Những thiếu niên bướng bỉnh
Đầu năm nay, ba nhận lời mời đến diễn giảng ở một trường trung học tại Đài Bắc. Trước khi đi, một thầy giáo ở trường đã nói với ba rằng: “Đừng có coi thường bọn choai choai, bọn học sinh nam ngày nay không giống như ngày trước, bọn chúng cứ tự ...
Đầu năm nay, ba nhận lời mời đến diễn giảng ở một trường trung học tại Đài Bắc.
Trước khi đi, một thầy giáo ở trường đã nói với ba rằng: “Đừng có coi thường bọn choai choai, bọn học sinh nam ngày nay không giống như ngày trước, bọn chúng cứ tự cho mình tài giỏi lắm, chẳng coi ai ra gì cả.
Đặc biệt đáng sợ là ở chỗ, chúng không phân biệt được trắng đen, chẳng hạn khi tổ chức thi hợp xướng trong toàn trường, rõ ràng là biểu diễn rất xuất sắc, nhưng bọn chúng lại chê bai này nọ; thế nhưng những chương trình dở ẹc lại được bọn chúng vỗ tay nhiệt liệt…”
Khi ba lên khán đài, không khí quả thật đang hỗn loạn: Phía trước thầy hiệu trưởng phát biểu, ba chẳng nghe được mấy câu.
Đến lượt ba nói thì không khí có vẻ yên tĩnh đi nhiều nhưng vẫn có cảm giác như tiếng ong kêu.
Điều làm nguời ta không hiểu là mặc dù có rất nhiều học sinh đang nói chuyện riêng ở bên dưới, nhưng hễ ba kể đến đoạn nào buồn cười là lập tức có phản ứng ngay.
Thỉnh thoảng, ba đặt câu hỏi yêu cầu trả lời thì thậm chí những học sinh ngồi tít dưới cùng cũng có thể trả lời chính xác câu hỏi.
Điều này làm ba thực sự không hiểu: Lẽ nào những cậu học sinh nam 16, 17 tuổi kia lại có thể phân tâm hay sao, vừa có thể nói chuyện vừa có thể nghe giảng được hay sao? Ba có ngay được câu trả lời.
Rất nhiều học sinh viết thư cho ba, đồng thời hẹn gặp ba ở xưởng vẽ.
“Chú có biết bọn cháu nghe chú nói thấy khổ sở đến mức nào không?” - Một cậu học sinh nói với ba khi gặp mặt trực tiếp – “Bọn cháu vừa nói chuyện với nhau, vừa tận dụng khả năng nghe mẫn cảm nhất để nắm bắt lấy từng lời chú nói”.
“Thế tại sao các cháu không im lặng mà nghe, hoặc nhắc nhở những bạn đang nói chuyện?” – Ba hỏi.
“Sao mà như thế được ạ, nếu thế thì bạn bè sẽ cho là tinh vi là thích thể hiện, là bị coi thường ngay.
Thế nên bạn nào cũng muốn giữ im lặng để lắng nghe, song lại phải cố gắng giả bộ bất cần”.
Ba chẳng trách các bạn ấy, vì ba thấy thời cấp 3 của mình trong bản thân họ.
Hồi học cấp 3, ba và các bạn làm báo tường, được nhà trường xếp riêng cho một phòng nhỏ ở chân cầu thang để sử dụng, thế là ba và các bạn biến nó thành mảnh đất riêng của mình.
Trong phòng, ngoài bàn ghế ra mọi nguời còn trải thảm dưới nền nhà nữa, cũng có khi trốn học chui vào đây ngủ ngon lành.
Các bạn khác bảo nhóm của ba ngông cuồng to gan, còn bọn ba tự cho mình là những anh hùng.
Thậm chí còn có cậu cố ý trốn vào đó hút thuốc.
Cậu tổ trưởng môn Đạo đức bước vào, phát hiện ra, nhưng ngại không nói, chỉ cười mà hỏi: “Hình như có mùi gì là lạ?”, thì các bạn lại đắc ý vỗ vai cậu tổ trưởng, nói: “Tổ trưởng của chúng ta nên sống tốt hơn đi cho!” Đặc biệt, điều không thể tha thứ được là lúc bấy giờ có một số học sinh dám ngang nhiên bịa chuyện “Thầy X đánh học sinh”, “thầy chủ nhiệm nọ tham ô…” mà tin đồn khi đã lan ra thì sẽ được truyền khẩu từ nguời này sang nguời khác, miệng lưỡi thế gian, mặc dù chẳng có bất kỳ ai có chứng cớ xác thực, nhưng cứ một đồn mười, mười lại đồn trăm!
Ai dám đứng ra thanh minh?
Dám đấu tranh, dám chỉ ra những sai trái của kẻ có thế lực, có uy quyền là một hành động vô cùng dũng cảm!
Hành động anh dũng này phải đán g được ca ngợi, chẳng phải thế sao?
Vấn đề là ở chỗ, kể cả ba cũng vậy, sao mọi nguời lại không nghĩ rằng, dám lội ngược dòng, bác bỏ ý kiến sai của số đông, giống như việc Tư Mã Thiên bênh vực Lý Lăng, Hàn Dũ can gián nghênh phật cốt, bị giáng chức, đó chẳng phải là biểu hiện của lòng dũng cảm hay sao?
Hơn nữa, đó là một hành động đầy quả cảm, quyết liệt!
Hành động đó không phải là hành động tát nước theo mưa, mà nó xuất phát từ tiếng nói của lương tri và chính nghĩa!
Thực ra, không chỉ những cậu choai choai mười sáu mười bảy tuổi mới có những hành động anh dũng mù quáng theo cách như vậy, mà ngay cả sinh viên đại học cũng thế.
Ba còn nhớ trong một khóa học mà ba dạy, có một cậu học sinh nam không những đã ngang nhiên đi muộn về sớm mà còn thường xuyên cãi lại thầy.
Ba biết rằng, cậu ta làm như vậy là nhằm thu hút sự chú ý của các bạn học sinh nữ, do đó ba cũng chẳng để ý làm gì.
Mãi cho đến một hôm, có rất nhiều các bạn nữ sinh không chịu được nữa, phải thốt lên: “Bạn có muốn nghe giảng nữa không?
Nếu không thì hãy cút ra ngoài!” Ban đầu, cậu ta lộ vẻ ngạc nhiên, sau đó đứng dậy và cắp sách vở ra ngoài thật.
Ai cũng tưởng rằng cậu ta sẽ không bao giờ xuất hiện nữa.
Nhưng cậu ta đã xuất hiện.
Trước khi mọi nguời vào lớp học, cậu ta đã ngồi ở góc lớp. Từ đó, cậu trở thành một con nguời hoàn toàn khác.
Hết giờ học, cậu còn nán lại giúp ba một số công việc.
Kết quả học tập cuối kỳ, cậu ta đạt loại A!
Đó là điều mà cậu xứng đáng nhận được, bởi vì cho dù cậu thích cãi lại thầy, thì mỗi lần kiểm tra, cậu đều trả lời rất tốt.
Một mặt cậu thích tỏ ra bướng bỉnh, nhưng mặt khác vẫn nỗ lực học tập.
Càng ngày, ba càng quý mến cậu học trò này.
Ba biết những cậu học sinh có tính bướng bỉnh, thường tập trung hết sức mình để phát huy hết khả năng trong học tập, trong sự nghiệp và đều đạt được những thành công mỹ mãn trong tương lai.
Điều quan trọng nhất là cậu ấy “biết sai để sửa”, dám dũng cảm sửa sai trước bạn bè.
Nếu không phải là nguời có dũng khí lớn, thì làm sao làm được như vậy?!
Con cũng có tính bướng bỉnh phải không? Điều đó không có gì là xấu cả. Nhưng con phải biết rằng, lúc nào là thời khắc cần phải có đại dũng!
Điều quan trọng nhất là cậu ấy “biết sai để sửa”, dám dũng cảm sửa sai trước bạn bè. Nếu không phải là nguời có dũng khí lớn, thì làm sao làm được? Hỡi các bạn trẻ! Bạn cũng có tính bướng bỉnh phải không? Điều đó không có gì là xấu cả. Nhưng bạn phải biết rằng, lúc nào là lúc cần lòng dũng cảm của chính bạn!