Chính sách kinh tế vĩ mô của nước ta thời gian qua
Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Có thể có một số chính sách kinh tế khác cũng có tác động tới kinh tế vĩ mô, như ...
Chính sách kinh tế vĩ mô là các chính sách kinh tế nhằm mục đích ổn định kinh tế vĩ mô và đạt trạng thái toàn dụng lao động. Hai chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
Có thể có một số chính sách kinh tế khác cũng có tác động tới kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại (quota, thuế quan) song mục đích chính của chúng không phải là ổn định kinh tế vĩ mô, nên không được coi là chính sách kinh tế vĩ mô.
Chính sách kinh tế vĩ mô còn được gọi là chính sách quản lý tổng cầu vì nó tác động đến phía cầu của nền kinh tế.
Chính sách kinh tế vĩ mô được chủ nghĩa Keynes khuyến nghị sử dụng, tuy nhiên lại bị chủ nghĩa kinh tế tự do mới bài trừ.
Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.
Tác dụng:
Chính sách tài khoá: Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công cộng) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài chính nới lỏng.
Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt.
Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ (monetary policy) là quá trình quản lý cung tiền (money supply) của cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng trung ương), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.
Chính sách tiền tệ có thể chia làm: chính sách mở rộng và chính sách thu hẹp. Chính sách mở rộng là tăng cung tiền lên hơn mức bình thường.
Chính sách tiền tệ: Biến số tác động: Mục tiêu dài hạn:
Mục tiêu lạm phát Lãi suất của nợ qua đêm Cố định tỷ lệ lạm phát
Mục tiêu mức giá Lãi suất của nợ qua đêm Cố định mức giá
Tổng cung tiền Tốc độ tăng cung tiền Cố định tỷ lệ lạm phát
Cố định tỷ giá Tỷ giá Tỷ giá
Bàn vị vàng Giá vàng Lạm phát thấp đo bằng giá vàng
Chính sách tổng hợp Thường là lãi suất Thường là tỷ lệ thất nghiệp + Lạm phát
Mục tiêu của chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền.
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động mua và bán trái phiếu chính phủ của FED. Khi FED mua trái phiếu của công chúng, số đô-la mà nó trả cho trái phiếu làm tăng tiền cơ sở và qua đó làm tăng cung tiền. Khi FED bán trái phiếu cho công chúng, số đô-la mà nó nhận làm giảm tiền cơ sở và bởi vậy làm giảm cung tiền. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chính sách được Fed sử dụng thường xuyên nhất . Trên thực tế, FED thực hiện nghiệp vụ này trên thị trường chứng khoán New York hàng ngày.
Chính sách đối ngoại bao gồm các chính sách ngoại thương và quản lý thị trường ngoại hối.
Chính sách kinh tế đối ngoại liên quan đến việc mở cửa nền kinh tế. Nó bao gồm các chính sách thương mại, chính sách đối với tài khoản vốn.
Một nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao dịch với các nền kinh tế khác. Nền kinh tế này trái với một nền kinh tế đóng cửa trong đó không có xuất khẩu, không có nhập khẩu, không có các dòng di chuyển vốn.
Cụ thể, nền kinh tế này mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sản phẩm thế giới; mua và bán các tài sản vốn trên thị trường tài chính thế giới. Trong nền kinh tế mở, ngoài các biến số kinh tế vĩ mô giống trong nền kinh tế khép kín như sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, còn có biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác như xuất khẩu ròng (tài khoản vãng lai), luồng vốn ròng (tài khoản vốn), tỷ giá hối đoái.
Chính sách thu nhập là chính sách của chính phủ tác động trực tiếp đến tiền công, giá cả với mục đích chính là để kiềm chế lạm phát. Chính sách này sử dụng nhiều loại công cụ, từ các công cụ có tính chất cứng rắn như giá, lương, những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiên lương,… đến những công cụ mềm dẻo hơn như việc hướng dẫn khuyến khích bằng thuế thu nhập… chính sách nầy sử dụng nhiều công cụ như giá (P), lương (W), những chỉ dẫn chung để ấn định tiền công và giá cả, những quy tắc pháp lý ràng buộc sự thay đổi giá cả và tiền lương…Ngoài ra chính phủ còn sử dụng những công cụ mềm dẻo như việc hướng dẫn, khuyến khích bằng thuế thu nhập. – chính sách thu nhập gọi chính xác là chính sách giá cả tiền lương. – Muốn lạm phát chậm lại, cần kiềm chế việc tăng cung tiền và chi tiêu của chính phủ. – Kiểm soát lạm phát là một mục tiêu lớn thì chính phủ tìm cách đảm bảo giá cả ổn định.