18/06/2018, 16:11

Những trận hải chiến nổi tiếng trong lịch sử- Phần 3

PHẦN 3: NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN THỜI KÌ CẬN ĐẠI CHÂU ÂU TK 16-19 Biên dịch : hongsonvh Những trận hải chiến tiêu biểu cho chiến thuật dàn thành tuyến – Battle of the line Chiến tranh Anh – Hà Lan Ở cuối thời Trung Cổ và thời kỳ Phục Hưng, nước Anh cũng như các tỉnh hàng ...

PHẦN 3: NHỮNG TRẬN HẢI CHIẾN THỜI KÌ CẬN ĐẠI CHÂU ÂU TK 16-19

victor1

Biên dịch : hongsonvh

Những trận hải chiến tiêu biểu cho chiến thuật dàn thành tuyến – Battle of the line
Chiến tranh Anh – Hà Lan

Ở cuối thời Trung Cổ và thời kỳ Phục Hưng, nước Anh cũng như các tỉnh hàng hải chính của các vùng đất thấp (Flanders và Hà Lan), vẫn chưa phải là những cường quốc về hải quân ở châu Âu, để có quyền hạn ngang bằng được với các quốc gia và đô thị như Bồ Đào Nha, Castile, Aragôn hoặc Venice. Trong Chiến tranh tôn giáo tại thế kỷ 16 giữa Triều đình Công giáo Habsburg với các quốc gia mới đổi theo đạo Tin lành. nước Anh dưới sự cai trị của Nữ Hoàng Elizabeth I đã xây dựng được một lực lượng hải quân mạnh mẽ, được dự định để thực hiện những chuyến đi dài ngày, hoặc tổ chức để cướp bóc các đoàn convoy của Đế chế Tây Ban Nha, ví dụ điển hình là những cuộc tấn công của Francis Drake. Những cuộc tấn công này được tài trợ bởi Hoàng gia

hoặc các quý tộc cao cấp, bước đầu có lợi nhuận vô cùng cao, cho đến khi có sự nâng cấp của hải quân và các hệ thống tình báo của Tây Ban Nha đã dẫn đến một loạt những thất bại tốn kém. Một phần của những lý do tạo ra sự thù địch của Tây Ban Nha với nước Anh là sự hỗ trợ của Elizabeth cho Cuộc cách mạng Hà Lan Cuộc bằng cách ký Treaty of Nonsuch vào năm 1585 với nước Hà Lan mới của Liên hiệp các Vùng đất thấp. Trong chiến tranh Anh-Tây Ban Nha người Hà Lan chỉ đóng một vai trò phụ vì lãnh thổ của họ đã hoàn toàn bị chiếm đóng trong cuộc chiến chống lại quân đội triều đình Habsburg.

Tuy nhiên vào cuối thế kỷ đó, mối quan hệ giữa Anh-Tây Ban Nha bắt đầu được cải thiện, dẫn đến hiệp ước hòa bình vào 1605, kết thúc phần lớn các hoạt động cướp biển và dẫn đến một sự bỏ bê của Hải quân Hoàng gia. Việc không thành công của chiến tranh Anh-Tây Ban Nha năm 1625 chỉ là một thay đổi trong chính sách tạm thời. Trong cùng thời gian này Hà Lan tiếp tục cuộc xung đột của họ với Triều đình Habsburg, bắt đầu thực hiện những đợt tấn công ở khoảng cách xa, không chỉ là rất thành công trong các hoạt động cướp biển, đô đốc Piet Heyn năm 1628 trở thành một người duy nhất thành công trong việc bắt giữ một lượng lớn hạm đội kho báu Tây Ban Nha, mà còn thay thế Bồ Đào Nha chở thành các thương nhân châu Âu chính ở châu Á. Họ (người Hà Lan) tiếp quản hầu hết các cứ điểm thương mại của Bồ Đào Nha ở Đông Ấn, tạo điều kiện cho họ kiểm soát mảng thương mại cực kỳ sinh lợi, đó là gia vị. Điều này trùng hợp với một tốc độ tăng trưởng rất lớn của hạm đội tầu buôn Hà Lan (chắc có bác nào còn nhớ người ta gọi họ là gã đánh xe trên biển cả), họ đã có thể có của đóng hàng loạt lớp tầu rẻ tiền Fluyt. Một cách nhanh chóng Hà Lan đã có các đội tàu buôn lớn nhất châu Âu, và một vị trí thống trị tại châu Âu, đặc biệt là thương mại vùng Baltic. Mặc dù có vẻ không được ngoạn mục cho lắm, nhưng dần dần sức mạnh của hải quân Hà Lan đã tăng trưởng.

Từ tháng 1 năm 1631 Charles I của Anh tham gia vào một số thỏa thuận bí mật với Tây Ban Nha, để chống lại sức mạnh trên biển của người Hà Lan. Ông cũng bắt tay vào một chương trình xây dựng lớn của hải quân, thi hành thu thuế tiền tàu để đóng những tàu mạnh mẽ như HMS Sovereign of the Seas. Tuy nhiên chính sách của Charles đã không hoàn toàn thành công. Lo sợ nguy hiểm đến quan hệ tốt đẹp của mình với phó vương Hà Lan đầy quyền lực Frederick Henry, Hoàng tử của xứ Orange (Hé hé chính vì vậy mà người ta gọi Hà lan là da cam đây mà), sự giúp đỡ của ông tới Tây Ban Nha là hạn chế và chỉ cho phép quân đội Habsburg trên đường đến Dunkirk để sử dụng tầu vận tải của Anh; năm 1636 và 1637 ông đã thực hiện một số nỗ lực để giành lấy quyền đánh bắt cá trích ở Bắc Hải từ ngư dân Hà Lan, cho đến khi sự can thiệp của hải quân Hà Lan ông ta đã bị buộc phải chấm dứt các hành động như vậy. Năm 1639 một đội tàu vận tải lớn của Tây Ban Nha tìm cách tị nạn và thả neo ở Downs thuộc Anh, Charles đã không dám bảo vệ nó chống lại một cuộc tấn công của người Hà Lan; kết quả trận Downs làm suy yếu cả quyền lực trên biển của Tây Ban Nha lẫn uy tín của Charles.

Cuộc nội chiến Anh, Bắt ngay sau đó, làm suy yếu nghiêm trong vị trí của hải quân Anh. Hải quân của nó cũng bị chia rẽ như trong nội bộ quốc gia vậy. Hà Lan bắt đầu có sự vượt trội về đất đai mà họ đã chiếm được trên biển, thậm chí còn tước đoạt nhiều lãnh thổ thương mại hàng hải của Anh ở các thuộc địa Bắc Mỹ của nó. Giữa 1648 và 1651 tuy nhiên tình hình lại đảo ngược hoàn toàn. Năm 1648 Liên Bang các Tỉnh (Hà lan) ký kết Hòa ước Münster với Tây Ban Nha, và phần lớn quân đội và hải quân Hà Lan đã ngừng các chiến dịch. Điều này dẫn đến một cuộc xung đột giữa các thành phố lớn Hà Lan và Phó vương mới William II của Orange, đưa nước Cộng hòa đến bờ vực của nội chiến chiến, cái chết bất ngờ của phó vương năm 1650 chỉ làm tăng thêm những căng thẳng chính trị. Trong khi đó Oliver Cromwell (Huân tước bảo trợ nước Anh) đã thống nhất quốc gia của mình vào Khối Thịnh vượng chung Anh và trong một vài năm đã tạo ra một lực lượng hải quân hùng mạnh, mở rộng số lượng tàu thuyền và cải thiện rất nhiều tổ chức và kỷ luật. Anh đã sẵn sàng để thách thức sự thống trị thương mại của người Hà Lan.

Tâm trạng của người Anh là khá xung đột khi nghĩ về phía người Hà Lan. Điều này bắt nguồn một phần từ mặc cảm: người Hà Lan đã cho thấy mình vô ơn đối với sự trợ giúp của họ (người Anh) để chống lại người Tây Ban Nha, và người Hà Lan đã phát triển mạnh hơn cả người Anh, người cựu bảo hộ của họ; người Hà Lan đánh bắt phần lớn cá trích ngoài khơi bờ biển phía Đông của nước Anh, họ đuổi người Anh ra khỏi Đông Ấn bằng những cuộc thảm sát tàn bạo như vụ Thảm sát ở Amboyna trong khi khăng khăng chống lại các nguyên tắc của thương mại tự do để phá vỡ hệ thống thuế ở các thuộc địa của Anh. Nhưng có cũng những điểm mới của cuộc xung đột: sự xuy thoái của người Tây Ban Nha vào cuối của cuộc chiến tranh Ba mươi năm năm 1648, các thuộc địa thuộc sở hữu của Bồ Đào Nha, và thậm chí hệ thống thuộc địa của Tây Ban Nha bị bao vây có thể bị chiếm đoạt. Người Hà Lan sau năm 1648 nhanh chóng thay thế người Anh trong thương mại ở vùng Iberia truyền thống của họ. Cromwell sợ ảnh hưởng của phe Orangist và người Anh lưu vong tại Cộng hòa Hà Lan vì Phó vương đã luôn luôn ủng hộ nhà Stuart, người Hà Lan ghét cay ghét đắng việc xử trảm Charles I.

Đầu năm 1651 Cromwell đã cố gắng để giảm bớt căng thẳng bằng cách gửi một phái đoàn đến Hague và đề xuất rằng nước Cộng hoà Hà Lan gia nhập Khối thịnh vượng chung và Hà Lan sẽ giúp người Anh trong việc chinh phục hầu hết thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mỹ. Hành động này che dấu cố gắng kết thúc việc Hà Lan mở rộng lãnh thổ bằng chiến tranh. Phe chủ hòa trong chính quyền Hà Lan không thể có được một câu trả lời cho lời mời đầy bất ngờ và quá xa vời này được. Những kẻ ủng hộ nhà Stuart Orangists xúi giục đám thường dân để sách nhiễu các thành viên của phái đoàn. Khi đoàn quay trở lại Anh Quốc, cảm nhận sâu sắc thái độ không hài lòng với người Hà Lan, người Anh quyết định theo đuổi một chính sách đối đầu. ( Những người anh em cùng chiến tuyến với nhau trong mấy chục năm nay lại trở mặt đánh nhau trong khoảng thời gian tổng cộng hơn 100 năm qua bốn cuộc chiến tranh, chủ yếu bằng hải quân)

Trận Hải chiến Lowestoft

Sơ đồ đội hình tuyến chiến đấu ( Line of the battle) của Anh và Hà Lan trong trận Lowestoft

Sơ đồ đội hình tuyến chiến đấu ( Line of the battle) của Anh và Hà Lan trong trận Lowestoft

Ngày Ngày 13 tháng 6 1665
Vị trí gần Lowestoft, Anh
Kết quả Anh chiến thắng quyết định
Các bên tham chiến
Anh
Chỉ huy
James Stuart, Duke of York
Sức mạnh
109 tàu chiến
Thương vong và thiệt hại
1 tầu Anh bị tiêu diệt
300-500 lính thiệt mạng
Cộng Hòa Hà Lan
Chỉ huy
Jacob van Wassenaer Obdam
Sức mạnh
103 tàu chiến
Thương vong và thiệt hại
17 tàu Hà Lan bị tiêu diệt
2000 -2500 lính bị giết
2.000 bị bắt làm tù binh

Trận hải chiến Lowestoft diễn ra vào ngày 13 tháng 6 (lịch mới) năm 1665 trong cuộc chiến tranh Anh-Hà Lan lần thứ 2.

Một hạm đội gồm hơn một trăm tàu của các Tỉnh Hà Lan dưới sự chỉ huy của Chuẩn-Đô đốc Jacob van Wassenaer Obdam tấn công một hạm đội của Anh có kích cỡ tương đương dưới sự chỉ huy của James Stuart, Duke of York ở địa điểm bốn mươi dặm về phía đông của cảng Lowestoft vùng Suffolk, Anh. Người Hà Lan đang ngăn chặn một cách tuyệt vọng một cuộc phong tỏa thứ hai của người Anh vào các cảng của họ sau khi đợt phong tỏa đầu tiên đã bị phá vỡ do người Anh thiếu nguồn cung cấp. Chính trị gia hàng đầu của Hà Lan, Johan de Witt, ra lệnh cho đô đốc Van Wassenaer tấn công mãnh liệt vào hạm đội Anh trong khoảng thời gian gió Đông ổn định mà khoảng thời gian này có thể tạo cho người Hà Lan lợi thế thời tiết (Weather gage). Tuy nhiên Van Wassenaer có lẽ cảm giác rằng hạm đội của ông vẫn còn quá kém trong việc đào tạo và chưa đủ mạnh để thực sự thách thức người Anh trong một trận chiến chính quy, ông cho hoãn trận đánh cho đến gió đổi chiều để tìm một cuộc đối đầu nhỏ trong một vị trí phòng thủ dưới gió vị trí mà từ đó ông có thể rút quân một cách nhanh chóng và trở về mà không công khai tỏ ra bất tuân mệnh lệnh. Thái độ của ông đã phải trả giá bằng 17 tầu chiến tronghạm đội của mình và cuộc sống của chính bản thân ông.

Trong ngày 11 Tháng 6 Van Wassenaer nhìn thấy hạm đội Anh bao gồm 109 tàu chở 4.542 súng và 22.055 lính thủy, hạm đội này bao gồm ba hải đội.

James tự mình chỉ huy đội tiên phong, hải đội có lá cờ đỏ,

Prince Rupert of the Rhine chỉ huy trung tâm, hải đội có lá cờ màu trắng

Edward Montagu, 1st Earl of Sandwich chỉ huy lực lượng hậu quân, hải đội có lá cờ màu xanh lam.

Hạm đội Hà Lan gồm 103 tàu chở 4.869 súng và 21.613 lính thủy chia thành không ít hơn bảy hải đội:
Hải đội đầu tiên (từ Hải quân của Amsterdam) chỉ huy bởi Van Wassenaer trên chiếc Eendracht;
Hải đội thứ hai chỉ huy bởi chuẩn Trung-Đô đốc Johan Evertsen trên chiếc Hof van Zeeland;
Hải đội thứ ba (từ Hải quân của Maas) chỉ huy bởi chuẩn Đô đốc Egbert Bartholomeusz Kortenaer trên chiếc Groot Hollandia;

Hải đội thứ tư (hạm đội Frisia) chỉ huy bởi Đô đốc Auke Stellingwerf trên chiếc Sevenwolden;
Hải đội thứ năm (từ Hải quân của các phố Bắc) chỉ huy bởi Phó Đô đốc Cornelis Tromp trên chiếc Liefde;
Hải đội thứ sáu (hạm đội Zealandic) chỉ huy bởi Phó Đô đốc Cornelis Evertsen the Elder trên chiếc Vlissingen

Và hải đội thứ bảy chỉ huy bởi Phó Đô đốc Volckert Schram trên chiếc Wapen van Nassau.

Lý do cho việc hạm đội bị chia thành nhiều hải đội là do chúng được tập hợp từ các Hạm đội nhỏ thuộc các tỉnh của Hà Lan, và rất nhiều đô đốc mới được chỉ định gần đây ?” để khẳng định rằng họ có các hải đội riêng của họ; các hạm đội của Amsterdam và Maas (là Rotterdam) Sau đó chia hạm đội của họ thành các hải đội có kích thước bằng với những người có các đội tàu nhỏ hơn.

Trong ngày 11 Tháng 6 biển rất bình lặng và trận chiến không thể diễn ra. Trong Ngày 12 tháng 6 gió lại bắt đầu thổi ?” và thổi từ phía đông, tạo cho Van Wassenaer lợi thế thời tiết (Weather gage). Tuy nhiên, ông này chỉ đơn giản là không ra lệnh tấn công, bất chấp mệnh lệnh rõ ràng của cấp trên là phải làm điều đó trong những điều kiện như vậy. Buổi sáng tiếp theo gió đã quay sang phía tây và bây giờ hạm đội của ông đã tiếp cận với các hạm đội của đối phương.

Trận đánh

Một bức tranh về một góc của trận hải chiến Lowestoft

Một bức tranh về một góc của trận hải chiến Lowestoft

Vào buổi sáng sớm ngày 13 tháng 6, Hạm đội Hà Lan đã chiếm vị trí về phía đông nam của hạm đội Anh. Hầu hết các nhà sử học Anh giả thiết Van Wassenaer (người mà trong ngày 12 tháng 6 đã gửi tất cả các đồ bạc và vật dụng có giá trị khác của mình về nhà như là để cho thấy rằng ông ta có bao nhiêu sự tự tin ?” chưa gì đã chuẩn bị làm đám ma thì thua là phải) đã thực hiện một rẽ ngang đột ngột về phía tây, cố gắng để lấy lại lợi thế thời tiết ?” hoặc có thể gọi là vị trí đầu gió (Weather gage), và người Anh đánh bại cố gắng đó của ông ta. Nếu vậy, phải có gió thổi từ phía tây nam – nếu không thì không thể có được vận động uyển chuyển này – nhưng điều này làm cho nó khó để giải thích làm cách nào hạm đội Anh bơi được về phía nam, có thể người Anh đã nhanh hơn người Hà Lan. Một giải thích khác phù hợp hơn với các nguồn tài liệu từ Hà Lan, là có gió thổi từ phía tây bắc và Van Wassenaer cố gắng giao chiến với người Anh từ ở một vị trí phòng thủ dưới gió, chiến thuật ưa thích của ông ta. Trên thực tế cả hai hạm đội đi qua các đường vát đối diện và sau đó quay ngược lại. Lần lượt HMS Great Charity (ban đầu nó là chiếc tầu của thống đốc Amsterdam tên là Groote Liefde bị bắt giữ trong Trận Portland năm 1653) đã bị cô lập và bị đột kích boong tầu và bắt giữ bởi thuyền trưởng Jan de Haen, viên đô đốc này sau đó, ngay lập tức quay trở lại với chiến lợi phẩm của mình để về Hà Lan, rõ ràng là hành động này sẽ bị cấm sau khi trận chiến này.

Sau đó là phần thứ hai của trận đánh. Mặc dù người Anh đã có một số vấn đề trong việc kiểm soát liên lạc của đội hình chiến đấu, người Hà Lan bây giờ hoàn toàn thất bại trong việc duy trì một đội hình tuyến chiến đấu (Line of battle). Theo lý thuyết của họ đang ở vị trí dưới gió đã có thể sử dụng súng với phạm vi bắn lớn, cho phép họ có thể tiêu diệt đối phương từ một khoảng cách an toàn để tránh bị chiến thuật đột kích boong của người Anh bằng đạn xích. Trong thực tế một số hải đội bắt đầu chặn tầm nhìn của nhau, các đô đốc và các thuyền trưởng quá hăng hái với trận đánh bỏ lại những tầu ít nhiệt tình và tàu cũ ở phía sau một cách nhanh chóng, trong khi các tàu của công ty (Đông Ấn) ?” chưa từng bao giờ được đào tạo trong chiến thuật ?” một lối hành xử cứ như thể không có tàu của đồng đội ở bên cạch và điều này gây ra rối loạn một phần của tuyến tầu của người Anh để vượt qua một số tàu Hà Lan nặng hơn, những tầu đang chỉ cố gắng để thoát khỏi lực lượng chính của họ. Sau đó họ sẽ tuyên bố họ đã cố tình tìm cách trực tiếp tấn công đối phương theo mệnh lệnh chung. Một số tàu khác đã ở trong một phạm vi tối ưu cho các tầu Anh để tập trung bắn vào họ và đã thiệt hại nặng. Cuộc sống của vị chỉ huy trẻ của hạm đội Frisia, Chuẩn Đô đốc Auke Stellingwerf, đã chấm dứt khi ông bị bắn hai phát đạn. Chuẩn Đô đốc Kortenaer kỳ cựu, có lẽ là có quyền chỉ huy cao nhất của Hà Lan lúc đó, không may bị thương ở hông bởi một phát đạn hình cầu. Sỹ quan hoa tiêu Ate Stinstra tạm quyền chỉ huy tàu của Kortenaers. Van Wassenaer bấy giờ cố gắng đình chỉ cơ cấu chỉ huy theo hải đội, hy vọng bằng cách đặt tất cả các tàu chiến trực tiếp theo mệnh lệnh của chính mình để mang lại một tính mạch lạc hơn với các lực lượng của Hà Lan. Điều này tuy nhiên lại chỉ tạo nên thêm những rắc rối.

Một lần nữa cả hai hạm đội lại quay ngược trở lại. và bây giờ một điều kỳ lạ xảy ra và đã được chứng minh rằng rất khó để giải thích. Sau khi phía sau vận động uyển chuyển tầu của hậu quân Anh rõ ràng cần phải ở phía bắc của đội hình trung tâm. Tuy nhiên, tất cả các nguồn tài liệu lại nhất trí rằng nó tạo ra một thứ tự đảo ngược của hạm đội Anh và rằng đội hậu quân của Anh lại ở phía nam của đội hình trung tâm. Các giải pháp truyền thống của Anh để giải thích điều này là hạm đội của họ đồng loạt đi vát theo gió thổi tức là mỗi tàu cá thể cùng lúc quay ngược trở lại và làm ngược thứ tự của hạm đội, thay vì quay một đằng khác. Nếu đúng thì điều này có thể được coi là một kỷ lục thật sự duy nhất cho thời đó. Nguồn tài liệu của Hà Lan đề xuất một lời giải thích khác: trong khi thực hiện lần quay thứ ba hạm đội Hà Lan bị mất tất cả sự gắn kết, vì gió đột ngột quay sang phía tây nam. Sau đó gió lại thổi tiếp vào đội tiên phong và trung tâm của người Anh. Đội hậu quân Anh, cố tránh khỏi một đám đông tầu đang bị mất liên lạc (tầu Hà Lan), bơi phía sau hạm đội Hà Lan ở phía nam. Một đội tầu nhỏ tách ra từ đội tầu tiên phong sau đó hoàn toàn đóng cửa cái bẫy, ngăn chặn ý định quay trở lại bờ biển Hà Lan. Kịch bản này giải thích tại sao tất cả các vận động đều ngừng lại và lý do tại sao một số đội tàu nhỏ Anh theo báo cáo rõ ràng đang cố gắng giong buồm về phía tây, theo đó sẽ không thể giải thích được nếu họ không được đến phía đông của hạm đội Hà Lan.

Nếu thực sự là bị bao vây người Hà Lan đã có thể ở một vị trí vô vọng. Các lực lượng chính của Anh ở về phía tây của họ, và có thể có vị trí đầu gió (weather gage) ngăn chặn đột kích lên boong là một chiến thuật khả thi. Phía hậu quân Anh, bắn từ một vị trí dưới gió, có thể đã bị hư hỏng tầu của Hà Lan không bị đánh trả. Người Hà Lan lại một lần nữa có vị trí đầu gió so với đội hậu quâm Anh, một số tàu của họ kiên trì ở lại phía đông để tấn công nó (Hậu quân Anh). Qua hành động này chiếc kỳ hạm Montague đã bị đột kích lên boong và tạm thời bị chiếm giữ bởi thủy thủ đoàn của chiếc Oranje, được chỉ huy bởi thuyền trưởng Bastian Senten, người đã tấn công cả chiếc kỳ hạm Ang, Royal Prince, cho đến khi Rupert tự mình trên chiếc Royal James đến cứu và chiếm lại con tàu. Tại thời điểm đó toàn bộ trận chiến dường như đã hóa thành một trận melee ( ẩu đả, hỗn chiến) khổng lồ. Trong trận đánh Bá tước của Marlborough và Bá tước của Portland (các sỹ quan Anh) đã thiệt mạng. Một vài giờ sau đó khoảng giữa trưa Montague kéo lá cờ màu xanh lam lên đỉnh cột buồm giữa của ông ?” ( Một dấu hiệu để hải đội của tôi theo sau) – và thực tế là phần lớn các thuyền trưởng của đội hậu quân Anh theo sau lãnh đạo của họ khi ông đi thẳng đội hình tuyến của Hà Lan và đã phá xuyên qua nó (nhiều khả năng ông đã đi qua một khoảng cách) tạo ra hiệu quả phân chia hạm đội Hà Lan và bao quanh một phần của hạm đội này (nếu theo truyền thống kịch bản của Anh thì đúng tới giờ lần đầu tiên chỉ một phần của hạm đội Hà Lan bị bao vây).

Ngoài những vấn đề về định vị người Hà Lan có một bất lợi về cấu trúc tầu: trên ở các tầu trung bình của súng của họ là loại nhẹ hơn. Đặc biệt là tám tàu lớn nhất của Anh hầu như được coi như là không thể chìm ( Unsinkable ) và có thể nhấn chìm chiếc tầu nhỏ nhất của người Hà Lan chỉ với một loạt pháo mạn duy nhất. Do đó các tàu lớn hơn của Hà Lan phải cố gắng để bảo vệ những chiếc bé hơn. Chiếc kỳ hạm Hà Lan Eendracht đọ súng với chiếc Royal Charles. James (Tư lệnh hạm đội Anh) đã gần như bị giết bởi một chuỗi đạn xích của Hà Lan, phát đạn này đã lấy đầu nhiều phụ tá của ông, trong số đó có Lord Falmouth. Khoảng ba giờ vào buổi chiều trận đấu tay đôi giữa Royal Charles và Eendracht đã kết thúc bất ngờ khi Eendracht phát nổ, giết chết Van Obdam và tất cả thủy thủ đoàn. Kortenaer là chỉ huy cao cấp thứ hai, mặc dù bị thương nặng nhưng ông ta vẫn chưa chết và các đô đốc khác lại không biết hoàn cảnh của ông ta. Bấy giờ hạm đội Hà Lan đã không còn có những mệnh lệnh có hiệu quả nữa. Sau khi chiếc Eendracht phát nổ, những chiếc tầu Anh ngay lập tức trở nên phấn khích, trong khi nhiều thuyền trưởng Hà Lan nản chí, một số tàu Hà Lan bỏ chạy một chút sau đó, tiếp theo của tàu Kortenaer Groot Hollandia bây giờ dưới sự chỉ huy của Stinstra. Không cần quá nói rằng tất cả những điều này có hiệu quả tiêu cực lên tinh thần của người Hà Lan. Vào buổi tối phần lớn các tầu của hạm đội Hà Lan đã tẩu thoát an toàn, cứu mạng sống hoàn toàn cho 40 tàu, hay theo Phó Đô đốc Cornelis Tromp và chuẩn Đô đốc Johan Evertsen, cả hai đều có mệnh lệnh không đúng với chỉ thị ( chỉ ra sự nhầm lẫn ở phía Hà Lan ?” mệnh lệnh được truyền đạt bằng cách đánh tín hiệu cờ, các đội tầu Hà lan mới tập hợp nên nhầm lẫn là điều có thể), họ đã thoát ra an toàn và lập lại hạm đội, do đó ngăn ngừa được thảm họa lớn hơn nữa xảy ra, mặc dù 16 tàu khác đã bị mất. Anh chỉ bị mất có một tàu, chiếc HMS Great Charity đã được đề cập ở trên. Tám tàu Hà Lan bị chìm do người Anh; sáu trong số này đã bị đốt cháy trong hai vụ việc riêng biệt khi họ có vướng mắc vào nhau trong khi chạy trốn và bị bắt lửa bởi tầu hỏa công: Điều này xảy ra với chiếc Tergoes mắc vào chiếc Maarseveen và chiếc tầu buôn Swanenburg, và cũng như vậy với chiếc Koevorden, Stad Utrecht và Prinse Maurits. chiếc Oranje được nói tới ở đoạn trước đã phát nổ sau khi bị lây lan đám cháy từ một tàu khác, sau một nỗ lực để dập tắt đám cháy đã tiến hành nhiều đợt tấn công lên boong và chiếm chiếc HMS Charles, sau đó nó đã ngăn cản các tợt tấn đầu tiên của thủy thủ đoàn của chiếc Mary dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Jeremy Smith (Mary mất 99 lính thủy trong thủy thủ đoàn của nó), một trong những chiếc thuộc hải đội của York, và sau đó các tầu HMS Royal Oak, Es*** và Royal Katherine quây vào tấn công nó. Theo một số nguồn tin thì chiếc Oranje mất đi một nửa trong số 400 thủy thủ đoàn của nó khi ngừng kháng cự, một số thủy thủ người gốc Senten bị thương (những lính thủy đánh thuê người Scotlan) đã bị bắt giữ bởi tầu Anh không lâu sau khi ngừng kháng cự. Ngoài số đó người Hà Lan còn bị, người Anh tiếp tục bắt giữ thêm chín tàu: Hilversum, Delft, Zeelandia, Wapen van Edam và Jonge Prins, tàu Nagelboom và tầu buôn Carolus Quintus, Mars và Geldersche Ruyter. Chiếc Tromp cũng bị bắt nhưng lại trốn thoát. Tám tàu cũ phải hủy sau đó vì các chi phí sửa chữa đã có thể vượt quá giá trị của chúng.

Người Anh mất một Sỹ quan chỉ huy cao cấp: Chuẩn Đô đốc Sampson, trong khi Phó Đô đốc Lawson bị thương trầm trọng. Các thuyền trưởng Anh đáng chú ý trong trận này bao gồm Thuyền trưởng của Hạm đội, William Penn, trên chiếc HMS Royal Charles, cựu cướp biển Christopher Myngs và George Ayscue. Luôn luôn là một bí ẩn tại sao hạm đội Anh không ít nhất là cố gắng theo đuổi Hà Lan. Một số giai thoại được kể để giải thích điều này. Theo nguồn tin của Penn, ông ta nghe được từ James rằng ông này (James) đang chờ đợi một trận đánh lớn vào ngày hôm sau – kể từ khi ông tin rằng người Hà Lan đã ổn định lại khi họ tập hợp được với nhau. James bị thương đến mức suýt chết, sau đó có thể ông đã hoàn toàn bị mất tinh thần. Có truyền thuyết kể rằng vợ của James đã ra lệnh cho Lord Henry Brouncker là phải giữ an toàn cho chồng của bà, ông này đã tuân lệnh bằng cách cho John Harman thuyền trưởng của chiếc kỳ hạm một mệnh lệnh giả để dừng chiếc Charles lại trong đêm. Trong mọi trường hợp thì chiếc Royal Charles vẫn hạ buồm trong buổi tối và phần còn lại của hạm đội Anh tập hợp theo sau.

Kết quả của trận đánh một phần gây ra bởi một sự mất cân bằng về sức mạnh về hỏa lực (Người Hà Lan có nhiều súng, nhưng người Anh có súng to hơn), làm cho Hà Lan bắt tay vào một chương trình đầy tham vọng mở rộng, đóng tàu nặng hơn nhiều với súng to hơn. Người Anh đã không tận dụng lợi thế của chiến thắng của họ. Họ không bao giờ cố gắng phong tỏa được một cách hiệu quả bờ biển Hà Lan và không thể ngăn chặn được các đội tầu VOC trở về từ Đông Ấn (Trận Vågen). Các Hạm đội bây giờ trở nên cân bằng nhau cả về chất lượng và chất lượng, một lần nữa gặp nhau tại tại Trận Bốn Ngày vào tháng Sáu 1666.

Trận hải chiến bốn ngày

Các chiến hạm HMS Swiftsure, Seven Oaks và Loyal George của Anh bị bắt giữ và treo cờ Hà Lan

Các chiến hạm HMS Swiftsure, Seven Oaks và Loyal George của Anh bị bắt giữ và treo cờ Hà Lan

Ngày Ngày 01 tháng 6–Ngày 04 tháng 6 1666
Vị trí gần Bắc Forland, Anh
Kết quả Hà Lan chiến thắng
Các bên tham chiến
Anh
Chỉ huy
George Monck
Sức mạnh
79 tàu chiến
Thương vong và thiệt hại
10 tàu bị mất,
~ 1.500 người chết,
1.450 người bị thương,
1.800 bị bắt
Hà Lan
Michiel de Ruyter
Sức mạnh
84 tàu
Thương vong và thiệt hại
4 tàu bị mất,
~ 1.500 người chết,
1.300 người bị thương

Trận Bốn Ngày là một hải chiến của cuộc chiến tranh lần thứ hai giữa Anh-Hà Lan. Trận đánh đã diễn ra từ ngày 01 tháng 6 tới ngày 04 tháng 6 năm 1666 trong lịch cũ (11 tháng Sáu-14 tháng Sáu lịch mới) ngoài khơi bờ biển Flemish và biển nước Anh, nó là một trong những trận hải chiến dài nhất trong lịch sử.
Trong tháng sáu 1665 hạm đội Anh đã đánh bại hoàn toàn người Hà Lan trong trận Lowestoft, nhưng không tận dụng triệt để lợi thế của chiến thắng. Hạm đội gia vị của Hà Lan, chất đầy với những hàng hóa đắt tiền đã cố gắng một cách an toàn để trở về nhà sau trận Vågen. Hải quân Hà Lan đã được cải tiến rất nhiều thông qua việc mở rộng chương trình xây dựng lớn nhất trong lịch sử của nó. Trong tháng 8 1665 nó đã bị hạm đội Anh một lần nữa thách thức, mặc dù không có trận đánh lớn mang ý nghĩa quyết định. Năm 1666 thì người Anh lại trở nên lo âu để tìm cách tiêu diệt hải quân Hà Lan một cách hoàn toàn trước khi nó có thể phát triển trở thành quá mạnh và (Hải quân Anh) đã cố gắng tuyệt vọng để kết thúc kiểu tấn công đột kích của Hà Lan, các cuộc tấn công này sẽ làm sự sụp đổ nền thương mại của Anh.

Sau khi có thôngg tin rằng hạm đội Pháp dự định tham gia với hạm đội Hà Lan ở Dunkirk, người Anh quyết định phải ngăn chặn hành động này bằng cách chia tách hạm đội của họ. Lực lượng chính của họ sẽ cố gắng để tiêu diệt hạm đội Hà Lan đầu tiên, trong khi một hải đội dưới quyền của Prince Rupert được gửi đến chặn Eo biển Dover chống quân Pháp – những người đã thực tế không tham gia.

Vào giai đoạn đầu của trận chiến hạm đội của Anh có 56 tàu, dưới sự chỉ huy của George Monck, 1st Duke of Albemarle, ông cũng là người chỉ huy hải đội cờ đỏ, ít hơn 84 chiếc của hạm đội Hà Lan dưới sự chỉ huy của Chuẩn – Đô đốc Michiel de Ruyter. Trận đánh kết thúc với sự rút lui thành công của người Anh sau khi cả hai hạm đội đã tiêu tốn phần lớn đạn dược của họ.

Người Hà Lan gây ra thiệt hại đáng kể vào hạm đội Anh. Người Anh đã đánh cược rằng nhiều đội thủy thủ của nhiều tàu tiền tuyến (ship of the line) mới đóng Hà Lan sẽ không có đầy đủ quân số và chưa được đào tạo nhuần nhuyễn, nhưng họ tự lừa dối mình với hy vọng hão của họ: người Anh bị mất mười tàu, với trên 1.000 người thiệt mạng trong đó có hai Phó đô đốc, Sir Christopher Myngs và Sir William Berkeley, trong khi khoảng 2000 người Anh đã bắt làm tù binh. thiệt hại của Hà Lan là bốn tàu bị phá hủy bởi cháy và hơn 1.550 người thiệt mạng, trong đó có Chuẩn – Đô đốc Cornelis Evertsen, Phó đô đốc Abraham Van der Hulst và Chuẩn đô đốc Frederik Stachouwer.

Ngày đầu tiên

Vào ngày đầu tiên Monck đi trong đội hình tiên phong với Hải đội cờ trắng của George Ayscue phía sau ông ta và Hải đội cờ màu xanh của Thomas Teddiman hình thành đội hậu quân, (Monck) ngạc nhiên khi các đội tàu Hà Lan neo gần Dunkirk. Mặc dù điều kiện thời tiết bất lợi Monck đã quyết định tấn công từ phía sau Hạm đội Hà Lan thuộc Chuẩn – Đô đốc Cornelis Tromp với hy vọng sẽ làm tê liệt nó trước khi các hạm đội trung tâm và tiên phong của Hà Lan có thể can thiệp. Sau khi gửi một tin nhắn đến Rupert, yêu cầu ông ta tham gia với mình nếu có thể, Monck mạnh dạn tấn công Tromp lúc này bỏ chạy trên bãi cát ngầm Flemish. Monck thì chiếm giữ vị trí phía tây bắc, để ứng chiến với các hải đội trung tâm của Hà Lan (do De Ruyter chỉ huy) và tiên phong (chỉ huy bởi Chuẩn -Đô đốc Cornelis Evertsen the Elder). Tromp quay trở lại, nhưng chiếc tàu của ông, chiếc Liefde đã va chạm với chiếc Groot Hollandia. Phó Đô đốc Berkeley đã thấy điều này và đột kích lên boong từ chiếc HMS Swiftsure. Ngay lập tức các chiếc Callantsoog và Reiger đến để cứu chỉ huy của họ, tiêu diệt quân đột kích Anh bằng đạn xích, chiếc Reiger sau đó cũng cố gắng để đánh đột kích bong chiếc Swiftsure. Berkeley thách thức lính thủy Hà Lan bằng cách reo hò: Chúng mày là chó, Chúng mày là lũ ma cà bông , chúng mày có nghe thấy không, nhảy lên tầu đi! nhưng thật chẳng la?nh ông ta bị thương vào cổ họng bởi một phát đạn súng hỏa mai, sau đó Swiftsure đã bị bắt. Trong phòng thuốc súng đô đốc đã được tìm thấy với cổ họng bị cắt của mình, ông đã cố gắng để cho nổ tung tàu nhưng thủy thủ đoàn của ông đã giết ông trước và rồi làm bột thuốc súng, sau trận đánh những người còn sống sót nói rằng người đã cắt cổ họng của chỉ huy của mình thuần túy là do quá thất vọng. Chiếc tầu hư hỏng HMS Seven Oaks (trước là chiếc Sevenwolden) bị bắt bởi chiếc Beschermer trong khi chiếc HMS Loyal George cố gắng giúp Swiftsure nhưng điều này chỉ dẫn đến việc cả hai tàu đều bị chiếm. Xác của Berkeley được ướp và sau đó được trưng bày ở Hague, sau đó trả lại Anh trong một cuộc ngưng bắn, kèm theo một bức thư của Thống đốc các Tỉnh ca ngợi đô đốc Berkeley vì lòng dũng cảm của ông. Chiếc HMS Rainbow, một trong hai chiếc đã đầu tiên để trinh sát phát hiện hạm đội Hà Lan đã bị cô lập và bỏ chạy đến cảng trung lập Ostend, và bị truy đuổi bởi mười hai tàu từ hạm đội của Tromp trong khi chiếc khác, Kent, rời chiến trường để tìm kiếm Hải đội của Rupert.

Cả hai hạm đội pháo kích vào nhau trong một đội hình trận chiến theo tuyến (battle of the line). Chiếc Hof van Zeeland và Duivenvoorde đã bắn trúng đạn cháy và bị đốt cháy. Người Hà Lan đã không biết sự tồn tại của loại đạn dược, bao gồm 2 chảo đồng trũng úp lại ở giữa đầy một chất dễ cháy, do đó, họ đã rất ngạc nhiên. May mắn cho họ là người Anh chỉ có một nguồn cung cấp nhỏ loại đạn này vì chi phí sản xuất cao.
Monck rút lui trong ban đêm, nhưng con tàu của Chuẩn đô đốc Harman, chiếc HMS Henry, trôi dạt đến đội hình tuyến của Hà Lan và đã bị bắt lửa bởi hai chiếc tầu hỏa công. Người giáo sỹ (đi trên tầu) hỏi Harman là có thể làm gì để cứu cuộc sống của họ, câu trả lời mỉa mai sau đó rằng một giáo sỹ tốt thì luôn sẵn sàng nhảy qua boong tầu, bởi sự kinh dị của ông làm vị mục sư sợ phát khiếp và ông này ngay lập tức làm theo lời khuyên của Harman cùng với một phần ba thủy thủ đoàn. Tất cả đều chết đuối. Harman đã chấm dứt sự hoảng sợ bằng sự đe dọa với một thanh kiếm đã được rút ra để đâm xuyên qua bất cứ người nào tỏ thấy độ muốn bỏ tàu dù là nhỏ nhất. Evertsen bây giờ bơi gần vào và hỏi xem Harman có muốn đầu hàng không?, câu trả lời đến tai ông ta một cách không quá bất ngờ rằng ông ta đã từ chối và la hét ( I””””m not up to it yet ). Mặc các cuộc tấn công lặp đi lặp lại của người Hà Lan, và mất đi hai cột buồm, một trong hai rơi xuống và nghiền nát chân của Harman, đám cháy đã được dập tắt và chạy Henry chạy thoát, và bắn những phát đạn cuối cùng của nó, hai phát trong số này đã trúng vào người Evertsen.

Ngày thứ hai

Sáng ngày thứ hai Monck đã quyết định tiêu diệt những người Hà Lan bằng một cuộc tấn công trực tiếp và khởi hành đến chỗ họ từ phía tây nam, nhưng De Ruyter trong chiếc De Zeven Provinciën bơi vượt qua tuyến của họ (người Anh) về phía đông nam, gây hư hại nặng cho hạm đội Anh và có được ưu thế đầu gió weather gauge. Chiếc HMS Anne, HMS Bristol và HMS Baltimore đã phải quay trở lại Thames. Sau khi bình tĩnh chờ đợi sửa chữa ông đã quay sang tấn công tầu Anh từ phía nam với cờ đỏ được giương lên, ra dấu cho tất cả hãy tấn công, nhưng chỉ khi ông tiếp cận đội hình tuyến của kẻ thù, những gì ông nhận thấy làm ông mất tinh thần rằng một phần của đội hậu quân dưới sự chỉ huy của Tromp cũng đã tách ra và bây giờ ở một vị trí đầu khác của đội hình tuyến của người Anh những người đã bao quanh Tromp. Thông thường việc này được giải thích bằng cách giả sử Tromp đã không tuân theo mệnh lệnh, nhưng mặc dù ông đã thực sự nổi tiếng vì sự cứng đầu cứng cổ của mình, thời gian này ông ta chỉ đơn giản là đã không nhìn thấy những lá cờ tín hiệu và người theo dõi về phía Hải đội trung tâm đã báo cáo nhầm lẫn một dấu xác nhận. De Ruyter đã giương cờ đỏ và phá vỡ rồi đi xuyên qua đội hình tuyến của đối phương với Phó Đô đốc Johan de Liefde, trong khi phần còn lại của hạm đội Hà Lan dưới sự chỉ huy của Aert van Nes lại hướng về phía nam. Ông ta cứu được tất cả các tàu của Tromp trừ chiếc Liefde bị cháy và Spieghel bị chìm và Phó Đô đốc Abraham van der Hulst vừa bị giết bởi một phát súng hỏa mai bắn trúng ngực và quay trở lại tham gia với van Nes và lực lượng chính rồi lại một lần nữa chọc thủng phòng tuyến đối phương, và nhận thấy một cách hơi tự mãn rằng lần thứ hai tàu Anh phải giạt ra xa.

Tromp, chuyển đổi sang tàu thứ tư của ông, sau đó đến gần De Ruyter để cảm ơn ông vì đã cứu viện đúng lúc. Cả hai người đã ở một tâm trạng xấu. Chuẩn đô đốc Frederick Stachouwer cũng đã bị giết. Ngày hôm trước tầu hư hỏng Hollandia đã được gửi về nhà cùng với chiếc Gelderland, Delft, Reiger, Asperen và Beschermer để gác ba chiếc tầu Anh bị bắt; bây giờ lại thêm chiếc Pacificatie, Vrijheid, Provincie Utrecht và Calantsoog bị hư hỏng cũng phải quay trở lại và chỉ có một ít tầu ở đội hậu vệ là vẫn còn nguyên vẹn. Bên cạnh đó, kẻ thù lại một lần nữa có được vị trí đầu gió weather gauge, những nguy hiểm đó ngay lập tức được tháo gỡ bởi George Ayscue, thấy hai đô đốc cùng nhau trong một vị trí dễ bị tổn thương, cố gắng cô lập họ, với nhiều khó khăn họ cố gắng để trở về lực lượng chính của họ.

Cả hai hạm đội bây giờ đã qua ba lần tấn công đối diện theo tuyến, trong lần thứ hai chiếc De Zeven Provinciën đã bị hư hại và De Ruyter rút lui khỏi cuộc chiến để sửa chữa tàu của ông. Sau đó ông bị một số nhà sử học buộc tội hèn nhát, nhưng ông đã có lệnh nghiêm ngặt bằng văn bản từ Thống đốc các Tỉnh và phải hành động một cách chính xác như vậy, để ngăn chặn sự lặp lại của những sự kiện trong trận Lowestoft, khi sự mất mát của người chỉ huy tối cao đã làm tan vỡ cơ cấu chỉ huy của Hà Lan. Chuẩn – Đô đốc Aert van Nes đã lãnh đạo hạm đội Hà Lan qua lần đối đầu thứ ba.

Rồi người Hà Lan lại ở một vị trí dưới gió súng của họ đã có một tầm bắn cao và một số tàu Anh bây giờ đã bị thiệt hại đáng sợ. Chiếc HMS Loyal Subject bị chuyển về cảng nhà và phải tự phá hủy. Chiếc HMS Black Eagle ( tên cũ là Groningen) giương cao cờ tai họa sẵn sàng tan rã trước khi có bất kỳ tàu nào có thể hỗ trợ.
Sau đó, khoảng ba giờ vào buổi chiều, một đội tầu Hà Lan khoảng mười hai tàu xuất hiện trên đường chân trời. Monck đã bị sốc, không phải vì sự kiện này là hoàn toàn bất ngờ nhưng vì lo sợ tồi tệ nhất của ông dường như trở thành sự thật. người Anh đã có được từ mạng lưới tình báo xuất sắc của họ rằng người Hà Lan dự định sẽ giữ một Hải đội mạnh thứ tư đằng sau như một chiến thuật dự phòng. Chắc chắn những con tàu mới phải là lực lượng xung kích tràn đầy mãnh lực. Monck ra lệnh kiểm tra số lượng tàu còn dùng được của hạm đội Anh. Khi nghe báo cáo chỉ có 29 tàu sẵn sàng cho cuộc chiến còn lại trong bọn họ, và Rupert vẫn biến mất mà không làm cho người ta nhìn thấy, ông quyết định rút lui. Trong thực tế, De Ruyter đã ngay trước khi trận đánh bị thuyết phục bởi các đô đốc khác chỉ sử dụng có ba hải đội. Monck không bao giờ nhận thấy rằng chiếc Rainbow đã biến mất – quả thật ông ta cũng không thể hiểu nơi Berkeley đã đi là đâu. Hơn một chục tàu chiếc tàu (chính xác là 12) đã được những người trong hải đội của Tromp tung ra và đuổi theo con mồi (chiếc HMS Rainbow) có ý định trốn thoát đến Ostend và lại ra nhập vào cuộc chiến. Toàn bộ hạm đội Anh chạy vát theo chiều gió về phía tây nam vào lúc bốn giờ. Chiếc tầu bị lạc đội hình St Paul (tên cũ Sint Paulus) bị bắt vào buổi tối

Ngày thứ ba

Vào ngày thứ ba Hạm đội của Anh tiếp tục rút lui về phía tây. Người Hà Lan tiến lên trên một mặt trận rộng, Van Nes vẫn chỉ huy, với hai mục đích là để bắt bất kỳ tầu lạc ngũ nào và để tránh pháo lớn lớn 32 pound ở phần đuôi tàu lớn. Vào buổi tối Rupert, khi ngày đầu tiên đã nhận được lệnh phải tham gia Monck, cuối cùng cũng xuất hiện với hai mươi chiếc tàu. Ông đã không thể tiếp cận với Monck vì trước đó ông đã cho tàu đi xa cũng như Wight để tìm kiếm hạm đội Pháp tưởng tượng. Monck đã ra lệnh cho hạm đội của mình để thiết lập một đội hình thẳng cho hải đội màu xanh lá cây phi đội cảnh báo rằng điều này sẽ làm họ bị trừng phạt bởi Galloper Shoal lúc thủy triều thấp. Chiếc HMS Royal Charles và HMS Royal Katherine gần như đã chạm đáy nhưng lại thoát được đúng lúc, Tuy nhiên chiếc HMS Prince Royal đã bị mắc kẹt. Phó Đô đốc George Ayscue, chỉ huy của hải đội trắng, kêu gọi với người của mình để giữ bình tĩnh cho đến khi lũ sẽ nâng con tàu; nhưng khi hai tàu hỏa công tiếp cận các thủy thủ đoàn đã khiếp sợ. Khi chiếc tầu Lambeth tấn công chiếc kỳ hạm và Ayscue đã phải đầu hàng Tromp trên chiếc Gouda, Lần đầu tiên và cuối cùng trong lịch sử của một đô đốc của Anh xếp hạng cao như vậy lại bị bắt trên biển. De Ruyter đã có mệnh lệnh rõ ràng để tiêu diệt bất cứ tầu chiến lợi phẩm, khi hạm đội Anh vẫn ở gần ông ta (Tromp) không thể không tuân theo lệnh chỉ huy và ra lệnh cho đốt cháy tầu Prince. Tromp đã không dám thực hiện bất kỳ sự phản đối nào mặc dù ông vẫn trái lệnh và gửi về nhà một số chiến lợi phẩm, nhưng sau đó ông tự do bày tỏ sự bất mãn của mình, trong 1681 ông vẫn đang cố gắng để có được bồi thường từ bộ trươ?ng ha?i quân của Amsterdam cho mệnh lệnh sai trái này.

Van Nes bây giờ vẫn cố gắng để ngăn chặn sự gia nhập của cả hai hạm đội Anh. Nhưng khi họ bơi lại từ cả hai phía sau của đội hình khóa đuôi của mình, De Ruyter lấy lại quyền chỉ huy và ra lệnh phải chờ đợi. Bằng cách này, ông lấy lại ưu thế đầu gió weather gauge.

Sáng sớm hôm sau hạm đội Anh có sự tăng cường của hơn năm tàu (các tầu Convertine, Sancta Maria, Centurion, Kent và Hampshire) và tầu hỏa công khác (Happy Entrance); Và ngược lại, sáu trong các tàu bị hư hại nhiều nhất đã được gửi về nhà để sửa chữa. Vì vậy, lực lượng chiến đấu bao gồm 23 tràn đầy sinh lực trong tổng số 60-65 chiếc lớp Man-of-war và 6 fireships, các tầu Anh tấn công trong đội hình tuyến vào ngày thứ tư với Sir Christopher Myngs bây giờ phụ trách các tầu tiên phong, Rupert phụ trách đội trung tâm và Monk của các đội hậu quân. Hạm đội Hà Lan bây giờ ở về phía tây nam của họ và bấy giờ giảm xuống còn 68 tàu (và một số 6 hoặc 7 tàu hỏa công), đã chiếm được ưu thế đầu gió weather gauge và tấn công rất mạnh. De Ruyter cố gắng để gây ấn tượng trên lá cờ của ông rằng cuộc chiến của ngày hôm đó sẽ quyết định cho toàn bộ cuộc chiến tranh . Người Anh tấn công và, dễ bị tổn thương từ một vị trí dưới gió.

Một cách ngập ngừng De Ruyter dự định phá đội hình tuyến chiến đấu của người Anh bằng cách đập vỡ nó tại ba vị trí và cắt hạm đội Anh thành nhiều phần trước khi tiêu diệt từng phần còn lại. Phó đô đốc Johan de Liefde trên chiếc Ridderschap và Myngs trên chiếc HMS Victory bắt đầu một trânh cận chiến, Myngs bị trúng hai viên đạn súng hỏa mai và không thể cứu được vết thương, chết trong ngày trở về London. Các tầu Anh đang cố gắng tập hợp lại để phá vỡ vòng vây ở phía nam bằng cách thực hiện bốn đợt tấn công nương theo chiều gió vào phía đối diện, nhưng Tromp và Van Nes đã bao quanh họ. Monck thì đeo ở phía bắc. Đội của Tromp đã bị chặn đường, chiếc Landman bị đốt cháy bởi một fireship. Van Nes buộc phải rút lui. De Ruyter, lúc này lo lắng nhiều hơn tại bất kỳ thời điểm khác trong cuộc chiến và cuộc chiến vì sợ bị thua, giương lên lá cờ đỏ và giong buồm qua Rupert Monck để tấn công từ phía sau. Khi Rupert cũng cố gắng làm như vậy với ông ta, ba phát đạn bắn rất nhanh đã thành công trong việc bắn tung cột buồm chiếc HMS Royal James của Rupert và toàn bộ Hải đội có cờ màu xanh lá cây rút ra khỏi trận đánh ở phía nam để bảo vệ và kéo chiếc kỳ hạm. Bây giờ không có gì ngăn cản De Ruyter từ việc tấn công Monck và các lực lượng chính của Anh đã bị chặn đường. Nhiều chiếc trong số các con tàu của Anh đã sắp hết bột thuốc súng sau ba ngày chiến đấu liên tiếp trong khi hầu hết các tàu Hà Lan vẫn có một nguồn cung cấp đầy đủ vì họ đã có một đội tầu vận chuyển đồ cung cấp tương đối lớn, các tầu vận tải có súng nhỏ và thuỷ thủ đoàn ít được đào tạo hơn, nên do đó bắn chậm hơn. Bốn tầu lạc ngũ đã bị bắt bởi người Hà Lan, đó là chiếc HMS Clove Tree (cựu tàu VOC Nagelboom), bị bắt do chiếc Wassenaar, HMS Convertine và HMS Es*** cùng với chiếc HMS Black Bull; cả hai bị bắt bởi chiếc Frisia của Chuẩn đô đốc Hendrik Brunsvelt ; HMS Black Bull sau đó bị chìm. De Ruyter nhìn thấy hạm đội Anh trốn thoát trong sương mù dày đặc và quyết định chia ra theo đuổi. Riêng hải đội của ông đã bị hư hại quá nặng, nhật ký hàng hải của ông chỉ nói của sự sợ hãi đối với các bãi cát ngầm ở Anh. Theo niềm tin tôn giáo sâu sắc De Ruyter giải nghĩa ở các bờ sương mù đột ngột một cách không lý giải nổi như là một dấu hiệu của Thiên Chúa, có ý nghĩa với ông rằng ( rằng ông chỉ nên hạ nhục đối phương để cho tạo niềm tự hào của mình nhưng không cho phép hủy diệt họ hoàn toàn). ( Bây giờ lại đến lượt Hà Lan bỏ qua cơ hội tận diệt đối phương)

Sau trận đánh

Đó là trận hải chiến lớn nhất của cuộc chiến Anh-Hà Lan lần thứ hai. Tuy nhiên, kết quả của nó là đôi khi được mô tả như là một trận chiến không có ý nghĩa quyết định, bởi vì cả hai bên ban đầu đều tuyên bố chiến thắng. Ngay sau khi trận chiến các thuyền trưởng của hải đội Anh Rupert, không thể thấy kết quả cuối cùng, buộc tội De Ruyter đã ra lệnh rút lui trước, sau đó thường được xem như là tạo ưu thế cho hạm đội của đối phương. Mặc dù hạm đội Hà Lan dần dần buộc phải theo đuổi đến cùng, họ đã cố gắng để làm tê liệt hạm đội Anh, và cũng bị mất những bốn tàu của họ, mặc dù chiếc Spieghel đã cố gắng không để chìm và đã được sửa chữa. Những người Hà Lan đương thời thể hiện chính kiến về vấn đề này trong một bài thơ châm chích nổi tiếng của nhà thơ Constantijn Huygens: là bị đánh đập – nhưng vẫn tồn tại
Hai tháng sau hạm đội Anh đã hồi phục và lại thách thức hạm đội Hà Lan một lần nữa, lần này họ (người Anh) có nhiều thành công hơn tại Bắc mui đất ở trong trận St James Day. Mặc dù điều này được chứng minh là một chiến thắng, đội tàu Hà Lan một lần nữa lại không bị phá hủy và các chi phí sửa chữa lớn sau trận trước đã cạn kiệt ngân khố nước Anh, do đó, trận bốn ngày thường được coi là một thắng lợi chiến thuật nhỏ nhưng lại là một thắng lợi chiến lược quan trọng cho Hà Lan.

Trận hải chiến ngày Thánh James – St. James’s Day Battle

sơ đồ trận hải chiến St James Day cho thấy các bên tham chiến bố trí đội hình tuyến chiến đấu (Line of battle)

sơ đồ trận hải chiến St James Day cho thấy các bên tham chiến bố trí đội hình tuyến chiến đấu (Line of battle)

0