24/05/2018, 21:21

Chức năng và nhiệm vụ của Doanh Nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường

Thị trường Thị trường là một phạm trù kinh tế, sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường. Có quan điểm cho rằng thị trường là tập hợp các sự thoả ...

Thị trường

Thị trường là một phạm trù kinh tế, sự ra đời của nó gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường. Có quan điểm cho rằng thị trường là tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá dịch vụ. Nói cách khác thị trường hàng hoá là tổng thể các mối quan hệ mua bán, trao đổi và tiêu thụ hàng hoá bằng tiền. Một quan điểm khác cho rằng thị trường là tổng số nhu cầu (hoặc tập hợp về một loại hàng hoá nào đó) là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền tệ. Tuy nhiên, dưới góc độ chung nhất, chúng ta có thể hiểu thị trường bằng khái niệm chung nhất “thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình lưu thông” Qua đó các quyết định của công ty về việc sản xuất đầu tư được chung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả.

Cơ chế thị trường

Cơ chế thị trường là một hình thức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định các vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế. Các bộ phận cấu thành của cơ chế thị trường là cung, cầu và giá cả thị trường.

-Cung hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn có khả năng sản xuất để bán theo mức giá nhất định. Như vậy, cung hàng hoá phản ánh mối quan hệ trực tiếp trên thị trường của hao biến số lượng hàng hoá dịch vụ cung ứng và giá cả trong một điều thời gian nhất định.

-Cầu hàng hoá là số lượng hàng hoá người mua muốn và có khả năng mua theo mức giá nhất định, khi giá tăng thì cầu giảm.

Cung- cầu và giá cả thị trường có mối quan hệ mật thiết với nhau không tách rời nhau. Giá cả tỷ lệ nghịch với nhu cầu và tỷ lệ thuận với cung cầu hàng hoá.

Cơ chế thị trường mới du nhập vào nước ta, song đã nhanh chóng phát huy tác dụng của mình đối với nền kinh tế. Chỉ vài năm, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi rõ rệt, đặc biệt đã tạo ra được một vài môi trường kinh doanh sôi động với nhiều thành phần kinh tế tham gia.

Đặc trưng của cơ chế thị trường.

Nền kinh tế nước ta hiện nay là một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước. Trước hết nó mang những đặc trưng của nền kinh tế thị trường tự do. Đó là thể chế kinh tế của những chủ thể tự chủ, tự do kinh doanh theo pháp luật. Các thành phần kinh tế vừa liên kết vừa hợp tác và phát triển đạt tới trình độ xã hội hoá cao.

Tự do hoá kinh doanh và cạnh tranh tạo mọi khả năng cho thị trường, phát huy vai trò tự điều chỉnh sản xuất. Cạnh tranh là qui luật của kinh tế thị trường là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong điều hành các hoạt động kinh tế (cơ chế quản lý). Các hoạt động của thị trường diễn ra chủ yếu dựa trên sự hướng dẫn của qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh, các mối liên hệ kinh tế. Tiền tệ trở thành thiếu do hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quan hệ trở thành quan hệ thống trị trên thị trường.

Mọi yếu tố của sản xuất phải đi vào thị trường. Để nền kinh tế vận hành bình thường cần phải chuyển đổi sang cơ chế kinh tế của các xí nghiệp kinh doanh dịch vụ, đặt nó thực sự đối mặt với thị trường.

Ngoài những đặc điểm trên, nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay có những đặc điểm riêng. Mọi hoạt động kinh tế diễn ra đều có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

Vai trò kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện trên các mặt sau.

Do có tổ chức hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp dịch vụ nói riêng thực hiện chức năng xã hội lưu chuyển hàng hoá nên các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nhanh hàng hoá, tiết kiệm thời gian tiêu thụ thu hồi vốn nhanh.

Các tổ chức kinh doanh dịch vụ thông qua việc thực hiện lưu chuyển hành khách và dịch vụ làm cho thị trường hàng hoá mở rộng ra, phục vụ hành khách được tiêu dùng nhanh hơn, phí lưu thông mua sắm vật tư ít hơn so với các đơn vị sản xuất thực hiện cả chức năng mua bán hàng hoá và cuối cùng vật tư được sử dụng có hiệu quả hơn trong nền kinh tế.

Do đó các doanh nghiệp vật tư đảm bảo nhiệm khâu mua bán vật tư trong nền kinh tế với mạng lưới sâu rộng trong cả nước và mặt hàng đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tiêu dùng mua bán vật tư với số lượng và thời gian theo đúng yêu cầu của sản xuất và khả năng thanh toán của mình. Nhờ đó giảm được một lượng dự trữ trong khâu sản xuất, tiết kiệm được vốn cho doanh nghiệp sản xuất.

Vai trò to lớn của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân không chỉ thể hiện ở chức năng lưu chuyển hành khách mà còn đóng vai trò là người tổ chức sản xuất thông qua mua bán, giao dịch, dịch vụ...phát hiện ra những cơ sở có khả năng sản xuất và tạo điều kiện cho các đơn vị ấy sản xuất.

Các doanh nghiệp dịch vụ Hàng không thực sự đóng vai trò tổ chức những mối liên kết trong nền kinh tế xã hội và tổ chức việc tiêu thụ hợp lý các nguồn vật tư hiện có.

Gồm 4 chức năng thị trường sau:

Chức năng thực hiện: Đây là chức năng quan trọng nhất không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp kinh doanh mà còn có ý nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp kết thúc việc thực hiện hàng hoá sẽ ảnh hưởng mang tính chất, bản chất đến cuối cùng của quá trình tái sản xuất mở rộng.

Chức năng nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng và tình hình thị trường:

Đây là nét đặc biệt của các doanh nghiệp thương mại tuỳ theo loại hình và vị trí của doanh nghiệp trong toàn bộ kênh phân phối nội dung và kỹ thuật nghiên cứu có điểm khác nhau, tuy nhiên yêu cầu chung của chức năng này với tất cả các doanh nghiệp là.

Việc nghiên cứu được tiến hành trên bề mặt, mặt hàng đa dạng

Việc nghiên cứu được tiến hành đảm bảo vừa đánh giá tỷ trọng dung lượng thị trường còn có thể xâm nhập và khả năng tiềm tàng cũng như thế mạnh đứng vững trong cạnh tranh nhu cầu tiêu dùng và thị trường.

Chức năng giáo dục, giáo dưỡng: Với chức năng này doanh nghiệp thực hiện một bộ phận nhiệm vụ của xã hội trên bình diện giáo dục và giáo dưỡng tiêu dùng kinh tế, có mục tiêu hợp lý khoa học, với thị hiếu có thẩm mỹ trong tiêu dùng.

Chứcnăng tư vấn: Được áp dụng trong mối liên hệ với việc nâng cao tính chuyên ngành của quản lý, giảm thấp những mạo hiểm, rủi ro, nâng cao trình độ chuyên môn hoá khi thực hiện một số các hoạt động quyết định.

Trên đây là những chức năng của doanh nghiệp theo quan điểm tiếp cận Marketing hiện đại thích ứng với vị trí đặc biệt và các mục đích kinh tế của xã hội.

Hoạt động kinh doanh là những hoạt động trao đổi hay giao hàng hoá dịch vụ dựa trên cơ sở thuận mua vừa bán. Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khi nói đến hoạt động kinh doanh phải nói đến giao dịch, liên quan đến việc mua sắm vật tư kỹ thuật cho sản xuất.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp dịch vụ phục vụ bán ra cho người tiêu dùng giữ vị trí trung tâm và là đối tượng chú trọng số một của sản xuất kinh doanh. Đó là điều kiện quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là quan trọng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các xí nghiệp nói riêng.

Ở doanh nghiệp sản xuất không chỉ quan tâm đến việc tiêu thụ sản phẩm mà còn phải đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Đó chính là quá trình mua sắm vật tư cho sản xuất và tiêu thụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp. Như vậy, nội dung chủ yếu hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các hoạt động liên quan và phục vụ quá trình sản xuất và tiêu thụ như tài chính, luật pháp dịch vụ, vận tải, khách sạn.

Hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng lớn tới tất cả các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay phải đặc biệt quan tâm tới khâu tổ chức quản lý đến nội dung của hoạt động kinh doanh.

0