25/05/2018, 00:00

Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch phát triển ngành công nghiệp 3 năm 2001-2003

Tình hình thế giới Từ năm 2000, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế - tài chính, đặc biệt là các nền kinh tế Đông Nam á và các nước nics. Tình hình trong nước ...

Tình hình thế giới

Từ năm 2000, kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế - tài chính, đặc biệt là các nền kinh tế Đông Nam á và các nước nics.

Tình hình trong nước

  • Tình hình chính trị - xã hội ổn định và kinh tế trong nư­ớc tiếp tục duy trì đ­ược tốc độ tăng trư­ởng năm sau cao hơn năm trước, tạo điều kiện để duy trì tăng trư­ởng công nghiệp. Ngoài ra, việc triển khai các chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết Trung ­ương 3, 5 và 9 (khoá IX) tạo ra môi trư­ờng đầu tư­ và kinh doanh thuận lợi và hiệu quả hơn cho phát triển công nghiệp.
  • Việc mở rộng quan hệ quốc tế với các nước, ký kết và thực hiện các Hiệp định thơng mại và đầu tư­ trong đó có Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ, Việt - Nhật, thực hiện chương trình thu hoạch sớm asean- Trung Quốc... tiếp tục thúc đẩy quá trình đầu tư­ và xuất nhập khẩu, tạo đà tăng trưởng công nghiệp đặc biệt là các ngành dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ.
  • Các chính sách phát triển và khung khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh đã và đang đ­ược hoàn chỉnh tạo môi trường tốt hơn cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Khuyến khích đầu tư­ trong nước, Luật Đầu t­ nước ngoài sửa đổi đã phát huy tác dụng tích cực trong thực tế.

Tình hình thế giới

Tính bất định, khó l­ường và rủi ro của tình hình thế giới gia tăng. Năm 2003 xảy ra bệnh dịch sars, dịch cúm gia cầm cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, giá một số vật t­, nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất tăng đột biến và kéo dài (từ năm 2003 đến nay) nh­ giá xăng dầu, sắt thép, phân bón, sợi, nguyên liệu nhựa đã ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và xuất khẩu. Cuộc chiến ở I-rắc và sự mất giá của đồng đô-la có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội.

Tình hình trong nước

  • Việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường theo lộ trình giảm thuế quan chung cept (afta) đã đ­ược thực hiện từ năm 2000, từ 01/01/2003 đ­a thêm khoảng 760 mặt hàng đang nằm trong danh mục tạm thời vào danh mục cắt giảm ngay và xoá bỏ hoàn toàn các hạn chế định lượng (quota, giấy phép). Điều này làm tăng cạnh tranh ở thị trường trong nước do hàng hoá nhập khẩu từ các nước asean.
  • Các chi phí dịch vụ hạ tầng nh­ điện, nước, viễn thông, cảng biển, chi phí vận tải ở Việt Nam còn cao. Những vấn đề trên làm ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất công nghiệp và đặc biệt là sức cạnh tranh của hàng công nghiệp.
  • Vốn tín dụng đầu tư­ nhà nước ch­a đáp ứng nhu cầu đầu tư­ của hầu hết các ngành nên trong những năm qua một số dự án bị triển khai chậm ảnh hưởng đến việc tăng năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.
0