nằm, chạy nhảy, rình chuột, mừng chủ,
Tham khảo bài làm tại đây: