Các bộ phận chủ yếu của dụng cụ đo
Bộ phận tạo ra mô men phản kháng Mô men phản kháng thường được tạo ra bởi lò xo xoắn (1) (hình 4-3) (nó có hệ số đàn hồi lớn và tránh được ảnh hưởng của từ trường). Hai đầu của lò xo được gắn vào trục (3) của phần động ...
Bộ phận tạo ra mô men phản kháng
Mô men phản kháng thường được tạo ra bởi lò xo xoắn (1) (hình 4-3) (nó có hệ số đàn hồi lớn và tránh được ảnh hưởng của từ trường). Hai đầu của lò xo được gắn vào trục (3) của phần động và vít giữ lò xo (5) của phần tĩnh. Khi phần động quay do mô men quay của cơ cấu biến đổi điện cơ tạo ra, đó là độ biến thiên của năng lượng điện từ Wdt theo góc quay α :
làm cho lò xo (hoặc dây treo) bị xoắn lại sinh ra mô men cản, tỉ lệ với góc quay :
Mc = K. α
Với K : hệ số cản phụ thuộc vật liệu và kích thước của lò xo. Khi Mq = Mc, phần động ở vị trí cân bằng, lúc đó góc quay là hàm số của đại lượng cần đo, lò xo xoắn còn làm quay phần động về vị trí ban đầu khi dụng cụ đo được ngắt khỏi mạch điện. Trục quay của phần động còn được gắn đối trọng (2) để làm phần động và kim được cân bằng về mặt trọng lượng. Khi kim của dụng cụ đo lệch khỏi vị trí số không do nhiệt độ của môi trường hoặc nguyên nhân nào đó, ta sẽ điều chỉnh vít (6) để kim (4) trở về vị trí không. Để phần động chóng ổn định, các dụng cụ đo thường có bộ phận cản dịu : kiểu không khí (hình 4-4a), kiểu cảm ứng (hình 4-4b), v.v... Trong loại cản dịu kiểu không khí phần động là lá kim loại mỏng có thể chuyển động trong hộp rỗng, lực cản của không khí sẽ có tác dụng làm cản chuyển động. Trong loại cản dịu kiểu cảm ứng, phần động là lá nhôm chuyển động trong lòng của thanh nam châm vĩnh cửu NS. Lực tác dụng giữa dòng điện cảm ứng trong lá nhôm lên từ trường của nam châm vĩnh cửu có xu hướng làm tắt dần chuyển động. Ngoài ra, người ta còn dùng cản dịu kiểu chất lỏng. Ở dụng cụ đo trực tiếp bộ phận chỉ thị có thể là kim như hình (4-5a), chỉ thị ánh sáng (hình 4-5b), thiết bị ghi (hình 4-5c), lưỡi rung (4.5d). Quan sát đoạn video sau để hiểu thêm về nguyên lý làm việc của các bộ phận tạo ra mômen phản kháng.
Bộ phận tạo ra mô men quay
Cơ cấu từ điện
Cấu tạo
Cơ cấu gồm cuộn dây phần động (1) có tiết diện nhỏ quấn quanh một khung nhôm 3 (có thể không có khung nhôm) chuyển động trong lòng nam châm vĩnh cửu NS có từ cảm cao (2). Ngoài ra còn có lò xo phản, trục và kim chỉ thị (hình 4-6).
Nguyên lý làm việc (Quan sát đoạn video sau)
Cho dòng điện cần đo I qua lò xo phản vào cuộn dây phần động, vì dòng điện nằm trong từ trường của nam châm NS nên sẽ chịu tác dụng của lực điện từ và sinh ra mô men quay là :
Mq = W.B.l .I.D = Kq.I
Trong đó : W là số vòng dây của phần động. B là cường độ từ cảm. l là chiều dài tác dụng của khung dây phần động. D là chiều rộng của khung.Ta nhận thấy mômen quay tỉ lệ bậc nhất với dòng điện cần đo.Ở vị trí cân bằng mômen quay bằng mômen cản :
Kq.I = K. α
Góc quay của phần động
là độ nhạy của dụng cụ.
Đặc điểm của dụng cụ
- Vì góc quay α tỷ lệ bậc nhất với dòng điện nên dụng cụ chỉ đo được dòng điện một chiều và thang đo chia đều. Để đo dòng điện xoay chiều cần có bộ phận chỉnh lưu dòng điện xoay chiều ra một chiều.- Dụng cụ có độ nhạy cao vì từ trường của nam châm vĩnh cửu mạnh.- Độ chính xác cao, ít chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài, tiêu thụ năng lượng ít.- Khả năng quá tải ít vì cuộn dây phần động có tiết diện bé.
Cơ cấu điện từ
Cấu tạo :
Cơ cấu gồm 2 loại chính. Kiểu cuộn dây bẹt. Ở cơ cấu kiểu cuộn dây bẹt phần tĩnh là cuộn dây bẹt có dòng điện cần đo chạy qua, còn phần động là miếng sắt đặt lệch tâm có thể quay trong khe cuộn dây phần tĩnh 2. Kiểu cuộn dây tròn : phần tĩnh là cuộn dây tròn bên trong có gắn một miếng sắt, phần động cũng là miếng sắt được gắn trên trục. Ngoài ra còn có bộ phận cản dịu, lò xo phản, kim chỉ thị.
Nguyên lý làm việc (Quan sát đoạn video sau)
Khi dòng điện cần đo I vào cuộn dây phần tĩnh, năng lượng từ trường tích luỹ ở cuộn dây .Hai miếng thép được từ hoá với cùng cực tính nên sẽ đẩy nhau làm phần động quay. Ở cơ cấu kiểu cuộn dây bẹt lá thép phần động sẽ bị hút vào khe cuộn dây phẫn tĩnh.Sự biến thiên năng lượng từ trường gây ra mômen quay là :
Ở vị trí cân bằng Mq = Mc hay : Góc quay của phần động sẽ là :
Đặc điểm của cơ cấu
- Góc quay tỷ lệ với bình phương của dòng điện và thang đo chia không đều. - Dụng cụ có thể đo được dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều vì khi thay đổi chiều dòng điện trong cuộn dây phần tĩnh các miếng thép luôn được từ hoá cùng cực tính. Hình dáng miếng thép được chế tạo sao cho giảm theo góc quay α để thang đo có thể chia tương đối đều. - Dụng cụ chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài vì khe hở không khí giữa phần động và phần tĩnh lớn, hơn nữa từ trường bản thân của cơ cấu cũng nhỏ. - Độ chính xác thấp do có tổn hao trong lõi thép. - Khả năng quá tải của cơ cấu tốt vì cuộn dây có dòng điện cần đo ở phần tĩnh, tiết diện dây có thể lớn.- Cơ cấu đơn giản, rẻ tiền, chủ yếu dùng để đo dòng điện và điện áp xoay chiều tần số công nghiệp.
Cơ cấu điện động
Cấu tạo :
Cơ cấu gồm 2 cuộn dây, cuộn dây phần tĩnh có tiết diện lớn, ít vòng dây và thường chia làm hai phân đoạn.Cuộn dây phần động là một khung dây có số vòng nhiều và tiết diện nhỏ. Ngoài ra còn có kim chỉ thị, bộ phận cản dịu.
Nguyên lý làm việc (Quan sát đoạn video sau)
Khi cho dòng điện cần đo I1 và I2 vào cuộn dây phần tĩnh và phần động, năng lượng từ trường tích luỹ trong lòng cuộn dây :
Trong đó L1, L2 là điện cảm của cuộn dây không phụ thuộc vào góc quay α, M là hỗ cảm của hai cuộn dây, M thay đổi khi phần động quay.Mômen quay : Ở vị trí cân bằng Mq = Mc hay Góc quay của phần động sẽ là : .
Đặc điểm
- Mômen quay tỷ lệ với tích số của hai dòng điện. Thường dòng điện qua cuộn dây phần động tỷ lệ với điện áp cần đo, dòng điện qua cuộn dây phần tĩnh tỷ lệ với dòng điện tải tiêu thụ, dụng cụ có thể dùng để đo công suất. - Độ nhạy của dụng cụ thấp vì hỗ cảm giữa hai cuộn dây nhỏ. - Chịu ảnh hưởng nhiều của từ trường ngoài. - Độ chính xác cao vì không có tổn hao trong lõi thép. - Khả năng quá tải kém vì cuộn dây phần động kích thước nhỏ. - Cấu tạo phức tạp đắt tiền. Để tăng độ nhạy người ta chế tạo cơ cấu sắt điện động, trong đó cuộn dây phần tĩnh có lõi sắt từ, làm tăng từ thông của cuộn dây và do đó tăng mômen quay.
Cơ cấu cảm ứng
Cấu tạo:
Quan sát đoạn video
Nguyên lý làm việc:
Mômen quay được tính bằng biểu thức:
M q = K.f.Φ u .Φ i .sinψ = K p U I cosφ = K p .P
Vì từ thông Φu tỷ lệ với điện áp U và Φi tỷ lệ với dòng điện tải I, mặt khác vì Ψ = 900 - φ nên ta có mômen quay tỷ lệ với công suất P tải tiêu thụ.Khi đĩa nhôm quay trong từ trường của nam châm vĩnh cửu sẽ sinh ra mômen cản tỷ lệ với tốc độ quay :MC = KC.nKhi Mq = Mc đĩa quay với tốc độ đều Kp.P = KC.nTích phân 2 vế phương trình trên trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 ta có :
hay là :
Trong đó A là điện năng tiêu thụ; N là số vòng quay của đĩa trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 ; là hằng số của dụng cụ.
Đặc điểm của cơ cấu
- Số vòng quay của phần động tỷ lệ với điện năng tiêu thụ nên cơ cấu được chế tạo làm công tơ đo điện năng.- Độ chính xác thấp vì khi làm việc dòng điện xoáy trong đĩa nhôm gây tổn hao công suất.- Cơ cấu phụ thuộc vào tần số.
Cơ cấu tĩnh điện
Cấu tạo: phần tĩnh là bản cực kim loại, phần động cũng là các bản cực có gắn trục hoặc dây treo. Giữa phần tĩnh và phần động là điện môi không khí và hình thành tụ điện có điện dung C (hình 4-12).Nguyên lý làm việc: khi đặt điện áp U lên các bản cực của phần tĩnh và phần động thì tụ C sẽ tích luỹ năng lượng điện trường . Lực tác dụng giữa hai bản cực khi đặt vào điện áp U làm phần động quay. Mômen quay của cơ cấu là :Ở vị trí cân bằng Mq= Mc hay là :Góc quay của phần động:Đặc điểm của cơ cấu tĩnh điện- Góc quay α tỷ lệ với bình phương của điện áp đặt vào, nên có thể đo điện áp một chiều và xoay chiều. Giới hạn đo điện áp từ 10V đến hàng chục kV, tần số từ 10Hz đến 10MHz.- Cơ cấu có độ nhạy cao và tiêu thụ rất ít công suất. Độ chính xác cao, có thể đạt cấp chính xác 0,05.- Không chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài và dạng đường cong của điện áp.- Ký hiệu các dụng cụ đo và trên mặt các đồng hồ đo được thể hiện trên bảng 4-1.