Giới thiệu một số loại thuế
Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế tiêu thụ,do người tiêu thụ phải trả khi mua hàng hoá, sản phẩm hay hưởng thụ các dịch vụ. Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình ...
Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế tiêu thụ,do người tiêu thụ phải trả khi mua hàng hoá, sản phẩm hay hưởng thụ các dịch vụ. Thuế GTGT là loại thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Ưu điểm của loại thuế này là tính thuế không có sự trùng lắp vì khi tính thuế GTGT phảI nộp, cơ sở sản xuất kinh doanh được khấu trừ số thuế GTGT đã nộp ở khâu trước. Việc khai, nộp thuế và tính thuế tương đối đơn giản. Hiệu năng của thuế (số thu nhập của một quốc gia có thể thu được do việc áp dụng thuế GTGT) cao. Đối tượng nộp thuế có thể tự kiểm soát nhau.
Khuyết điểm làm tăng giá cả tiêu thụ, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế vì chinh người tiêu thụ la người phảI chịu số thuế ở giai đoạn mua hàng.
Đối tượng chịu thuế và không chịu GTGT thuế
Theo quy định tại điều 2, nghị định số 79/2000/NĐ - CP ngày 29/12/2000 của chính phủ đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
Các đối tượng hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT, Điều 4 Nghị định số 79/2000/NĐ - CP của Chính phủ và quy định nêu tại mục II, phần A Thông tư số 122/2000/TT - BTC ngày 29/12/2000 và một số thông tư bổ xung của Bộ tài chính.
Hiện nay các đối tượng chịu thuế được quy định mới nhất tại luât sửa đổi bổ xung một số điều Luật thuế GTGT ngày 17/6/2003 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2004.
Đối tượng nộp thuế
Theo quy định tại luật thuế GTGT, tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh ( gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức kinh doanh có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT ( gọi chung là người nhập khẩu ) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
Tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm:
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước và luật hợp tác xã.
Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh tế khác.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá trị thuế và thuế suất thuế GTGT
Giá tính thuế GTGT
Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT.
Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Giá nhập khẩu được xác định theo các quy định về giá tính thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này.
Đối với hoạt động cho thuê tài sản không phân biệt loại tài sản và hinh thức cho thuê là giá cho thuê chưa có thuế. Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì thuế GTGT tính trên số tiền trả từng kỳ hoặc trả trước.
Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp tính theo giá bán chưa có thuế của hàng hoá đó bán trả một lần, không tính theo số tiền trả góp từng kỳ.
Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế ( bao gồm tiền công, nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác để gia công).
Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá xây dựng, lắp đặt chưa có thuế của công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện; trường hợp xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện thanh toán theo tiến độ hạng mục công trình, phần công việc hoàn thành bàn giao thì thuế GTGT tính trên phần giá trị hoàn thành bàn giao.
Đối với hàng hoá, dịch vụ có tính đặc thù được dùng loại chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT, thì giá chưa có thuế là căn cứ tính thuế được xác định bằng giá có thuế chia cho ( 1+(%) thuế xuất của hàng hoá, dịch vụ đó).
Đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua, bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng, giá chưa có thuế làm căn cứ tính thuế là tiền hoa hồng thu từ các hoạt động này.
Thuế suất thuế GTGT
Có các mức thuế suất đối với hàng hoá dịch vụ: 0%, 5%, 10%, 20%
Theo Luật sửa đổi bổ sung , một số đIều Luật thuế GTGT hiện nay thì chỉ có mức thuế: 0%, 5%, 10%
Phương pháp tính thuế GTGT
Phương pháp trực tiếp
- Áp dụng với các đối tượng sau:
Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam, tổ chức cá nhân là người nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ làm căn cứ tính thuế theo phương pháp cấu trừ thuế, cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.
- Xác định số thuế phải nộp:
= x
= -
Phương pháp khấu trừ
- Áp dụng với các đối tượng là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT đã nói ở trên.
- Xác định số thuế phải nộp:
= -
Trong đó:
Thuế GTGT đầu ra bằng (=) giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra (x) thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó.
Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ, số thuế ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng nhập khẩu ( hoặc nộp thay cho phí nước ngoàI ) và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % quy định tại các thông tư theo thông tư 122/2000/TT – BTC, thông tư 82/2002/TT – BTC, thông tư 102/2003/TT – BTC.
Từ 1/1/2004 thuế GTGT sẽ áp dụng theo Luật sửa đổi bổ sung một số Luật thuế, nghị định số 158/2003/NĐ - CP, thông tư 120/2003/TT – BTC 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT.
Thuế thu nhập là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
Đối tượng nộp thuế
Là các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập trừ các đối tượng sau:
Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tac xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản không thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trừ các hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn, có thu nhập cao theo quy định( có giá trị sản lượng hàng hoá trên 90 triệu đồng/ năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/ năm).
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập chịu thuế và thuế suất
Thuế thu nhập doanh Thu nhập chịu Thuế suất thuế thu
nghiệp phải nộp = thuế x nhập doanh nghiệp
Thu nhập chịu thuế
Bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuât, kinh doanh dịch vụ ở nước ngoài
Xác định thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý co lien quan đến thu nhập chịu thuế.
Thu nhập chịu thuế từ hoạt động khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, lãi về chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ, …
Doanh thu và chi phí hợp lý hợp lệ để tính thu nhập chịu thuế được quy định chi tiết tại Thông tư số 18/2002/TT – BTC ngày 20/2/2002 của bộ tài chính về việc hướng dẫn chi tiết thi hành luật thu nhập doanh nghiệp.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10/5/1997).
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam la 32%.
- Cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải đang nộp thuế lợi tức với thuế suất 25%, nay nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 32% mà dang có khó khăn được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn 3 năm, kể từ khi luật có hiệu lực.
- Cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại thì sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất 32% mà phần thu nhập còn lại so với vốn chủ sở hữu hiện co cao hơn 20% thì số vượt trên 20% phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với mức thuế suất 25%.
- Đối với dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế suất 25%, 20%, 15% do chính phủ quy định.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo mức thuế suất quy định tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tổ chức, cá nhân trong nước tìm kiếm, thăm dò khai thác dầu khí là 50%, khai thác tài nguyên quý hiếm khác thì có thể áp dụng mức thuế suất từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Trong năm 2003, Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17/7/2003 áp dụng từ ngày 1/1/2004 trong đó có sửa đổi về mức thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp ( 28% đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, và từ 28% đến 50% đối với các cơ sở tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các tài nguyên quý hiếm khác trên, mức cụ thể sẽ được chính phủ quy định chi tiết phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh).
Kê khai thuế
Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế theo mẫu của cơ quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 tháng 1 năm tiếp theo. Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định thuế tạm nộp cả năm, có chia ra từng quý để thông báo cho co sở kinh doanh nộp thuế.
Nộp thuế:
Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng tháng đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế, thời hạn nộp thuế hàng quý được ghi trong thông báo chậm nhất không quá ngày cuối quý.
Doanh nghiệp có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế độ do bộ tài chính quy định, nộp đầy đủ đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế.
Từ 1/1/2004, các doanh nghiệp sẽ áp dụng theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 09, ngày 17/6/2003, Nghị định số 164/2003/NĐ - CP ngày 22/12/2003 của chính phủ, Thông tư số 128/2003/TT – BTC ngày 22/12/2003 của bộ tài chính quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế thu vào một số thu nhập chính đáng của cá nhân. Đây là loại thuế trực thu, thu vao cá nhân có thu nhập cao trên khởi điểm tính thuế thu nhập.
Đối tượng nộp thuế bao gồm:
- Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác ở nước ngoài có thu nhập.
- Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn ở Việt Nam có thu nhập ( gọi là cá nhân khác định cư tại Việt Nam).
- Người nước ngoài co thu nhập tại Việt Nam:
- Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài, các cá nhân hành nghề độc lập.
- Người nước ngoài tuy không hiện diện ở Việt Nam nhưng co thu nhập phát sinh tại Việt Nam trong các trường hợp như: thu nhập từ chuyển giao công nghệ, tiền bản quyền.
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên.
Các loại thu nhập này được quy định cụ thể tại thông tư số 05/2002/TT – BTC ngày 17/1/2002 của Bộ tàI chính.
Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Đối với thu nhậo thường xuyên:
Thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập của từng cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 78/2001/NĐ - CP tính bình quân trong năm.
Thuế suất đối với thu nhập thường xuyên áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 10 Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao:
Biểu thuế đối với thu nhập thường xuyên của công dân Việt Nam và cá nhân người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt Nam:
Biểu 1: Thuế thu nhập thường xuyên đối với người Việt Nam
Đơn vị: nghìn đồng
Bậc | Thu nhập bình quân tháng/ người | Thuế suất (%) |
1 | đến 3.000 | 0 |
2 | Trên 3.000 đến 6.000 | 10 |
3 | Trên 6.000 đến 9000 | 20 |
4 | Trên 9.000 đến 12.000 | 30 |
5 | Trên 12.000 đến 15.000 | 40 |
6 | Trên 15.000 | 50 |
Đối với cá nhân sau khi đã nộp thuế thu nhập theo quy định tại biểu thuế này, nếu phần thu nhập còn lại bình quân trên 15 triệu đồng/ tháng thì thu bổ sung 30% số vượt trên 15 triệu đồng.
Biểu thuế đối với thu nhập thường xuyên của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài:
Biểu 2: Thuế thu nhập thường xuyên đối với người nước ngoài ở Việt Nam
Bậc | Thu nhập bình quân tháng/ người | Thuế suất (%) |
1 | đến 8.000 | 0 |
2 | Trên 8.000 đến 20.000 | 10 |
3 | Trên 20.000 đến 50.000 | 20 |
4 | Trên 50.000 đến 80.000 | 30 |
5 | Trên 80.000 đến 120.000 | 40 |
6 | Trên 120.000 | 50 |
Đối với người nước ngoài ở Việt Nam từ 30 ngày đến 128 ngày, áp dụng thuế suất thống nhất 25% trên tổng số thu nhập.
Đối với người Việt Nam co thời gian làm việc ở trong nước và ở nước ngoài thì nộp thuế theo biểu tương ứng.
Đối với thu nhập không thường xuyên.
Thu nhập thông thường xuyên chịu thuế là số thu nhập của từng cá nhân không phân biệt người Việt Nam hay người nước ngoài trong từng lần phát sinh thu nhập theo quy định tại khoản 2 Điều 2 nghị định số 78/2001/NĐ - CP cụ thể:
Thu nhập về quà biếu, quà tặng từ nước ngoài chuyển về tính trên trị giá quà biếu, tặng từng lần, kể cả truờng hợp người nhận là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Thu nhập về chuyển giao công nghệ, thiết kế kỹ thuật xây dựng, thiết kế kỹ thuật công nghiệp tính theo giá trị quyết đoán từng hợp đồng, không phân biệt số lần chi trả.
Thu nhập về trúng thưởng xổ số tính theo từng lần mở và nhận giải thưởng.
Thuế suất đối với thu nhập không thương xuyên
Thuế suất 5% trên tổng thu nhập áp dụng đối với:
Thu nhập về chuyển giao công nghệ trên 2 triệu đồng/ lần
Thu nhập về quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về trên 2 triệu đồng/lần.
Thuế suất 10% trên tổng số thu nhập áp dụng đối với thu nhập về trúng thưởng xổ số trên 12,5 triệu đồng/ lần.
Thu nhập không thường xuyên áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần,trừ thuế suất quy định ở 2 mục trên:
Biểu 3: Thuế thu nhập không thường xuyên
Bậc | Thu nhập bình quân tháng/ người | Thuế suất(%) |
1 | đến 2.000 | 0 |
2 | Trên 2.000 đến 4.000 | 5 |
3 | Trên 4.000 đến 10.000 | 10 |
4 | Trên 10.000 đến 20.000 | 15 |
5 | Trên 20.000 đến 30.000 | 20 |
6 | Trên 30.000 | 30 |
Thuế thu nhập thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân.
Các trường hợp khác, cơ quan thuế tổ chức trực tiếp thu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu, thuế được thu đối với một số mặt hàng đã được liệt kê vào danh mục. Thuế đã được gộp vào trong giá bán do người tiêu thụ phải gánh chịu khi mua hàng, nhưng được thu qua các cơ sở ( tổ chức, cá nhân ) co sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Mục đích của thuế tiêu thụ đặc biệt: Đây là nguồn thu quan trọng của nhà nước, nó có tác dụng điều tiết thu nhập, đIều tiết hạn chế sản xuất kinh doanh, tiêu dùng một số mặt hàng co tính chất xa xỉ, có hại cho sức khoẻ.
Đối tượng chịu thuế ( được quy định tại điều 1, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngay 20/5/1998).
Hàng hoá, dịch vụ sau đây là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hàng hoá:
Thuốc lá điếu, xì gà; Rượu; Ô tô dưới 24 chỗ ngồi; Xăng các loại, nap-ta( maphtha), chế phẩm tái hợp ( reformade component ) và chế phẩm khác để pha chế xăng; Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; bài lá; vàng mã; hàng mã.
Dịch vụ:
Kinh doanh vũ trường, mát xa, ka-ra-ô-kê
Kinh doanh các ca-si-nô (casino), trò chơI bằng máy giắc-pốt(jackpot);
Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe;
Kinh doanh gôn (golf), bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.
Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu hàng hoá và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biêt
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.
Giá tính thuế:
Đối với hàng hoá sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu.
Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá sản xuất cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời đIểm giao hàng.
Đối với dịch vụ giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với hàng hoá dịch vụ để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này.
Đối với rượu sản xuất trong nước, kinh doanh ca-si-nô, trò chơI bằng máy giắc- pôt, kinh doanh gôn, giá tính thuế do chính phủ quy định cụ thể.
Thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt
Xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp:
= x
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có trách nhiệm thực hiện kê khai đầy đủ, đúng thời gian quy định, đúng mẫu tờ khai theo hướng dẫn của Bộ tài chính và chịu trach nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
Nộp thuế:
Cơ sở sản xuất hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước tại nơi sản xuất, kinh doanh theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo thuế chậm nhất không quá 20 ngày của tháng tiếp theo.
Cơ sở nhập khẩu hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp thuế nhập khẩu.
Vừa qua Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngày 17/6/2003, Luật này có hiệu lực từ ngay 1/1/2004 trong đó có sửa đổi bổ sung về đối tượng chịu thuế và thay đổi mức thuế suât của một số mặt hàng chịu thuế tiêu thu đặc biệt, thời hạn nộp thuế,…luật được hướng dẫn thực hiện chi tiết tại Nghị định số149/2003NĐ - CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ, Thông tư 119/2003/TT – BTC ngày 12/12/2003.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào các mặt hàng dược phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Mục đích của thuế: tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo vệ hàng nội địa và sản xuất trong nước, tạo điều kiện để sản phẩm sản xuất trong nước có thể xuất khẩu với giá đủ cạnh tranh.
Đối tượng chịu thuế :
Là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua của khẩu biên giới Viêt Nam, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trương trong nước.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép mua bán, trao đổi, vay nợ với nước ngoài.
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức kinh tế nước ngoài, của các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hàng hoá tại hai mục trên đựơc phép xuất khẩu vào các khu chế xuất tại Việt Nam và hàng hoá của các xí nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
Hàng hoá xuất, nhập khẩu để làm hàng mẫu, quảng cáo, dự hội chợ triển lãm.
Hàng viện trợ hoàn lại và không hoàn lại.
Hàng hoá vượt qúa tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế mang theo người của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất nhập cảnh qua cưả khẩu, biên giới Việt Nam.
Hàng là quà biếu, quà tặng vượt qua tiêu chuẩn miễn thuê của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hoặc gửi về cho các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam và ngược lại.
Hàng hoá xuất nhập khẩu vượt qua tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và của cá nhân người nước ngoài làm việc tại các tổ chức nói trên hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Hàng là tài sản di chuyển vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế của các tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam do hết thời hạn cư trú và làm việc tại Việt Nam và của cá nhân người Việt Nam được Chính phủ Việt Nam cho phép xuất cảnh để định cư ở ngước ngoài.
Đối tượng không chịu thuế:
Hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt Nam, hàng chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ.
Hàng viện trợ nhân đạo.
Các tổ chức, cá nhân có hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế, khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phải nhập thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu.
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu căn cứ trên hợp đồng ngoại thương và kết quả kiểm hoá hàng xuất nhập khẩu.
Giá tính thuế: được xác định theo giá ghi trên hợp đồng mua bán có đủ chứng từ hợp lệ và thanh toán qua ngân hàng.
Đối với hàng xuất khẩu, giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu (giá FOB) không bao gồm phí vận tảI (F), phí bảo hiểm (I) từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu đến.
Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế là giá thực tế mua tại cửa khẩu nhập (giá CIF) gồm cả chi phí bảo hiểm từ cửa khẩu đi tới cửa khẩu nhập.
CIF = C (giá FOB của hàng hoá) + I + F
Thuế suất của mặt hàng: được quy định cụ thể tại các biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Xác định số thuế suất nhập khẩu:
= x x