13/01/2018, 21:18

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn của Sở GD & ĐT Lạng Sơn năm 2015

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn của Sở GD & ĐT Lạng Sơn năm 2015 Thầy cô và các em tham khảo Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 của Sở GD & ĐT Lạng Sơn năm học 2015 – 2016. Đề thi gồm có 3 câu. Thời gian làm bài 90 phút. 1 (2,0 điểm): “Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học ...

Đề thi học kì 1 lớp 12 môn Văn của Sở GD & ĐT Lạng Sơn năm 2015

Thầy cô và các em tham khảo Đề thi học kì 1 môn Văn lớp 12 của Sở GD & ĐT Lạng Sơn năm học 2015 – 2016. Đề thi gồm có 3 câu. Thời gian làm bài 90 phút.

1 (2,0 điểm):

“Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.

Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.Ta đồng ý với lời nhận xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M.Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, môi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt”

(Trích Về việc đọc sách – Nguồn Internet)

a. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

b. Hãy nêu ngắn gọi nội dung của đoạn văn bản trên.

c. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

d. Anh/chị hãy viết một đoạn văn 5 – 7 dòng nêu quan điểm riêng của mình về ý nghĩa của việc đọc sách đối với lớp trẻ ngày nay.

2 (3,0 điểm):

Có ý kiến cho rằng: “Điều quan trọng không phải là bạn có bao nhiêu cơ hội mà là bạn có nắm bắt được cơ hội hay không”.

Hãy viết một bài nghị luận khoảng 1.5 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

3 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

… “Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trái bùi để rụng măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”

(Trích: Việt Bắc – Tố Hữu, SGK ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2013)

0