NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH H¬ƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ
Các chính sách và quy định của Nhà nước Có thể nói các chính sách và quy định của nhà nớc ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước ...
Các chính sách và quy định của Nhà nước
Có thể nói các chính sách và quy định của nhà nớc ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó với các khía cạnh sau :
Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả tại đó ngoại hối được mua và bán. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Một tỷ giá hối đoái chính thức (HĐCT) được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (HĐTT). Nếu tỷ giá hối đoái chính thức là không đổi và tỷ giá hối đoái thực tế tăng lên thì, các nhà xuất khẩu các sản phẩm sơ chế, là người bán theo mức giá cả quốc tế nằm ngoài tầm kiểm soát của họ sẽ bị thiệt. Họ phải chịu chi phí cao hơn do lạm phát trong nước. Hàng xuất khẩu của họ trở nên kém sinh lợi do ngoại tệ thu được phải bán lại với HĐCT cố định không được tăng lên để bù lại chi phí sản xuất cao hơn. Các nhà xuất khẩu các sản phẩm chế tạo có thể làm tăng giá cả xuất khẩu của họ để bù đắp lại chi phí nội địa cao hơn, nhưng kết quả khả năng chiếm lĩnh thị trường sẽ giảm. Họ chỉ có thể giữ nguyên mức giá tính theo ngoại hối và lợi nhuận thấp. Nếu tình trạng ngược lại là tỉ giá HĐTT giảm so với tỷ giá HĐCT, khi đó sẽ có lợi hơn cho các nhà xuất khẩu.
Thuế quan và quota
Khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước tại thị trường xuất khẩu cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất khẩu và quota.
Thuế xuất khẩu có xu thế làm giảm xuất khẩu và do đó làm giảm nguồn thu ngoại tệ của đất nứơc. Còn quota là hình thức hạn chế về số lượng xuất khẩu có tác động một mặt làm giảm số đầu mối tham gia xuất khẩu trực tiếp, mặt khác tạo cơ hội thuận lợi cho những người xin đợc quota xuất khẩu.
Các chính sách khác của nhà nước
Các chính sách khác của nhà nước nhằm xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu , đầu tư cho xuất khẩu, lập các khu chế xuất , các chính sách tín dụng xuất khẩu, chính sách trợ cấp xuất khẩu cũng góp phần to lớn tác động tới tình hình xuất của một quốc gia. Tùy theo mức độ can thiệp, tính chất và phương pháp sử dụng các chính sách trên mà hiệu quả và mức độ ảnh hưởng của nó tới lĩnh vực xuất khẩu sẽ như thế nào. Bên cạnh các chính sách trên, nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính cũng là một trong các nhân tố tác động trực tiếp tới họat động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Nhân tố con người
Con người luôn đợc đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá phải nhấn mạnh tới nhân tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động, ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác các nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng cao vai trò nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần.
Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của nó, một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nhằm tạo nguồn hàng, vận chuyển , làm đại lý xuất khẩu...một cách thuận tiện hơn và do đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ở các điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng , đại lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh.các khả năng này quy định quy mô và tính chất của hoạt động kinh doanh xuất khẩu, và vì vậy cũng góp phần quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Rõ ràng là, một doanh nghiệp có hệ thống kho hàng hợp lý, các phương tiện vận tải đầy đủ và cơ động, các máy móc chế biến hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu một cách có tính khả thi và hiệu quả hơn. Trong kinh doanh xuất khẩu, thông thường các doanh nghiệp ngoại thương có cơ cấu vốn lưu động và cố định theo tỷ lệ 8:2 hoặc 7:3 là hợp lý. Tuy vậy, việc tăng vốn cố định là cần thiết nhằm góp phần mở rộng qui mô kinh doanh, cho phép xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường lớn hơn.