25/05/2018, 07:27

Những vấn đề cơ bản về tài sản lưu động trong của doanh nghiệp

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đánh dấu một b­ước ngoặt lớn trong lịch sử tồn tại và phát triển của đất n­ước ta, với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị tr­ường. Trong ...

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đánh dấu một b­ước ngoặt lớn trong lịch sử tồn tại và phát triển của đất n­ước ta, với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị tr­ường. Trong điều kiện đó, các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng đ­ược mở rộng và phát triển, trong nền kinh tế xuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp với các hình thức sở hữu khác nhau, cùng tồn tại, cạnh tranh lẫn nhau và bình đẳng tr­ước pháp luật. Cho dù có khác nhau về loại hình, về lĩnh vực kinh doanh nh­ưng các doanh nghiệp luôn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nư­ớc ta. Nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu ­ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trư­ờng nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố là: đối t­ượng lao động, tư­ liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ. Khác với t­ư liệu lao động, đối t­ượng lao động( nh­iên nguyên, nhiên, vật liệu, bán thành phẩm...)chỉ tham gia vào một chu kì sản xuất kinh doanh và luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó đ­ược chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm đư­ợc thực hiện. Biểu hiện d­ưới hình thái vật chất của đối t­ượng lao động gọi là tài sản l­ưu động( TSLĐ ). Trong các doanh nghiệp, TSLĐ gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ l­ưu thông.

TSLĐ sản xuất gồm những vật t­ư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất đư­ợc liên tục, vật t­ư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những t­ư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ.

TSLĐ l­ưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chư­a tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán.

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình l­ưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản l­ưu động sản xuất và tài sản l­ưu động l­ưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh đ­ược liên tục. Để hình thành nên tài sản l­ưu động sản xuất và tài sản lưu động l­ưu thông doanh nghiệp cần phải có một số vốn t­ương ứng để đầu t­ư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trư­ớc về những tài sản ấy đư­ợc gọi là tài sản lưu động( TSLĐ )của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trình kinh doanh.Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ,tài sản lưu động được thể hiện ở các bộ phận tiền mặt ,các chứng khoán thanh khoản cao,phải thu và dự trữ tồn kho.Gía trị các loại TSLĐ của doanh nghiệp kinh doanh ,sản xuất thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của chúng.Quản lý sử dụng hợp lý các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.

Phân loại tài sản lưu động

Có thể phân loại TSLĐ theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế của từng nhóm:

-Tiền(Cash)

Tất cả tiền mặt tại quỹ ,tiền trên các tài khoản ngân hàng và tiền đang chuyển .Lưu ý rằng ,ở đây tiền (hay vốn bằng tiền )không phải chỉ là tiền mặt .Nhiều người nhầm lẫn khái niệm Cash trong tiếng Anh và cho nó đồng nghía với khái niệm tiền mặt trong tiếng Việt.Theo ngôn ngữ tiếng Việt Nam ,”tiền mặt “ không bao gồm tiền gửi ngân hàng.Khi các doanh nghiệp thanh toán bằng séc hoặc chuyển khoản thì được gọi là “thanh toán không dùng tiền mặt “.Trong lĩnh vực tài chính- kế toán ,tài sản bằng tiền “Cash “của một công ty hay doanh nghiệp bao gồm:

+Tiền mặt(Cash on hand)

+Tiền gửi ngân hàng(Bank accounts)

+Tiền dưới dạng séc các loại (Cheques)

+Tiền trong thanh toán(Floating money,Advanced payment)

+Tiền trong thẻ tín dụng và các loại tài khoản thẻ ATM

-Vàng,bạc ,đá quý và kim khí quý

Đây là nhóm tài sản đặc biệt ,chủ yếu dùng vào mục đích dự trữ.Tuy vậy,trong một số nghành như ngân hàng ,tài chính ,bảo hiểm ,trị giá kim cương ,đá qúy ,vàng bạc ,kim khí quý vv..có thể rất lớn

-Các tài sản tương đương với tiền(cash equivalents)

Nhóm này gồm các tài sản tài chính có khả năng chuyển đổi cao ,tức là dễ bán ,dễ chuyển đổi thành tiền khi cần thiết.Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc nhóm này .Chỉ có các chứng khoán ngắn hạn dễ bán mới được coi là TSLĐ thuộc nhóm này.Ngoài ra,các giấy tờ thương mại ngắn hạn ,được bảo đảm có độ an toàn cao thì cũng thuộc nhóm này.Ví dụ:hối phiếu ngân hàng,kỳ phiếu thương mại,bộ chứng từ hoàn chỉnh…

-Chi phí trả trước(Prepaid expenses)

Chi phí trả trước bao gồm các khoản tiền mà công ty đã trả trước cho người bán ,nhà cung cấp hoặc các đối tượng khác .Một số khoản trả trước có thể có mức độ rủi ro cao vì phụ thuộc vào một số yếu tố khó dự đoán trước

-Các khoản phải thu(Accounts receivable)

Các khoản phải thu là một tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp ,đặc biệt là các công ty kinh doanh thương mại ,mua bán hàng hoá.Hoạt động mua bán chịu giữa các bên ,phát sinh các khoản tín dụng thương mại.Thực ra ,các khoản phải thu gồm nhiều khoản mục khác nhau tuỳ theo tính chất của quan hệ mua bán ,quan hệ hợp đồng

-Tiền đặt cọc

Trong nhiều trường hơp ,các bên liên quan đến hợp đồng phải đặt cọc một số tiền nhất định .Phần lớn các điều khoản về tiền đặt cọc quy định theo 2 cách:

-Số tiền đặt cọc tính theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc giá trị tài sản được mua bán

-Số tiền đặt cọc được ấn định bằng một số tiên cụ thể,hoặc một giá trị tối thiểu cho hợp

Tiền đặt cọc là một tài sản không chắc chắn ,độ tin cậy có thể giao động lớn,từ 90% đến 30% hay 40%.Do tính chất là một tài sản bảo đảm như vậy nên mặc dù tiền đặt cọc thuộc TSLĐ nhưng nó không được các ngân hàng tính đến khi xác định khả năng thanh toán bằng tiền của doanh nghiệp

-Hàng hoá vật tư(Inventory)

Hàng hoá vật tư được theo dõi trong một tài khoản gọi là hàng tồn kho.”Hàng tồn kho” trong khái niệm này không có nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng,không bán được ,mà thực chất bao hàm toàn bộ các hàng hoá vật liệu,nguyên liệu đang tồn tại ở các kho, quầy hàng hoặc trong xưởng.Nó gồm nhiều chủng loại khác nhau như:NVL chính, NVL phụ ,vật liệu bổ trợ ,nhiên liệu và các loại dầu mở, thành phẩm…

-Các chi phí chờ phân bổ

Trong thực tế ,một khối lượng NVL và một số khoản chi phí đã phát sinh nhưng có thể chưa được phân bổ vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ.Những khoản này sẽ được đưa vào giá thành trong khoảng thời gian thích hợp.

Kết cấu tài sản lưu động.

Bên cạnh việc nghiên cứu các cách phân loại TSLĐ theo những tiêu thức khác nhau, doanh nghiệp còn phải đánh giá, nắm bắt đư­ợc kết cấu TSLĐ ở từng cách phân loại đó. Kết cấu TSLĐ phản ánh các thành phần và mối quan hệ tỷ lệ giữa thành phần trong tổng số TSLĐ của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu TSLĐ cũng không giống nhau. Việc phân tích kết cấu TSLĐ của doanh nghiệp theo các tiêu thức phân loại khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về TSLĐ mà mình đang quản lý, sử dụng từ đó xác định đúng các trọng điểm và biện pháp quản lý TSLĐ có hiệu quả hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua việc đánh giá, tìm hiểu sự thay đổi kết cấu TSLĐ trong những thời kỳ khác nhau có thể thấy đ­ược những biến đổi tích cực cũng nh­ư những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý TSLĐ của từng doanh nghiệp.

Kết cấu TSLĐ của doanh nghiệp luôn thay đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Có thể phân ra thành ba nhóm chính sau:

- Các nhân tố về mặt cung ứng vật t­ư như­: khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trư­ờng; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật t­ư đư­ợc cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp, giá cả của vật tư...

- Các nhân tố về mặt sản xuất nh­ư: đặc điểm, kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất...

- Các nhân tố về mặt thanh toán nh­ư phư­ơng thức thanh toán đư­ợc lựa chọn theo các hợp đồng bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hanh kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp, TSLĐ đ­ược hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, do đó mỗi một loại nguồn vốn sẽ có tính chất, đặc điểm, chi phí sử dụng khác nhau. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải cân nhắc lựa chọn cho mình một cơ cấu nguồn vốn tối ư­­u vừa giảm đ­ược chi phí sử dụng vốn, vừa đảm bảo sự an toàn cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào các tiêu thức phân loại khác nhau thì TSLĐ của doanh nghiệp đ­ược hình thành từ các loại nguồn vốn như :

* TSLĐ hình thành theo quan hệ sở hữu về vốn: gồm

- Vốn chủ sở hữu: Là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng nh­­ư: vốn đầu tư­­ từ ngân sách nhà n­ước, vốn do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra, vốn góp cổ phần, vốn góp liên doanh, vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại.Vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn càng lớn thì sự độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao.

- Các khoản nợ: Là các khoản TSLĐ đư­ợc hình thành từ các khoản vay của các ngân hàng thư­ơng mại hay các tổ chức tài chính, vốn vay qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ khách hàng ch­ưa thanh toán...

* TSLĐ hình thành căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp chia thành hai loại :

- Nguồn vốn thư­ờng xuyên: Là nguồn vốn mang tính chất ổn định và dài hạn, bao gồm vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn để tài trợ cho nhu cầu TSLĐ thư­ờng xuyên cần thiết của doanh nghiệp

Nguồn vốn th­ường xuyên = Tổng nguồn vốn - Nợ ngắn hạn

- Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn, gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản nợ ngắn hạn, đư­ợc dùng để đáp ứng nhu cầu TSLĐ có tính chất tạm thời, bất thư­ờng phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn vốn tạm thời = Vốn vay ngắn hạn + Vốn chiếm dụng hợp pháp

*TSLĐ hình thành theo phạm vi huy động vốn: TSLĐ đư­ợc hình thành từ hai nguồn

- Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là nguồn vốn có thể huy động đ­ược từ bản thân doanh nghiệp. Bao gồm: vốn từ lợi nhuận để lại trong quá trình kinh doanh, các quĩ của doanh nghiệp, các khoản thu từ như­ợng bán, thanh lý tài sản... Sử dụng triệt để nguồn vốn bên trong doanh nghiệp tức là doanh nghiệp đã phát huy đư­ợc tính chủ động trong quản lý và sử dụng TSLĐ của mình.

- Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp: là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài, gồm: vốn của bên liên doanh, vốn vay các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, nợ ng­ười cung cấp, nợ khách hàng và các khoản nợ khác.., qua việc vay vốn từ bên ngoài tạo cho doanh nghiệp có một cơ cấu tài chính linh hoạt, mặt khác có thể làm gia tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu nhanh nếu mức doanh lợi tổng vốn đạt đ­ược cao hơn chi phí sử dụng vốn .

0