Những thực phẩm thiên nhiên có tác dụng hạ huyết áp?
Mật ong 1. Mật ong Tính vừa vị ngọt, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận thể giảm đau, giải độc cấp, an ngũ tạng, trung hòa các vị thuốc, bồi dưỡng cơ tim, bổ gan, nhuận phổi ngừng ho, trơn ruột thông tiện, hạ huyết áp, chống xơ cứng động mạch, sát trùng rất tốt, điều tiết hệ ...
Mật ong
1. Mật ong
Tính vừa vị ngọt, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận thể giảm đau, giải độc cấp, an ngũ tạng, trung hòa các vị thuốc, bồi dưỡng cơ tim, bổ gan, nhuận phổi ngừng ho, trơn ruột thông tiện, hạ huyết áp, chống xơ cứng động mạch, sát trùng rất tốt, điều tiết hệ thần kinh, nhuận các cơ quan tiêu hóa.
Ăn mật ong thường xuyên giúp bài thải chất cặn bã trong cơ thể, tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện tuần hoàn máu, khôi phục thể lực, giảm mỏi mệt, tăng cường trí nhớ. Khi huyết áp tăng cao ăn mật ong có tác dụng tốt. Mật ong còn có tác dụng cường tâm, làm giãn nở động mạch vành, tiêu trừ đau tim.
2. Cá
Có tổng cộng vài ngàn loại các nước mặn và nước ngọt, to nhỏ khác nhau. Giá trị dinh dưỡng của cá rất cao, hàm lượng cholesterol chiếm khoảng 15 -20%, có chứa các axitamin cần thiết gần giống trong thịt. Chất cholesterol trong cá có tác dụng thúc đẩy bài tiết natri làm giảm huyết áp. Cá chứa rất nhiều axit hạch và nhiều loại vitamin cùng chất khoáng như canxi hạch và nhiều loại vitamin cùng chất khoáng như canxi, kẽm, iốt, sắt, mangan có tác dụng giữ cho huyết áp được bình ổn. Mỡ trong cá không nhiều, chỉ chiếm khoảng 1- 10% thể trọng. Cá có nhiều vitamin A, B1, B2, D; trong gan và trong mỡ cá đặc biệt nhiều vitamin A, D.
Protit cá dễ được cơ thể người hấp thụ, khoảng 95% lượng protit cá được chuyển hóa sau khi ăn. Cá còn chứa loại axit không no đặc biệt giúp phòng chống xơ cứng động mạch, giảm mỡ trong máu, kích thích tuần hoàn máu, ức chế tiểu cầu đông tụ, chống tắc nghẽn mạch máu và nhồi máu cơ tim. Vảy cá chứa nhiều chất phốt pho, có thể tác động khiến hạt cholesterol và hạt mỡ trong máu nhỏ lại và không bám dính vào thành động mạch, rồi dễ được hấp thụ qua thành động mạch làm giảm hẳn lượng cholesterol trong huyết tương. Trong quá trình phân giải đó sẽ sản sinh ra kiềm mật rất tốt cho não.
3. Sò biển
Tính hơi lạnh, vị ngọt mặn. có tác dụng bổ âm dưỡng huyết, bổ ích ngũ tạng.
Sò biển tốt cho các bệnh cao huyết áp, trẻ em suy dinh dưỡng, lao, âm hư lo lắng mất ngủ, tâm thần bất yên. Thịt sò biển chứa nhiều nguyên tố vi lượng kẽm, ăn sò có tác dụng tăng cường lượng kẽm trong cơ thể, tốt cho phòng chống cao huyết áp và các bệnh não do cao huyết áp gây nên.
4. Tép moi
Tính vừa, vị ngọt, có tác dụng bổ thận tráng dương, bổ canxi, hạ huyết áp.
Tép moi rất tốt cho các bệnh cao huyết áp, liệt dương, tiêu hóa kém, tì vị hư nhược. Mỗi 100g tép moi hàm chứa 991 miligam canxi, đây là hàm lượng cao nhất trong các loại thực phẩm. Vì vậy ăn nhiều tép moi sẽ giúp bổ sung canxi trong người, phòng chống các bệnh cao huyết áp và bệnh huyết quản não.
5. Giun đất
Giun đất phơi khô tính hàn, vị hàn, có tác dụng lợi tiểu hạ áp, thanh nhiệt giảm đau, ngừng ho, giãn gân hoạt lạc.
Nguyên lý hạ huyết áp khi ăn giun đất có thể là ức chế hệ thần kinh trung khu đốt sống phía trên dẫn đến huyết quản một số nội tạng giãn nở ra khiến huyết áp hạ xuống.
Ngoài các thực phẩm kể trên còn có nhiều loại thực phẩm khác cũng có tác dụng lợi tiểu giảm huyết áp như cá bạc, cá chép, bào ngư, cây hoa hiên, rau spinat, cải Đà Lạt, rau dền, rau hẹ, củ niễng, ớt Đà Lạt, mướp, bí ngô, dưa chuột, nấm rơm, hải tảo, ngô, cà rốt, khoai lang, sữa bò, dấm, giá đậu tương, đậu phụ, đậu đỏ, quýt to, táo nhỏ, lê nhọn, vừng, hạt dưa hấu, hạt hướng dương, lạc....