24/05/2018, 17:14

Kinh nghiệm quản lý nhà nước với FDI của một số nước trên thế giới

Thái Lan là một trong những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, tài nguyên…), về xã hội (một số tập quán, nhan văn, dân số đông và phần lớn sống ở nông thôn, dung lượng thị trường tiềm ...

Thái Lan là một trong những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, tài nguyên…), về xã hội (một số tập quán, nhan văn, dân số đông và phần lớn sống ở nông thôn, dung lượng thị trường tiềm năng lớn…) và về trình độ phát triển kinh tế (có ưu thế phát triển một nên nông nghiệp nhiệt đới, công nghiệp còn ở trình độ phát triển thấp…).

Những thập niên gần đây, nền kinh tế Thái Lan đã đạt nđược sự phát triển thuộc loại nhanh trong khu vực. Trong sự phát triển đó có sự đóng góp đáng kể của đầu trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của Thái Lan có học giả đã cho rằng:” nếu không có nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 20 năm qua, Thái Lan không thể xây dựng được một nền tảng kinh tế vững mạnh như hiện nay”[17,381].

Chúng ta cũng thừa nhận rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy nền kinh tế Thái Lan trở thành những “ngôi sao” mới của khu vực Đông Á. Chính phủ Thái Lan đã rất khéo léo trong việc kết hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài với chiến lược công nghiệp hoá của từng thời kì. Để có thể triển khai các dự án đầu tư nhanh, thuận lợi và có hiệu quả, Chính phủ Thái Lan đã có chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn tron nước cùng tham gia đâu tư với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ vốn trong nước trong các dự án này lên tới 71,7% (thời kì 1960-1985) và 71,6% (thời kì 1986-1995)[47,134]. Về chính sách tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan được đánh giá là một trong những chính sách khá thông thoáng và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

Sau 20 năm (1979-1999) thực hiện chính sách cải cách mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã dạt đựoc nhiều thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của nhiều ngwofi trên thế giới. Thời kỳ 1979-1994 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,3%/năm; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 16,2%/năm; Sản lượng các sản phẩm chủ yếu cũng đều tăng với tốc độ nhanh. Cho dến nay, tưong ứng với các thời kỳ, nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đang ngày càng nâng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỷ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của kinh tế Trung Quốc. Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế Trung Quốc 20 năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đối với Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự trở thành động lực của sự phát triển và chính nó đã làm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá.

Nếu đến năm 1991, Trung Quốc chỉ đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong các nước đang phát triển về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì chỉ 2 năm sau (1993) Trung Quốc đã đứng thứ 2 trên thế giới ( sau Mỹ ) và đứng đầu các nước đang phát triển về lĩnh vực này. Năm 1993 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí vào Trung Quốc là 111,436 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện là 33, 767 tỷ USD. Đây là một kỷ lục chưa từng có trên thế giới. Nếu lượng vốn đầu tư trực tiếp thực hiện ở Trung Quốc tính đến năm 1992 đạt mức 50,9 tỷ USD thì đến năm 1998 đã lên tới 259,858 tỷ USD. Như vây, trong thời kỳ 20 năm (1979-1998) tính bình quân ở Trung Quốc mỗi năm có tới gần 13 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài được thực hiện ( bằng 11,8 lần vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện bình quân trong thời kì 1988-1999 tại Việt Nam).

Nói đến sự thành công của Trung Quốc trong những thập niên gần đây cũng có nghĩa là nói đến sự thành công trong việc quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc thực hiện chính sách cải cách mở cửa của họ. Việc mở cửa với bên ngoài được Trung Quốc xác định “ là một quốc sách cơ bản lâu dài”, nên họ chủ trương “ ra sức nâng cao mức độ mở cửa với bên ngoài”, “ tích cực lợi dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả”… Thực tế cho thấy, nhờ có chính sách mở cửa hợp lý nên việc thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc rât hiệu quả.

Một số chủ trương, biện pháp lớn mà Trung Quốc đang sử dụng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay theo hướng sau:

  • Tăng cường cải cách thể chế kinh tế trong nước phù hợp với tốc độ mở cửa đối ngoại, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Lập qui hoạch ngành nghề và vùng lãnh thổ đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài.
  • Tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
  • Có chính sách thoả đáng để mở rộng việc thu hút các nhà đầu tư người Hoa ở nước ngoài chuyển vốn về đầu tư tại Trung Quốc. Mở rộng địa bàn hoạt động, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, sử dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với yêu cầu phát triển của từng thời kỳ.
0