Những lầm tưởng về học tiếng Anh cần biết

Người lớn học không tốt bằng trẻ em, không có năng khiếu hay đi nước ngoài mới giỏi tiếng Anh là những quan niệm sai lầm khiến bạn không có động lực học tiếng Anh. Bất kỳ công việc nào cũng cần có cảm hứng, nềm tin và động lực. Tuy nhiên, nhiều người lại có những suy nghĩ tiêu cực về việc ...

Người lớn học không tốt bằng trẻ em, không có năng khiếu hay đi nước ngoài mới giỏi tiếng Anh là những quan niệm sai lầm khiến bạn không có động lực học tiếng Anh. Bất kỳ công việc nào cũng cần có cảm hứng, nềm tin và động lực. Tuy nhiên, nhiều người lại có những suy nghĩ tiêu cực về việc học tiếng Anh và từ đó, mất đi ý chí trau dồi dù nhận thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ này.
Cùng đọc qua các lầm tưởng sau để tránh việc bản thân cảm thấy nhụt chí, dễ từ bỏ việc học tiếng Anh nhé!

1. Quá già để học ngôn ngữ mới

 

Quá tuổi học là một trong những suy nghĩ tiêu cực, lầm tưởng về tiếng Anh đầy tai hại của những người đang đi làm khi học tiếng Anh. Theo họ, việc học tiếng Anh chỉ phù hợp với những bạn trẻ nhờ khả năng tiếp thu và ghi nhớ nhạy bén. Tuổi tác tăng lên đồng nghĩa với việc trí nhớ giảm sút và khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ mới so với người trẻ tuổi.

Trên thực tế, người trưởng thành có thuận lợi hơn trong ý chí kiên kịnh, sự ổn định về tâm lý hơn người trẻ "cả thèm chóng chán". Một khi xác định được mục tiêu, sự cần thiết của việc học tiếng Anh, chẳng hạn như để có công việc tốt hơn, sang nước ngoài tu nghiệp... thì bạn sẽ kiên trì hơn với việc học ngôn ngữ này.

Bên cạnh đó, các trung tâm nắm bắt được nhu cầu của đối tượng này nên có những giúp đỡ, hỗ trợ nhất định giúp bạn học tốt hơn. Là một nhân viên tín dụng ở TP HCM, anh Anh Đức (30 tuổi) nhận thấy việc phải tiếp xúc với khách hàng nước ngoài càng ngày càng nhiều nên quyết định học tại một Trung tâm Anh ngữ thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Đã có gia đình, con cái nên anh hơi ngại khi đi học vì lớp chủ yếu là các bạn trẻ năng động. Tuy nhiên, anh dần cảm thấy tự tin, hòa đồng với lớp và học tiến bộ hơn nhờ sự khuyến khích, hỗ trợ của thầy cô và các học viên khác.

 

2. Không có năng khiếu học ngoại ngữ

 

Sau nhiều năm học tiếng Anh ở trường, một vài lần tự học hay đi học thêm, bạn vẫn không thấy khá hơn nên đưa ra kết luận "Mình không có năng khiếu với ngoại ngữ". Hẳn bạn đều từng một lần nghe đến câu chuyện các nhà khoa học như Edison hay gần đây là Mark Zuckerberg đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công. Mọi sự thành công đều đến từ nỗ lực, chăm chỉ hơn là ngẫu nhiên gặp được. Vì vậy, thay vì cho rằng bản thân mình sinh ra không có năng khiếu sẵn có thì bạn nên giành thời gian đầu tư cho việc học và nhận lấy thành quả.

 

3. Sống ở nước ngoài mới giỏi tiếng Anh

 

Quan niệm này khá phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người và hợp lý bởi việc sống ở mang đến cho con bạn cơ hội tự lập, hòa mình vào tiếng Anh để tăng cơ hội sử dụng. Tuy nhiên, nhiều phản ứng ngược đã xảy ra do các bạn chưa được chuẩn bị đầy đủ về tâm lý, kỹ năng nên bị shock văn hóa. Một số bố mẹ có con nghịch ngợm, chưa chăm học đã cho con đi du học với hi vọng môi trường học tập nghiêm khắc khiến con mình tiến bộ mà không ngờ, các con rời khỏi sự kiểm soát của bố mẹ nên càng không chịu học tập, rèn luyện.
 



Không phải cứ ra môi trường nước ngoài thì mới học giỏi được tiếng Anh
(Nguồn ảnh: Chegg)


Mỗi lựa chọn cũng có hai mặt nên các bố mẹ và bạn trẻ không nên hoàn toàn tin tưởng vào khả năng trở nên giỏi tiếng Anh khi đi du học. Hơn nữa, nhiều bạn trở nên thuần thục ngôn ngữ này khi ở Việt Nam mà không cần phải đi nước ngoài nên đây không phải là giải pháp hiệu quả duy nhất để giỏi tiếng Anh.

 

4. Kết quả học phụ thuộc hoàn toàn vào thầy cô

 

Sự hướng dẫn của thầy cô trong việc học tiếng Anh là cần thiết, nhưng không có nghĩa học viên hoàn toàn ỷ lại vào những giờ học trên lớp mà không tự luyện tập, tìm hiểu khi về nhà. Bên cạnh đó, nhiều bạn không có tinh thần tự học lại quay sang trách thầy cô vì năng lực của mình không được cải thiện. Việc học tốt còn phụ thuộc nhiều vào quyết tâm, ý thức của bạn chứ không nên hoàn toàn đổ lỗi lên thầy cô, người hướng dẫn.

Chị Quỳnh Trang (Vũng Tàu) kể: "Mình cho con đi học tiếng Anh từ khi cháu lên lớp 4 ở nhà cô giáo rồi chuyển sang trung tâm. Đã được hai năm rồi nhưng từ tiếng Anh nào cháu cũng bảo cô chưa dạy. Sau mới nhận ra vì con mình không chịu học nên không nhớ chứ không phải vì cô giáo chưa hướng dẫn".

 

Nguồn: Vnexpress

0