11/05/2018, 14:44

Nội dung quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Những nội dung quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà nước ta bao gồm: – Quyết định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội . Toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc trước hết vào đường lối và chiến lược phát triển kinh tế. Để xây dựng chiến lược đúng, có căn cứ khoa học, cần phân tích đúng ...

Những nội dung quản lý kinh tế chủ yếu của Nhà nước ta bao gồm:

– Quyết định chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc
trước hết vào đường lối và chiến lược phát triển kinh tế. Để xây dựng chiến lược đúng, có căn cứ khoa học, cần phân tích đúng thực trạng kinh tế – xã hội, xác định rõ mục tiêu phát triển, lựa chọn phương án tối ưu. Muốn vậy, cần thực hiện dân chủ hoá, khoa học hoá, thể chế hoá quyết sách.

– Kế hoạch. Kế hoạch nói ở đây là kế hoạch thực hiện mục tiêu của quyết định chiến lược, nó là sự triển khai và cụ thể hoá quyết định chiến lược. Kế hoạch xác định mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, nêu ra các biện pháp và phương thức thực hiện các mục tiêu đó.

– Tổ chức. Tổ chức là một nội dung của quản lý nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch đã định. Nó bao gồm việc bố trí hợp lý cơ cấu, xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức và dựa vào yêu cầu cụ thể của các cơ cấu để lựa chọn và bố trí cán bộ thích hợp.

– Chỉ huy và phối hợp. Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, vì thế để cho nền kinh tế hoạt động bình thường, có hiệu quả, cần có sự chỉ huy thống nhất (điều chỉnh từ một trung tâm). Để có thể chỉ huy nền kinh tế, phải có cơ quan quản lý thống nhất, cơ quan đó có quyền lực, có đầy đủ thông tin về các mặt để điều hoà, phối hợp các mặt hoạt động của nền sản xuất xã hội, giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh để bảo đảm cân bằng tổng thể của nền kinh tế.

– Khuyến khích và trừng phạt. Bằng các đòn bảy kinh tế và động viên về tinh thần, khuyến khích mọi tổ chức kinh tế hoạt động theo định hướng của kế hoạch, cố gắng thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch. Muốn vậy, phải có chế độ thưởng phạt rõ ràng, hoạt động theo định hướng kế hoạch, làm lợi cho nền kinh tế thì được khuyến khích; ngược lại, không làm theo định hướng của kế hoạch, làm hại thì phải ngăn chặn và trừng phạt.

0