24/05/2018, 21:21

Nội dung quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Thuế môn bài Thuế môn bài thu một năm một lần nhằm mục đích hoàn thiện việc kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh qua đó có căn cứ phân loại cơ sở kinh doanh theo quy mô lớn, vừa hay nhỏ để có biện ...

Thuế môn bài

Thuế môn bài thu một năm một lần nhằm mục đích hoàn thiện việc kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh qua đó có căn cứ phân loại cơ sở kinh doanh theo quy mô lớn, vừa hay nhỏ để có biện pháp quản lý thích hợp với từng đơn vị và động viên một phần đóng góp của cơ sở kinh doanh ngay từ đầu mỗi năm để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho ngân sách Nhà nước trong khi nhiều khoản thuế chưa phát sinh nguồn thu. Thuế môn bài hiện nay đang áp dụng theo Nghị định số 52/CP ngày 9/9/1996 quy định:

- Về đối tượng nộp thuế môn bài bao gồm:

+ Các cơ sở kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập (DNNN, công ty, DN tư nhân, xí nghiệp tư nhân, DN hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, tổ chức, các cá nhân người nước ngoài đang kinh doanh tại Việt nam, các tổ chức hành chính sự nghiệp, đoàn thể đăng ký hoạt động kinh tế) nộp thuế theo mức 850 nghìn đồng/năm.

+ Các cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ, Hợp tác xã, nộp thuế môn bài theo mức 550 nghìn đồng/ năm

+ ở các cơ sở kinh doanh trên có cửa hàng, điểm kinh doanh dịch vụ ở nhiều nơi khác nhau, thì cửa hàng đó phải nộp thuế môn bài theo mức 325 nghìn đồng/năm.

- Các đối tượng khác nộp thuế môn bài theo biểu sau.

Các đối tượng khác gồm:

+ Hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

+ Cán bộ công nhân viên, xã viên hợp tác xã, người lao động trong các doanh nghiệp NQD nhận khoán tự trang trải mọi khoản chi phí, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh.

+ Nhóm cán bộ công nhân viên, nhóm xã viên Hợp tác xã, nhóm người lao động nhận khoán nhưng từng cá nhân trong nhóm nhận khoán lại kinh doanh riêng rẽ, từng cá nhân trong nhóm còn phải nộp thuế môn bài riêng.

+ Các cơ sở kinh doanh trên danh nghĩa là các công ty Cổ phần, công ty TNHH...nhưng từng thành viên của công ty vẫn kinh doanh độc lập chỉ nộp một khoản tiền nhất định cho công ty để phục vụ yêu cầu quản lý chung thì thuế môn bài thu theo từng thành viên.

Bảng 1: Biểu thuế môn bài áp dụng cho đối tượng khác nộp thuế

Đơn vị tính: nghìn đồng

Bậc thuế Thu nhập/ tháng Mức thuế cả năm
1 Trên 1250 850
2 Trên 900 đến 1250 550
3 Trên 600 đến 900 325
4 Trên 350 đến 600 165
5 Trên 150 đến 350 60
6 Dưới 150 25

Nguồn: Thông tư số 69 TC/TCT - Bộ Tài chính ngày 5/11/1996

- Thời gian nộp thuế môn bài:

+ Cơ sở kinh doanh có hoạt động sản xuất trong khoảng thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp thuế môn bài cả năm.

+ Cơ sở kinh doanh có hoạt động sản xuất trong khoảng thời gian của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế cả năm.

+ Cơ sở đang sản xuất kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch

+ Cơ sở mới ra kinh doanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng bắt đầu kinh doanh.

- Nơi nộp thuế môn bài:Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế cấp nào thì nộp thuế môn bài tại cơ quan thuế cấp đó.

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT).

Luật thuế GTGT thay thế luật doanh thu được áp dụng thống nhất kể từ 1/1/1999. Thuế GTGT tính từ trên khoản GTGT thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng nên khắc phục được nhược điểm đánh thuế trùng lặp của thuế doanh thu. Thuế được hoàn đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ phát huy hết tác dụng khi xuất khẩu, tạo điều kiện cho xuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị truờng quốc tế. Thuế GTGT kết hợp với hàng nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, góp phần tích cực bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước tăng cường hạch toán kế toán kinh doanh, thúc đẩy việc mua bán hàng hóa thực hiện tốt chế độ hóa đơn để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ gía thành sản phẩm...

- Đối tượng đánh thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở nước ta kể cả hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng nội bộ hay làm quà biếu, tặng, đem trao đổi trừ 26 mặt hàng được quy định trong luật thuế GTGT.

- Đối tượng nộp thuế là mọi tổ chức, cá nhân (không phân biệt thành phần kinh tế) có hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng phải kê khai thuế GTGT từng tháng và nộp thuế theo hạn thời hạn ghi trong báo cáo nộp thuế của cơ quan thuế, chậm nhất không quá ngày 25 của tháng tiếp theo. Hết năm phải kê khai để quyết toán thuế.

- Giá tính thuế GTGT là giá chưa có thuế GTGT. Khi bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ trên hoá đơn phải ghi rõ giá bán hàng chưa có thuế GTGT, tiền thuế GTGT phải nộp và giá bán gồm cả thuế GTGT.

- Về thuế suất: Có 4 mức thuế suất áp dụng đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ.

+ Mức 0% áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu.

+ Mức 5% áp dụng đối với hàng hoá và dịch vụ cần khuyến khích sản xuất tiêu dùng cần thiết cho nhu cầu đời sống.

+ Mức 10% áp dụng đối với các hàng hoá và dịch vụ phổ thông.

+ Mức 20% áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ không khuyến khích cần điều tiết cao

- Về phương pháp có 2 phương pháp: Khấu trừ thuế và tính trực tiếp trên GTGT:

+ Phương pháp khấu trừ thuế được áp dụng đối với mọi cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn GTGT và sổ sách kinh doanh, có căn cứ xác định thuế đầu ra và thuế đầu vào để thực hiện chế độ khấu trừ thuế:

Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

+ Phương pháp trực tiếp được thực hiện đối với các cơ sở kinh doanh không có điều kiện thực hiên chế độ sổ sách hoá đơn GTGT, chủ yếu áp dụng đối với các hộ nhỏ, thuế tính theo tỷ lệ GTGT trên doanh thu khoán trong một thời gian 6 tháng đến một năm.

Thuế GTGT = GTGT x Thuế suất.

+ Về nguyên tắc: Thuế GTGT là thuế gián thu mà cơ sở kinh doanh đã thu hộ Nhà nước khi bán hàng nên không có chế độ miễn giảm thuế cho cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên trong bước đầu chuyển từ thuế doanh thu có 11 mức thuế sang thuế GTGT có 4 thuế suất, một số cơ sở kinh doanh phải nộp thuế GTGT cao hơn thuế doanh thu trong những năm đầu bị lỗ thì được xét giảm thuế GTGT trong từng năm dương lịch. Thời gian được xét giảm thuế tối đa từ 3 năm kể từ khi luật thuế GTGT tương ứng với số lỗ của năm xét giảm thuế, nhưng tối đa không quá 50% số thuế GTGT phải nộp trong năm và theo thêm quyền xét giảm thuế GTGT được quy định cho từng cấp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Thuế TNDN thay thế Luật thuế lợi tức được thi hành từ 1/1/1999 nhằm bao quát và điều tiết tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh trong cơ chế thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh qua các chế độ miễn giảm thuế từng bước thu hẹp sự khác biệt về chính sách thuế để đảm bảo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, hệ thống hoá những quy định ưu đãi về thuế.

- Về giá tính thuế:

Điều 7 Nghị định 54 của Chính phủ ngày 28/8/1993 quy định. Giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập (bao gồm cả phí vận chuyển, phí bảo hiểm...) theo hợp đồng. Còn với hàng xuất nhập khẩu không đủ điều kiện xác định giá tính thuế theo hợp đồng hay giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu tại cửa khẩu và đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu theo phương thức khác không phải là mua, bán, không thanh toán qua ngân hàng) thì giá tính thuế là giá mua, bán tối thiểu tại cửa khẩu.

- Về chính sách miễn giảm thuế:

Ngoài các đối tượng được miễn giảm thuế sau khi đã làm thủ tục hải quan như: hàng Viện trợ không hoàn lại, hàng là tài sản di chuyển, hàng trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của khách nhập cảnh... Luật thuế xuất, nhập khẩu hiện hành còn quy định những đối tượng sau được xét miễn giảm thuế: hàng chuyên dùng cho an ninh quốc phòng, nghiên cứu giáo dục và đào tạo...

Quy định nói trên cho thấy chính sách miễn giảm thuế hiện nay còn khá rộng rãi so với các nước trong khu vực làm cho chính sách thuế thiếu tính minh bạch, giảm tính trung lập của thuế.

Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

Như các luật thuế khác, luật thuế TTĐB quy định mọi tổ chức cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế có sản xuất kinh doanh hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB là đối tượng nộp thuế TTĐB. Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.

Các sắc thuế khác

Ngoài các sắc thuế nói trên, các cơ sở sản xuất kinh doanh còn phải nộp các khoản thuế khác như thuế nhà đất, thuế tài nguyên...Tuy nhiên vì các khoản này không phát sinh thường xuyên hay rất nhỏ nên không trình bày kỹ mục đích ý nghĩa, nội dung chính sách thu.

Qui trình quản lí thu thuế đối với các doanh nghiệp

Đăng ký thuế và cấp mã số thuế

1- Doanh nghiệp lập đăng ký thuế:

Doanh nghiệp mới ra kinh doanh phải đăng ký với Cục thuế. Sau đó doanh nghiệp gửi tờ khai đăng ký thuế tới cơ quan thuế.

2- Tiếp nhận đăng ký thuế:

Phòng Hành chính nhận tờ khai đăng ký thuế của các doanh nghiệp, từ các chi cục gửi lên sau đó phân loại tờ khai đăng ký thuế của các doanh nghiệp theo từng phòng quản lý thu sau đó chuyển cho Phòng quản lý thu và Phòng máy tính.

3- Kiểm tra tờ khai đăng ký thuế - Phòng quản lý thu thực hiện.

4- Nhập đăng ký thuế và cấp mã số thuế - phòng máy tính thực hiện:

5- Chuyển dữ liệu đăng ký thuế về tổng cục thuế: Phòng máy tính của Tổng cục thuế truyền dữ liệu đăng ký thuế về Tổng cục Thuế để tránh sự trùng lập mã số thuế trên phạm vi toàn quốc.

6- Kiểm tra tại Tổng cục: Tổng cục kiểm tra dữ liệu đăng ký thuế các cục thuế trên phạm vi toàn quốc để tránh việc đăng ký trùng lắp đồng thời kiểm tra quan hệ doanh nghiệp chủ quản với đơn vị trực thuộc thông qua mã số thuế.

7- In giấy chứng nhận cấp mã thuế.

2.1.2 Xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế

1- Hướng dẫn đối tượng nộp thuế (ĐTNT) lập tờ khai thuế: Phòng quản lý thu hướng dẫn các doanh nghiệp lập và khai thuế theo mẫu và gửi cơ quan thuế theo đúng hạn quy định của luật thuế.

2- Tiếp nhận tờ khai: Phòng Hành chính tiếp nhận tờ khai và chuyển đến phòng quản lý thu.

3- Kiểm tra tờ khai ban đầu: Phòng quản lý nhận tờ khai và phát hiện lỗi của đối tượng nộp sau đó gửi xuống phòng máy tính.

4- Nhập tờ khai: Phòng máy tính tiến hành xử lý kiểm tra sau đó thông báo cho phòng quản lý thu biết để báo cho ĐTNT về những sai sót trên tờ khai mà cơ quan thuế đã sửa.

5- Sửa lỗi kê khai: ĐTNT liên hệ với cơ quan thuế để sửa với thuế GTGT trước ngày 15 hàng tháng, với thuế TNDN trước ngày 28/2 của năm.

6- ấn định thuế: Phòng quản lý thu theo dõi ĐTNT không nộp tờ khai hoặc quá hạn sửa lỗi thì thực hiện việc ấn định thuế.

7- In thông báo thuế:

+ Thông báo thuế lần 1: Phòng máy tính tính nợ kỳ trước chuyển sang, tính nợ phải nộp kỳ này đưa vào danh sách ấn định thuế và in thông báo thuế thời gian đối với thuế GTTG là in trước ngày 18 hàng thàng và đối với thuế TNDN là ngày 15 của tháng thứ 3.

+Thông báo thuế lần 2: phòng quản lý thu theo dõi ĐTNT chưa nộp thuế lần1. Phòng máy tính ra thông báo thuế lần 2 số tiền là: số tiền thuế chưa nộp + số tiền phạt của thuế.

8- Xử lý nộp phạt:

+ Tính phạt nộp chậm: Phòng KH - KT - TK(MT) tính phạt 0,1%/ ngày trên số tiền thuế nộp chậm đối với các đối tượng nộp thuế nộp chậm tiền thuế. Việc tính phạt nộp chậm căn cứ vào số ngày và số tiền thuế chậm.

+ Phạt hành chính: Phòng Quản lý thu hoặc phòng TT-XLTT xem xét, lựa chọn đối tượng nộp thuế cần phạt thuế theo quy định tại thông tư số 128/1998/TT-BTC về xử phạt hành chính để trình lãnh đạo Cục duyệt.

9- Lập lệnh thu: Phòng Quản lý thu theo dõi tình hình nợ đọng thuế, lựa chọn và lập danh sách các đối tượng nộp thuế.

10- Nộp thuế: Đối tượng nộp thuế căn cứ vào tờ khai tính thuế của mình để nộp thuế vào Kho bạc, phòng Quản lý thu có trách nhiệm theo dõi đối tượng nộp thuế theo đúng hạn định.

11- Thu thuế tại Kho bạc:

12- Nhận giấy nộp tiền:

13- Lập kế hoạch kiểm tra đối tượng nộp thuế về kê khai thuế:

Phòng Thông tin - Xử lý thông tin và các phòng Quản lý thu khai thác danh sách đối tượng nộp thuế có nghi vấn về kê khai thuế trên máy tính.

14- Xử lý danh sách đối tượng nộp thuế nghi vấn:

15- Kiểm tra trực tiếp đối tượng nộp thuế: Phòng TT – XLTT phối hợp với phòng quản lý thu thực hiện kiểm tra trực tiếp theo quy trình quy định.

16- Nhập kết quả sau kiểm tra:

17- Lập sổ thuế, báo cáo kế toán:

Xử lý hoàn thuế:

1- Lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế: Đối tượng hoàn thuế lập hồ sơ theo quy định để đề nghị hoàn thuế và gửi đến cơ quan thuế trực tiếp thu.

2- Tiếp nhận hồ sơ:

3- Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế được hoàn: Phòng Quản lý thu kiểm tra các thủ tục hoàn thuế của đối tượng nộp thuế. Sau khi kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế phòng Quản lý thu thông báo cho đối tượng nộp thuế để bổ sung chỉnh sửa kịp thời.

4- Lãnh đạo duyệt.

5- Gửi và lưu các Quyết định hoàn thuế.

6- Lập danh sách ĐTNT được hoàn thuế.

Phòng Quản lý thu căn cứ vào quyết định hoàn thuế để lập danh sách kết quả hoàn thuế, lãnh đạo Phòng Quản lý thu ký xác nhận danh sách.

7- Kho bạc hoàn thuế.

8- Nhập chứng từ hoàn thuế: Có hai cách là:

+ Nhập số thuế được hoàn theo Quyết định.

+ Nhập số đã hoàn theo chứng từ kho bạc.

Xử lý miễn thuế, giảm thuế, tạm giảm thuế:

1- Lập, gửi hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm, tạm giảm thuế:

ĐTNT thuộc diện được miễn, giảm thuế theo Luật thuế phải lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm, tạm giảm thuế theo qui định để gửi tới cơ quan thuế.

2- Tiếp nhận hồ sơ.

3- Kiểm tra hồ sơ, xác định số thuế miễn hoặc giảm, tạm giảm thuế.

Phòng Quản lý thu nhận hồ sơ đề nghị miễn, giảm, tạm giảm thuế của ĐTNT, tiến hành kiểm tra thủ tục hồ sơ để xác định số thuế được miễn, giảm, tạm giảm.

4- Duyệt hồ sơ, ký quyết định miễn thuế, tạm giảm hoặc giảm thuế.

5- Gửi quyết định miễn thuế, tạm giảm hoặc giảm thuế .

6- Lập danh sách miễn, giảm, tạm giảm thuế.

7- Điều chỉnh số thuế phải nộp.

Phòng KH-KT-TK(MT) nhận danh sách kết quả quyết định miễn thuế, nhập số thuế được miễn, tạm giảm hoặc giảm để điều chỉnh số thuế phải nộp từng kỳ của ĐTNT.

8- Lưu hồ sơ.

Xử lý quyết toán thuế:

1- ĐTNT lập và gửi quyết toán.

2- Nhận quyết toán thuế.

3- Kiểm tra số liệu quyết toán thuế.

Kiểm tra ban đầu: Phòng Quản lý thu nhận quyết toán thuế, kiểm tra phát hiện các chỉ tiêu kê khai sai trong quyết toán thuế.

Kiểm tra xác minh số liệu quyết toán thuế:

Đối với các bản quyết toán thuế kê khai rõ ràng, đầy đủ chứng từ chứng minh số liệu, Phòng Quản lý thu kiểm tra tính chính xác của các số liệu kê khai trên quyết toán.

4- Xác định kết quả quyết toán thuế:

5- Điều chỉnh thuế phải nộp: Phòng KH-KT-TK (MT) điều chỉnh số thuế phải nộp vào tháng hoặc quý hiện tại.

6- Lưu hồ sơ quyết toán: Phòng Quản lý thu lưu vào hồ sơ doanh nghiệp

Lập hồ sơ đối tượng nộp thuế:

Phòng Quản lý thu: Có nhiệm vụ tạo lập và quản lý hồ sơ các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một cặp hồ sơ riêng lưu trữ các tài liệu như:

1- Đăng ký thuế.

2- Thông báo thuế.

3- Các hồ sơ và quyết định hoàn thuế, giảm, tạm giảm thuế.

4- Quyết toán thuế.

5- Các biên bản kiểm tra, quyết định xử lý kiểm tra.

6- Các quyết định phạt hành chính thuế.

7- Lệnh thu.

8- Các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến doanh nghiệp

Đăng ký thuế

1- Quản lý địa bàn:Đội thuế có trách nhiệm phối hợp với chính quyền phường, xã nắm số hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

2-ĐTNT kê khai đăng ký thuế: Có hai trường hợp:

- Cá nhân (hộ) ra kinh doanh lần đầu phải tiến hành kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế.

- Cá nhân (hộ) trước đó đã được cấp mã số thuế, nhưng nghỉ kinh doanh dài hạn, sau đó lại kinh doanh lại vẫn phải thực hiện đăng ký nộp thuế lại cơ quan thuế, nhưng cấp mã số thuế mới (ĐTNT sử dụng mã số thuế đã có).

3-Nhận tờ khai đăng ký thuế: Đội thuế nhận tờ đăng ký thuế của các ĐTNT. Kiểm tra các chỉ tiêu kê khai và trực tiếp liên hệ với ĐTNT chỉnh sửa tờ khai đăng ký thuế nếu có lỗi .

4-Nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế:

5- Gửi giấy chứng nhận đăng ký thuế (ĐKT) cho ĐTNT: Các đội thuế nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế và lập sổ theo dõi việc phát giấy chứng nhận ĐKT theo mẫu số 02/NQD .

Điều tra doanh số ấn định:

  1. Giao chỉ tiêu phấn đấu

2-Phân loại ĐTNT

  1. Hướng dẫn ĐTNT kê khai thuế

4-Điều tra xác định doanh số của ĐTNT: Trực tiếp điều tra hoặc phối hợp với hội đồng tư vấn thuế phường, xã tổ chức điều tra xác định doanh số điển hình theo mẫu số 03/NQD để làm căn cứ tham khảo khi xác định doanh số chung của các hộ.

5 -Thực hiện công khai hoá doanh số dự kiến.

6 -Tham khảo ý kiến của hội đồng tư vấn thuế.

7-Duyệt mức doanh số ấn định: Sau khi hội đồng tư vấn thuế xem xét và tham gia ý kiến về mức doanh số dự kiến ấn định cho các hộ mới phát sinh và hết hạn ổn định thuế, tổ KH-NV tập hợp, kiểm tra lại kết quả của ấn định.

Xét miễn giảm thuế:

1-ĐTNT nộp đơn đề nghị miễn, giảm thuế: Các hộ kinh doanh trong diện được miễn thuế và các hộ tạm nghỉ kinh doanh trên 15 ngày phải viết đơn đề nghị cơ qua thuế xét miễn, giảm thuế.

2 -Kiểm tra, giải quyết đơn đề nghị miễn, giảm thuế: Tổ kiểm tra Chi cục phối hợp với các đội thuế tổ chức tiến hành kiểm tra các hộ có đơn nghỉ kinh doanh.

Tính thuế, lập sổ bộ thuế (đối với hộ ấn định thuế):

1-Tập hợp các căn cứ tính thuế: Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ (KH- NV) thu nhập danh sách dự kiến doanh số ấn định của các hộ mới ra kinh doanh và các hộ dự kiến điêù chỉnh doanh số ấn định để làm căn cứ tính thuế cho kỳ thuế tới.

2-Tính thuế, tính nợ và phạt (nếu có) và lập sổ bộ thuế:

-Đối với các hộ còn trong thời hạn ổn định thuế: Tổ KH-NV thực hiện chuyển sổ, giữ nguyên mức doanh số, thuế và tính tiền nợ, tiền phạt ngay từ đầu tháng, sau đó thực hiện in thông báo ngay.

- Đối với các hộ mới phát sinh hoặc hết hạn ổn định thuế: Tổ KH-NV căn cứ vào bảng dự kiến doanh số ấn định của từng hộ mới phát sinh hoặc hết hạn ổn định thuế, dựa vào bảng tỷ lệ giá trị gia tăng... để tính thuế cho từng hộ này. Đồng thời tính nợ thuế và phạt nộp chậm đối với các hộ hết hạn ổn định thuế.

- Tính phạt: Tổ KH-NV và tổ kiểm tra Chi cục qua theo dõi việc nộp thuế của các hộ, đề xuất danh sách các hộ phạt hành chính thuế về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

3- Tổ chức duyệt sổ bộ thuế:

4- Công khai thuế:

Các đội thuế thực hiện niêm yết công khai hoá mức thuế của các hộ này tại trụ sở UBND phường, xã, các tổ ngành hàng để các ĐTNT được biết.

5- Thông báo thuế

Thông báo thuế ghi đầy đủ mã số ĐTNT (do Cục thuế cấp), số thuế nợ tháng trước chuyển qua, số thuế phải nộp tháng này, địa điểm nộp thuế và các chỉ tiêu khác.

6- Công tác kiểm tra: Tổ kiểm tra khai thác thông tin về tình hình thu nộp, giám sát quá trình tính thuế, lập bộ để kịp thời phát hiện các trường hợp có hiện tượng trốn, lậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra lại cơ sở.

Xử lý tờ khai:

1. ĐTNT lập tờ khai thuế: Hộ kinh doanh phải lập các tờ khai thuế theo mẫu quy định và gửi cơ quan thuế.

2. Nhận và kiểm tra tờ khai: Đội thuế nhận tờ khai thuế từ các hộ kinh doanh. Ghi sổ theo dõi việc nhận tờ khai. Sau đó tiến hành kiểm tra tờ khai để phát hiện các lỗi như:

+ Ghi sai tên ĐTNT.

+ Không ghi mã số thuế.

+ Khai thiếu chỉ tiêu hoặc sai mẫu tờ khai.

+ áp thuế suất sai, tính toán sai.

+ Các chỉ tiêu tiền bằng ngoại tệ chưa quy đổi ra tiền việt.

  1. ấn định thuế: Tổ KH - NV lập danh sách ấn định thuế cho kỳ thuế trước ngày 15 của tháng để trình lãnh đạo duyệt.

4. Tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ bộ thuế:

Tổ KH - NV căn cứ vào tờ khai thuế, danh sách ấn định thuế, các kết quả kiểm tra, quyết định phạt hành chính,... để tiến hành tính thuế, tính nợ kỳ trước chuyển qua và tính phạt nộp chậm tiền thuế. Sau đó lập sổ bộ thuế.

5. Thông báo thuế:

- Thông báo thuế lần 1:

Tổ KH - NV tính nợ kỳ trước chuyển sang, tính thuế phải nộp tháng này dựa vào tờ khai và danh sách ấn định thuế, tính phạt và in thông báo thuế.

- Thông báo thuế lần 2: Qua theo dõi thu nộp của ĐTNT, tổ KH - NV lựa chọn ĐTNT cần phát hành thông báo thuế lần 2. Số tiền trong báo lần 2 gồm: số tiền chưa nộp và số tiền phạt của số thuế nộp chậm.

6. Phạt hành chính thuế:

Trong quá trình quản lý thu, nếu phát hiện ĐTNT vi phạm quy định về phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế, các đội thuế hoặc tổ kiểm tra Chi cục để xuất và dự thảo quyết định phạt hành chính thuế trình lãnh đạo Chi cục duyệt.

7. Lập lệnh thu:

Tổ KH - NV phối hợp với đội thuế và tổ kiểm tra Chi cục lập danh sách ĐTNT nợ thuế lớn, kéo dài đề nghị lập lệnh thu trình lãnh đạo duyệt.

8. Công tác kiểm tra:

Tổ kiểm tra khai thác thông tin về tình hình thu nộp để lựa chọn các đối tượng nộp thuế trong diện kê khai cần kiểm tra tại cơ sở. Lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo duyệt và tiến hành kiểm tra tại cơ sở kinh doanh.

9. Quyết toán thuế:

Hộ kê khai lập quyết toán thuế và nộp cho cơ quan thuế. Đội thuế nhận quyết toán và chuyển quyết toán cho tổ KH - NV để xác định số thuế phải nộp để tổ KH - NV điều chỉnh số thuế trong kỳ thuế hiện tại.

Xử lý giấy nộp tiền, lập báo cáo KT - TK thuế:

1. Nộp thuế: ĐTNT căn cứ vào thông báo thuế để nộp thuế.

2. Thu thuế tại Kho bạc:

3. Theo dõi tình hình nộp thuế (chấm bộ thuế):

Tổ KH - NV hàng ngày nhận giấy nộp tiền từ Kho bạc. Căn cứ vào số liệu trên giấy nộp tiền để chấm sổ bộ thuế, theo dõi tình hình nộp thuế và nợ đọng thuế của các ĐTNT.

4. Kiểm tra các ĐTNT nợ đọng thuế:

Qua việc theo dõi tình hình thu nộp thuế, tổ kiểm tra phối hợp với các đội thuế lựa chọn các ĐTNT nợ đọng thuế lớn, nợ kéo dài hoặc có hiện tượng nghi ngờ về trốn lậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo Chi cục duyệt, sau đó, tiến hành kiểm tra ĐTNT theo kế hoạch.

5. Chuyển chứng từ nộp thuế của ĐTNT theo phương pháp khấu trừ về Cục thuế.

6. Thẩm hạch biên lai

7. Lập báo cáo kế toán, thống kê

Theo kỳ hạn quy định, tổ KH - NV lập các báo cáo kế toán, thống kê theo chế độ để gửi lãnh đạo Chi cục và cấp trên để phục vụ cho công tác chỉ đạo thu.

0