25/05/2017, 00:18

Nỗi nhớ nước thương nhà được thể hiện như thế nào trong bài thơ qua đèo ngang

Đề bài: Bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng của chính tác giả như thế nào  Là một nữ thi sĩ đa tài của nền văn học trung đại Việt Nam, cùng với nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì Bà Huyện Thanh Quan là một gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu với rất ...

Đề bài: Bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng của chính tác giả như thế nào  Là một nữ thi sĩ đa tài của nền văn học trung đại Việt Nam, cùng với nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì Bà Huyện Thanh Quan là một gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu với rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị đến ngày nay.Nhắc đến các tác phẩm của nữ sĩ này, không thể không nhắc đến bài thơ “Qua đèo ngang”, đây  là một bài thơ được viết theo thể ...

Đề bài: Bài thơ Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng của chính tác giả như thế nào

 Là một nữ thi sĩ đa tài của nền văn học trung đại Việt Nam, cùng với nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì Bà Huyện Thanh Quan là một gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu với rất nhiều những tác phẩm văn học có giá trị đến ngày nay.Nhắc đến các tác phẩm của nữ sĩ này, không thể không nhắc đến bài thơ “Qua đèo ngang”, đây  là một bài thơ được viết theo thể Đường luật, với nội dung nói về tấm lòng, về tình yêu đối với quê hương đất nước của chính bản thân Bà Huyện Thanh Quan, vì vậy mà ta cảm nhận ở bài thơ tình cảm chan chứa, nồng hậu của một người hết lòng thương nhà, nhớ quê.

Bài thơ “ Qua đèo ngang” được Bà Huyện Thanh Quan sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là lần đầu tiên xa nhà, xa quê hương để vào Huế nhận chức “cung trung giáo tập” – tức dạy nghi lễ cho các phi thần, cung nữ theo mệnh lệnh của nhà vua. Là một người yêu và gắn bó với quê hương nên khi xa nhà, nữ sĩ đã không tránh khỏi cảm giác buồn man mát, cùng với đó là nỗi buồn, nỗi nhớ hướng về quê hương. Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã vẽ ra một không gian chiều tà, một không gian u buồn, gợi nhắc nhà thơ nhớ về quê nhà:

“Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa”

Đèo ngang ở đây là một địa danh, nơi Bà Huyện Thanh Quan dừng chân, lấy sức để tiếp tục cho cuộc hành trình dài. “Xế tà” là không gian chiều tà, khi hoàng hôn bao phủ không gian, bầu trời như lắng xuống màu sắc trong xanh của ban ngày, thay vào đó là sắc đỏ hồng bao trùm lên không gian, mọi hoạt động của con người đều tạm ngưng, đây là thời điểm nghỉ ngơi,xum vầy gia đình. Trong không khí trầm buồn của không gian, trong cái thời khăc gợi nhắc đến sự đoàn viên ấy thường khiến cho những con người xa quê những nỗi buồn man mác. “Cỏ cây chen đá lá chen hoa” câu thơ có sự hiệp vần “tà”, “đá”, “lá”, “hoa” và có xự xuất hiện của tiểu đối “Cỏ cây chen đá/ Lá chen hoa”. Câu thơ đã tô đậm, tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên um tùm, chen chúc của cỏ cây hoa lá, song cũng tạo cảm giác rợn ngợp, trống vắng.

“Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

Trong khung cảnh rợp ngợp, trống vắng nơi đèo ngang, thu vào tầm mắt của Bà Huyện Thanh Quan là nhịp sống của bình dị của những con người. Đó là hình ảnh lom khom của những chú tiều, có thể là đang loay hoay với nhwunxg bó củi, cũng có thể là đang trên đường trở về nhà. Có lẽ điểm nhìn của nhà thơ khá xa nên chỉ nhìn thấy những dáng long khom , nhỏ bé phía xa chứ không thể biết được tường tận những động tác, cử chỉ của những chú tiều này. Xa xa bên sông lại là những hình ảnh thấp thoáng của những ngôi nhà “Lác đác bên sông chợ mấy nhà”. Như vậy, hình ảnh của những con người, những mái nhà không làm cho cảm giác rợn ngợp, trống vắng mất đi mà nó còn làm tăng sự cô đơn, cảm giác lạc lõng của một con người xa quê.

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Đến đây, bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan chính thức được hé mở, đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết, cồn cào. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh con chim cuốc để nói về nỗi nhớ quê, tuy nhiên, cái độc đáo trong nghệ thuật chính là đảo ngữ, chơi chữ của nhà thơ, mượn  tiếng kêu của con cuốc để nói lên những nỗi lòng nhưng tiếng kêu này cũng vô cùng đặc biệt bởi nó kêu “quốc quốc” tức là tiếng kêu hướng về tổ quốc, quê hương. Không chỉ nhớ quê, nhà văn còn hướng nỗi nhớ đến gia đình nhỏ của mình “Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”, gia gia ở đây chính là gia đình, người thân của nữ thi sĩ.

“Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Phải xa nhà, xa quê để đến một vùng đất mới hoàn toàn lạ lẫm, mới lạ, nhà văn đã thể hiện một phút lắng đọng trong cmar xúc, khi bước chân dừng lại và cảm nhận vẻ đẹp của đất trời, núi sông “trời non nước”. và cũng trong sự lắng đọng ấy, nhà thơ thể hiện nỗi lòng đầy cô đơn, lạc lõng của mình “Một mảnh tình riêng ta với ta”. Đó là dòng tâm sự chất chứa nhưng cũng chẳng thể dãi bày ra cùng ai, tác giả chỉ đành ấp ủ cho riêng mình “ta với ta”.

Như vậy, bài thơ “Qua đòe ngang” của Bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ nói về tình yêu quê hương xứ sở, cũng như tình cảm tha thiết của một con người xa quê với gia đình của mình.Qua bài thơ ta cũng cảm nhận được tâm trạng cô đơn, lạc long của nhà văn giữa nơi đất khách.

0