Nội dung ôn tập thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn mới nhất năm học 2016 – 2017
Nội dung ôn tập thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn mới nhất năm học 2016 – 2017 Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới đạt kết quả cao nhất, Dethikiemtra.com gửi tới thầy cô và các em Đề cương ôn thi học kì 1 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Sinh, Sử, Địa và GDCD mới nhất năm 2016 . Đề ...
Nội dung ôn tập thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn mới nhất năm học 2016 – 2017
Để chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới đạt kết quả cao nhất, Dethikiemtra.com gửi tới thầy cô và các em Đề cương ôn thi học kì 1 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Sinh, Sử, Địa và GDCD mới nhất năm 2016.
Đề tổng hợp tất cả kiến thức cơ bản và dạng bài đã học trong HK1 sẽ giúp các em ôn luyện thật tốt cho kì thi sắp tới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 1
CÁC MÔN – LỚP 6
1. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán – lớp 6 (90 phút)
I. PHẦN SỐ HỌC:
* Chương I:
1. Tập hợp: cách ghi một tập hợp; xác định số phần tử của tập hợp
2. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên; các công thức về lũy thừa và thứ tự thực hiện phép tính
3. Tính chất chia hết của một tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
4. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
5. Cách tìm ƯCLN, BCNN
* Chương II:
1. Thế nào là tập hợp các số nguyên.
2. Thứ tự trên tập số nguyên
3. Quy tắc: Cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu, trừ hai số nguyên, quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế.
II. PHẦN HÌNH HỌC
1. Thế nào là điểm, đoạn thẳng, tia?
2. Khi nào ba điểm A, B, C thẳng hàng?
3. Khi nào thì điểm M là điểm nằm giữa đoạn thẳng AB?
– Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì?
4. Thế nào là độ dài của một đoạn thẳng?
– Thế nào là hai tia đối nhau? Trùng nhau? Vẽ hình minh hoạ cho mỗi trường hợp.
5. Cho một ví dụ về cách vẽ:
- Đoạn thẳng.
- Đường thẳng.
- Tia.
Trong các trường hợp cắt nhau; trùng nhau, song song ?
B. BÀI TẬP:
I. TẬP HỢP
Bài 1:
a. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và không vượt quá 7 bằng hai cách.
b. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12 bằng hai cách.
c. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 11 và không vượt quá 20 bằng hai cách.
d. Viết tập hợp M các số tự nhiên lớn hơn 9, nhỏ hơn hoặc bằng 15 bằng hai cách.
e. Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 30 bằng hai cách.
f. Viết tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 bằng hai cách.
g. Viết tập hợp C các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 18 và không vượt quá 100 bằng hai cách.
Bài 2: Viết Tập hợp các chữ số của các số:
a) 97542 b) 29635 c) 60000
Bài 3: Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà tổng của các chữ số là 4.
Bài 4: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử.
a) A = {x ∈ N | 10 < x <16} b) B = {x ∈ N | 10 ≤ x ≤ 20 c) C = {x ∈ N | 5 < x ≤ 10} | d) D = {x ∈ N | 10 < x ≤ 100} e) E = {x ∈ N | 2982 < x <2987} f) F = {x ∈ N* | x < 10} | g) G = {x ∈ N* | x ≤ 4} h) H = {x ∈ N* | x ≤ 100} |
Bài 5: Cho hai tập hợp A = {5; 7}, B = {2; 9}
Viết tập hợp gồm hai phần tử trong đó có một phần tử thuộc A, một phần tử thuộc B.
Bài 6: Viết tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử
a. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 50.
b. Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 100.
c. Tập hợp các số tự nhiên lớn hơn 23 và nhỏ hơn hoặc bằng 1000.
d. Các số tự nhiên lớn hơn 8 nhưng nhỏ hơn 9.
II. THỰC HIỆN PHÉP TÍNH
Bài 1: Thực hiện phép tính:
a) 3.52 + 15.22 – 26:2 b) 53.2 – 100 : 4 + 23.5 c) 62 : 9 + 50.2 – 33.3 d) 32.5 + 23.10 – 81:3 e) 513 : 510 – 25.22 f) 20 : 22 + 59 : 58 g) 100 : 52 + 7.32 h) 84 : 4 + 39 : 37 + 50 i) 29 – [16 + 3.(51 – 49)] | j) (519 : 517 + 3) : 7 k) 79 : 77 – 32 + 23.52 l) 1200 : 2 + 62.21 + 18 m) 59 : 57 + 70 : 14 – 20 n) 32.5 – 22.7 + 83 o) 59 : 57 + 12.3 + 70 p) 5.22 + 98 : 72 q) 311 : 39 – 147 : 72 r) 295 – (31 – 22.5)2 | s) 151 – 291 : 288 + 12.3 t) 238 : 236 + 51.32 – 72 u) 791 : 789 + 5.52 – 124 v) 4.15 + 28:7 – 620 : 618 w) (32 + 23.5) : 7 x) 1125 : 1123 – 35 : (110 + 23) – 60 y) 520 : (515.6 + 515.19) z) 718 : 716 +22.33 â) 59.73 – 302 + 27.59 |
2. Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 môn Văn (90 phút)
A. PHẦN VĂN BẢN
I. Các thể loại truyện dân gian: (định nghĩa)
1. Truyền thuyết: Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
2. Cổ tích: Loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (Người mồ côi, người con riêng, người có hình dạng xấu xí…);
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ;
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch;
- Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
3. Truyện ngụ ngôn:
Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
4. Truyện cười: Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
II. Đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện dân gian
Truyền thuyết | Cổ tích | Ngụ ngôn | Truyện cười |
Là truyện kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử thời quá khứ | Là truyện kể về cuộc đời của các nhân vật quen thuộc | Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật, cây cối hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. | Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống |
Có chi tiết tưởng tượng,kì ảo | Có chi tiết tưởng tượng kì ảo | Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý | Có yếu tố gây cười |
Có cốt lõi sự thật lịch sử, cơ sở lịch sử Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhan dân đối với nhân dân và nhân vật lịch sử được kể | Thể hiện niềm tin và ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái tốt, cái lẽ phải | Nêu lên bài học để khuyên dạy người đời | Nhằm gây cười, mua vui, phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, hướng con người đến cái tốt |
Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật. | Người kể, người nghe không tin câu chuyện có thật |
III/ Hệ thống kiến thức các văn bản ở các thể loại truyện dân gian
Thể loại | Tên truyện | Nhân vật chính | Chi tiết tưởng tượng kì ảo | Nghệ thuật | Ý nghĩa |
Cổ tích | CRCT | Lạc Long Quân, Âu Cơ | Nguồn gốc và hình dạng của LLQ, ÂC và việc sinh nở của ÂC) | Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh | Ngợi ca nguồn gốc cao quí của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta. |
BCBG | Lang Liêu | LL được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo” | Sử dụng chi tiết tưởng tượng Lối kế chuyện theo trình tự thời gian. | Suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước | |
Thánh Gióng | Thánh Gióng | Sự ra đời kì lạ và tuổi thơ khác thường. Ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cùng Gióng ra trận. Gióng bay về trời. | Xây dựng người anh hùng giữ nước mang màu sắc thần kì với chi tiết kì ảo, phi thường, hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm hoạ xâm lăng Cách xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với hình ảnh thiên nhiên đất nước: lí giải ao, hồ, núi Sóc, tre ngà | Ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. | |
ST, TT | ST, TT | Hai nhân vật đều là thần, có tài năng phi thường | Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh ST, TT với chi tiết tưởng tượng kì ảo Tạo sự việc hấp dẫn (ST, TT cùng cầu hôn MN) Dẫn dắt, kế chuyện lôi cuốn, sinh động | Giải thích hiện tượng mưa bão xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ. | |
Sự tích Hồ Gươm | Lê Lợi – chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn | Rùa Vàng, gươm thần | Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện, tinh thần của dân ta đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm Sử dụng một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa (gươm thần, RV) | Giải thích tên gọi HHK, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do LL lãnh đạo đã chiến thắng vẻ vang và ý nguyện đoàn kết, khát vọng hoà bình của dân tộc ta. | |
Thạch Sanh | Thạch Sanh | TS là một nhân vật có nguồn gốc xuất thân cao quí (được Ngọc Hoàng sai thái tử đầu thai làm con, thần dạy cho võ nghệ) Tiếng đàn (công lí, nhân ái, yêu chuộng hoà bình) Niêu cơm thần: (tình người, lòng nhân đạo) Cung tên vàng | Sắp xếp tình tiết tự nhiên khéo léo (công chúa bị câm trong hang sâu, nghe đàn khỏi bệnh và giải oan cho TS nên vợ chông) Sử dụng những chi tiết thần kì Kết thúc có hậu | Ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện | |
Em bé thông minh | Em bé thông minh (nhân vật thông minh) | Không có yếu tố thần kì, chỉ có câu đố và cách giải đố | Dùng câu đố để thử tài- tạo tình huống thử thách để em bé bộc lộ tài năng, phẩm chất Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước | Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian; tạo ra tiếng cười | |
Cây bút thần (truyện cổ tích Trung Quốc) | Mã Lương (kiểu nhân vật có tài năng kì lại) | ML nằm mơ gặp và được cho cây bút bằng vàng, ML vẩt trở nên thật | Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với mâu thuẩn xã hội không thể dung hòa Kết thúc có hậu, thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng. | Khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại các ác Ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người. | |
ÔLĐCVCCV | Vợ chồng ông lão | Hình tượng cá vàng – là công lí, là thái độ của nhân dân với người nhân hậu và những kẻ tham lam. | Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng yếu tố hoang đường Kết cấu sự kiện vừa lặp lại tăng tiến; Xây dựng hình tượng nhân vật đói lập, nhiều ý nghĩa; Kết thúc truyện quay về hoàn cảnh thực tế. | Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. | |
Ngụ ngôn | Ếch ngồi đáy giếng | Ếch | Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý | Xây dựng hình tượng gần gũi với đơì sống Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo | Ngụ ý phê phán những người hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải biết mở rộng tầm nhìn, không chủ quna kiêu ngạo. |
Thầy bói xem voi | 5 thầy bói mù | Có yếu tố ẩn dụ ngụ ý | Cách nói ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
| Khuyên con người khi tìm hiểu về một sự vật, hiện tượng phải xem xét chúng một cách toàn diện. | |
Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng | 5 bộ phân của cơ thể người | Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý | Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người) | Nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, tư, gắn bó để cùng tồn tại và phát triển.ơng trợ | |
Đeo nhạc cho mèo | Có yếu tố ẩn dụ, ngụ ý | Sgk (đọc thêm) | Sgk (đọc thêm) | ||
Truyện cười | Treo biển | Chủ nhà hàng bán cá | Có yếu tố gấy cười (người chủ nghe và bỏ ngay, cuối cùng cất nốt cái biển) | Xây dựng tình huống cực đoan, vô lí (cái biển bị bắt bẻ) và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ, đắn đo của chủ nhà hàng Sử dụng những yếu tố gây cười Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hành động cất nốt cái biển | Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những người thiếu chủ kiến khi hành động và nêu lên bài học về sự cần thiết phải tiếp thu ý kiến có chọn lọc. |
Lợn cưới, áo mới | Anh lợn cưới và anh áo mới | Có yếu tố gây cười (cách hỏi, cách trả lời và điệu bộ khoe của lố bịch) | Tạo tình huống gây cười Mỉêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại. | Chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của – một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. |
IV. So sánh các thể loại dân gian
1/ So sánh truyền thuyết và truyện cổ tích.
Giống nhau:
- Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính
Khác nhau:
- Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể.
- Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội.
* So sánh NN với TC:
Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
Khác nhau:
- Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học trong cuộc sống.
- Mục đích của truyện cười là mua vui, phê phán, chế giễu những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
V. Văn học trung đại:
Đặc điểm truyện trung đại:
- Thường được tính từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX – Văn xuôi chữ Hán.
- Nội dung mang tình giáo huấn
- Vừa có loại truyện hư cấu, vừa có loại truyện gắn với ký hay sử
- Cốt truyện đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ thoại của nhân vật.
1. Con hổ có nghĩa: có hai con hổ có nghĩa
A. Nghệ thuật:
- Sử dụng nghệ thuật nhân hoá, xây dựng mang ý nghĩa giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự tăng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
B. Ý nghĩa văn bản: Truyện đề cao giá trị đạo làm người: Con vật còn có nghĩa nghĩa huống chi là con người.
2. Mẹ hiền dạy con:
A – Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử
- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.
B – Ý nghĩa:
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người.
3. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
A – Nghệ thuật:
- Tạo nên tình huống truyện gay cấn
- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu
- Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)
B – Ý nghĩa:
- Truyện ngợi ca vị Thái y lệnh, không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
Lưu ý: Phần tóm tắt văn bản: đọc lại văn bản, tóm tắt theo cách ngắn gọn nhất
3. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Anh lớp 6 (60 phút)
– Units: 4, 5, 6, 7
– Vocabulary + listening part (units 4, 5, 6, 7)
– Grammar:
- Descriptive Adjectives
- The possessive case
- OR-Question
- The simple present tense
- How many?
- Asking the time (What time….?)
- Adverbs of frequency
- Prepositions of time
- Question words
- Classes
- There is/ There are
- Definite article: the
- Preposition of position
- Determiners: a/an/any
- Yes/No questions
How +do/does + S + go/ travel…? => S + go(es)/travel(s)….+ by + phuong tien
4. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lý lớp 6 ( 45 phút)
1. Nội dung kiểm tra:theo thống nhất của phòng giáo dục
- Từ “Đo độ dài” đến “Máy cơ đơn giản”
2. Cấu trúc đề kiểm tra: (dựa theo cấu trúc đề thi học kỳ của PGD)
- Lý thuyết thuần: 30% (3 điểm)
- Câu hỏi vận dụng thực tế (giải thích): 30% (3 điểm)
- Bài tập: 40% (4 điểm)
- Thống nhất lý thuyết học theo sách đề cương.
Bài tập: Tất cả các dạng từ bài “Đo độ dài” đến “Máy cơ đơn giản”
5. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh lớp 6 ( 45 phút)
Câu 1: Nêu đặc điểm của cơ thể sống?
Trả lời: Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:
- Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được.
- Lớn lên và sinh sản.
VD: con gà, cây đậu, con chó, cây bàng…..
Câu 2: Nêu đặc điểm chung của thực vật? Vì sao nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú?
Trả lời:
- Đặc điểm chung của thực vật là:
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
- Ta nói thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú vì thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất, có nhiều loài khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
Câu 3: Dựa vào đâu để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
Thực vật có hoa gồm những cơ quan nào? Nêu ví dụ về một số cây có hoa, một số cây không có hoa.
Trả lời:
- Dựa vào cơ quan sinh sản để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
- Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
- Thực vật không có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
- Thực vật có hoa gồm có các loại cơ quan sau:
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây.
- Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.
- VD:
- Cây có hoa: cây cải, cây sen, cây lúa…….
- Cây không có hoa: cây rêu, cây quyết, dương xỉ….
Câu 4: Tế bào thực vật có hình dạng và kích thước như thế nào? Bao gồm những thành phần nào? Mô là gì? Kể tên một số mô thực vật.
Trả lời:
- Tế bào thực vật có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, cấu tạo gồm các thành phần chính sau:
- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định .
- Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất tế bào.
- Chất tế bào: chứa các bào quan.
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Không bào
- Mô là một nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
- VD: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.
Câu 5: Trình bày quá trình phân bào? Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
Trả lời:
- Tế bào sinh ra và lớn lên đến một kích thước nhất định sé phân chia thành 2 tế bào con, đó là sự phân bào.
- Chỉ những tế bào ở mô phân sinh mới có khả năng phân chia, quá trình phân bào diễn ra như sau:
- Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
- Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con.
- Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho tới khi bằng tế bào mẹ
- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Câu 6: Có mấy loại rễ chính ? Nêu ví dụ minh họa.
Rễ gồm mấy miền? Nêu chức năng của mỗi miền?
Trả lời:
- Có 2 loại rễ chính:
- Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con.VD: rễ cây cải, mít , xoan, nhãn….
- Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. VD: rễ cây lúa, ngô, hành..
- Rễ gồm 4 miền:
- Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền.
- Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
- Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra.
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
Câu 7: Nêu các bộ phận của miền hút và chức năng của chúng?
Trả lời: Cấu tạo của miền hút gồm 2 bộ phận chính:
- Vỏ gồm:
- biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan.
- phía trong là thịt vỏ có chức năng vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
- Trụ giữa gồm mạch gỗ và mạch rây, ruột. Mạch gỗ chuyển nước và muối khoáng, mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đi nuôi cây. Ruột chứa chất dự trữ.
Câu 8: Cây cần nước và các loại muối khoáng như thế nào? Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng?
Trả lời:
- Cây cần nước và các loại muối khoáng hòa tan, trong đó cần nhiều muối đạm, muối lân, muối kali. Nhu cầu nước và muối khoáng là khác nhau với từng loai cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây.
- Bộ phận lông hút của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng. Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
Câu 9: Có những loại rễ biến dạng nào? Nêu chức năng của chúng.
Trả lời:
- Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa, tạo quả. VD: cây cải củ, cà rốt
- Rễ móc: giúp cây leo lên. VD: trầu không, hồ tiêu, vạn niên thanh.
- Rễ thở: lấy oxi cung cấp cho các phần rễ dưới đất. VD: bụt mọc, mắm, bần.
- Rễ giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. VD: tơ hồng, tầm gửi.
Câu 10: Thân cây gồm những bộ phận nào? Có mấy loại thân?
Trả lời:
- Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn, chồi nách. Chồi nách phát triển thành cành mang lá hoặc cành mang hoa.
- Có những loai thân sau:
- Thân đứng gồm: thân gỗ (bàng, xoan, lim..), thân cột (cau, dừa..), thân cỏ (cỏ mần trầu).
- Thân leo: gồm thân cuốn (mồng tơi), tua cuốn (mướp, đậu ván)
- Thân bò: rau má, …
6. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sử lớp 6 ( 45 phút)
1. Nhiệm vụ của lịch sử? – Tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người 2. Dựa vào những tư liệu nào để biết và khôi phục lại lịch sử? – Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết 3. Bài tập về tính khoảng cách thời gian 4. Đặc điểm của người tối cổ? – Sống theo bầy, săn bắt hái lượm, ngủ trong hang động…đã biết chế tạo công cụ và phát minh ra lửa 5. Đặc điểm người tinh khôn? – Sống theo nhóm, gần gũi gọi là thị tộc, tư duy phát triển , sinh hoạt gần giống con người ngày nay 6. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? – Do kim loại được phát hiện và làm công cụ nên năng suất lao động tăng, có sản phẩm dư thừa và bị một số người chiếm hữu do đó xã hội phân hóa giàu nghèo dẫn đến XH nguyên thủy dần tan rã 7. Kể tên các quốc gia cổ đại hình thành đầu tiên ở phương Đông và phương Tây? – P.Đông: ……………………………………………………………….. – P.Tây:…………………………………………………………………. 8. Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? – P.Đông:………………………………………………………………… – P.Tây:…………………………………………………………………… 9. Thành tựu kiến trúc và điêu khắc của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây? – P.Đông:………………………………………………………………… – P.Tây:…………………………………………………………………… 10. Thế nào là chế độ thị tộc mẫu hệ? – Là những người cùng huyết thống sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi có uy tín nhất lên làm chủ 11. Người nguyên thủy nước ta có đời sống tinh thần như thế nào? – Biết làm đẹp cho bản thân, có quan hệ mẹ con, anh em gắn bó và bày tỏ tình cảm đối với người chết 12. Đời sống kinh tế của người nguyên thủy nước ta có những chuyển biến như thế nào? – Công cụ sản xuất liên tục được cải tiến – Phát minh ra thuật luyện kim – Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước 13. Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý gì trong quá trình tiến hóa của con người? – Con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn – Cuộc sống ổn định về vật chất lẫn tinh thần 14. Đời sống xã hội của người nguyên thủy nước ta có những chuyển biến như thế nào? – Hình thành sự phân công lao động – Chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ – Có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt 15. Nhà nước văn lang ra đời trong điều kiện nào? – Do nảy sinh mâu thuẫn giữa người giàu người nghèo – Có nhu cầu giải quyết vấn đề thủy lợi – Nhu cầu giải quyết những xung đột giữa các bộ lạc 16. Quá trình hình thành nhà nước Văn lang? – Thế kỷ VII TCN ở vùng Gia Ninh (Phú Thọ) có vị thủ lĩnh tài năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ ngày nay), đặt tên nước là Văn Lang 17. Nhận xét về tổ chức nhà nước Văn Lang? – Vua nắm mọi quyền hành trong nước, cha truyền con nối – Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp, chưa có quân đội nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản cả nước 18. Trang phục thường ngày thời Văn Lang? – Nữ :……………………………………………………………………… – Nam :…………………………………………………………………… 19. Quá trình hình thành nước Âu Lạc ? – Năm 207 TCN kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi và sát nhập hai vùng đất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa ngày nay) 20. Vì sao nước Âu Lạc rơi vào tay của nhà Triệu ? – Do An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết Lưu ý: HS ôn tập kiểm tra HKI từ bài 1 đến bài 15 Đề kiểm tra tự luận dựa vào các câu hỏi tham khảo ở trên (có 1 câu kiểm tra kiến thức thực tiễn 1 điểm) |
7. Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lớp 6 ( 45 phút)
Câu 1: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả.
Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất | Hệ quả |
– Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng, nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo. – Hướng tự quay: từ Tây sang Đông – Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm). Vì vậy bề mặt Trái Đất được chia ra làm 24 khu vực giờ. | – Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất. – Sự chuyển động lệch hướng của các vật thể ở hai nửa cầu Bắc và Nam: + Nửa cầu Bắc → lệch sang phải. + Nửa cầu Nam → lệch sang trái. |
Câu 2:Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả.
Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời | Hệ quả |
– Ngoài vận động tự quay quanh trục, Trái Đất còn chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo elip gần tròn. – Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là 365 ngày 6 giờ. – Khi chuyển động trên quỹ đạo, độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất không đổi (tịnh tiến). | → Sinh ra các mùa trong năm. Mùa ở hai nửa cầu trái ngược nhau. → Ngày đêm dài ngắn khác nhau. |
Câu 3: Cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Vì sao lớp vỏ Trái Đất giữ vai trò quan trọng?
– Cấu tạo: Gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp lõi (nhân).
– Vai trò: Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất (chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất) nhưng rất quan trọng: vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên (không khí, nước, sinh vật) và xã hội loài người.
Câu 4: Khái niệm và tác động của nội lực trong việc hình thành bề mặt Trái Đất. Cho ví dụ.
* Khái niệm
– Nội lực: là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
* Tác động của nội lực
– Tác động của nội lực làm cho bề mặt đất ghồ ghề, nhô cao.
* Cho ví dụ.
Câu 5:Các dạng địa hình
Núi | Đồng bằng | Cao nguyên | Đồi | |
Hình dạng | – Là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. – Gồm 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn núi, chân núi. | Là dạng địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng. | Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng nhưng có sườn dốc. | Là dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải. |
Độ cao | Trên 500m | Dưới 200m | Trên 500m | Dưới 200m |
Ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp | Thuận lợi phát triển cây lương thực, thực phẩm. | Thuận lợi phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi. | Thuận lợi phát triển hoa màu và cây công nghiệp. |
Câu 6: Tính giờ của một số địa điểm ở phía đông khu vực giờ gốc.
8. Đề cương ôn thi học kì 1 môn GDCD lớp 6
Câu 1: Hãy nêu 3 việc làm của em và của các bạn thể hiện sự tôn trọng kỉ luật ở nhà trường? Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Giải thích lí do mà em lựa chọn? a/Thời đại công nghiệp hóa,con người không cần siêng năng,kiên trì b/ Siêng năng,kiên trì giúp con người vượt qua khó khăn,công việc đạt kết quả tốt c/ Chỉ vì nghèo,thiếu thốn nên cần siêng năng,kiên trì d/ Nhờ có siêng năng,kiên trì,con người mới tồn tại và phát triển được Câu 3: Em hãy nêu nội dung của các ngày sau đây: Ngày 10 tháng 3 âm lịch Ngày 27 tháng 7 Ngày 20 tháng 11 Nêu ý nghĩa về lòng biết ơn? Câu 4: Vì sao nói: “Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người” Nêu 3 việc làm của bản thân em thể hiện lòng biết ơn? Câu 5: Có người cho rằng:”Siêng năng,kiên trì là nguồn gốc và là điều kiện để dẫn đến thành công”. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên ? Tại sao? Câu 6: “Đảng,Nhà nước và nhân dân ta đã thực hiện tốt chủ trương tặng nhà tình nghĩa cho những gia đình có công với Cách mạng, giúp đỡ thương binh nhân ngày thương binh liệt sĩ “. Em có suy nghĩ gì về các việc làm đó? Bài tập tình huống: |