Học nghề gì tốt nhất hiện nay
Kì thi trung học phổ thông quốc gia đã kết thúc , kết thúc lại 12 năm học trên ghế nhà trường và đây cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi học sinh , các em rời xa ghế nhà trường đến một môi trường mới mang theo ước mơ hoài bão của mình về công việc trong tương lai. Với số ...
Kì thi trung học phổ thông quốc gia đã kết thúc , kết thúc lại 12 năm học trên ghế nhà trường và đây cũng là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi học sinh , các em rời xa ghế nhà trường đến một môi trường mới mang theo ước mơ hoài bão của mình về công việc trong tương lai. Với số điểm đạt được chắc hẳn các em cũng như các phụ huynh còn đang trăn trở chưa biết sẽ chọn ngành gì, học việc gì cho tương lai. Vậy học việc gì tốt nhất hiện nay? Không thể nói là nghề gì tốt nhất, kiếm nhiều tiền nhất hay dễ xin việc nhất nhưng những ngành nghề tôi đưa ra sau đây hiện rất có tiềm năng trong tương lai và nhu cầu tuyển dụng cũng rất lớn trong thời gian qua và trong giai đoạn tới mà các em và các bác phụ huynh có thể tham khảo để chọn hướng đi cho con em mình.
1. Nhóm ngành Y, dược
Các cụ ngày xưa có câu “nhất y nhì dược” quả là không sai. Trong giai đoạn hiện nay khi mà xã hội đang trong đà phát triển , nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân là vô cùng cần thiết, cùng với đó rất nhiều bệnh viện, phòng khám được xây dựng khiến nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành này tăng mạnh. Mỗi năm số lượng bác sĩ , y tá, dược sĩ được đào tạo ra trường không nhiều nên rất khan hiếm nguồn nhân lực cho ngành này.
Tốt nghiệp ngành này các sinh viên có khả năng chẩn đoán trong khám và điều trị bệnh , cách chăm sóc người bệnh và ra phác đồ điều trị bệnh.Sau khi đi làm các bạn có cơ hội được học hỏi thêm kinh nghiệm , được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực chuyên môn nên khả năng thăng tiến trong công việc rất nhanh, nếu kinh nghiệm đã vững vàng bạn có thể tự mình mở phòng khám chữa bệnh cho chính mình.
Tuy nhiên điểm chuẩn nhóm ngành y dược khá cao, ở các đợt tuyển sinh ĐH các năm trước, nhóm ngành này dao động từ 20 đến 27 điểm và thời gian đào tạo từ 4 – 6 năm nên không phải bạn nào cũng có thể theo học được ngành này. Tuy nhiên đây là ngành đang rất thiếu nhân lực trong xã hội nên khi ra trường học ngành này bạn sẽ không phải lo lắng vấn đề xin việc hay chạy việc nhé.
2. Nhóm ngành xây dựng
Hiện nay khi mà đất nước đang trong thời kì hội nhập với nhiều dự án mới được mở ra đem lại tiềm năng rất lớn cho ngành xây dựng phát triển. không chỉ dừng lại ở mức xây dụng thiết kế nhà cửa mà các công trình lớn, nhà máy, xí nghiệp, cầu cảng… cũng rất cần tới bàn tay của những kĩ sư xây dựng.
Và một điều tôi muốn nói với các bạn đó là làm kĩ sư xây dựng thì không nhất thiết là cứ phải đày nắng gió ngoài công trường nhé . Khi tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư xây dựng, bạn có thể đảm nhận các công việc ngoài công trường, trong công xưởng hoặc trong văn phòng có rất nhiều môi trường làm việc để bạn lựa chọn chứ không có nghĩa xây dựng là phải đi công trường đâu nhé.
Công việc ngoài công trường bao gồm các vị trí như kỹ sư thi công, thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, trộn bê tông cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh, lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt; kỹ sư giám sát thi công; chỉ huy trưởng công trường.
Công việc trong văn phòng như chuyên viên hoặc nhân viên quản lý ở phòng kế hoạch, dự án, phòng quản lý chất lượng ở các đơn vị thi công xây dựng hoặc có thể thực hiện các công việc tư vấn xây dựng ở các xí nghiệp thi công.
Hiện tại thì mức điểm thi để đạt được ước mơ làm kĩ sư xây dựng không có gì là quá khó khăn cả. Với mức điểm từ 17đ trở lên là ước mơ làm kĩ sư xây dựng của bạn đã nằm trong tầm tay rồi. Hơn nữa ngành này khi ra trường không cần sự quen biết chỉ dựa vào năng lực bạn cũng có thể dễ dàng xin được việc, do đó đối với những thí sinh không có điều kiện về kinh tế, quan hệ xã hội nhưng muốn làm giàu thì ngành xây dựng là rất thích hợp để các thí sinh lựa chọn.
3. Nhóm ngành kinh tế – kế toán
Hiện tại thì nhóm ngành có thể nói là đang rất hot với tỉ lệ việc làm khi tốt nghiệp rất cao. Để đạt được ước mơ làm cử nhân trong ngành kinh tế không quá khó như các bạn nghĩ, hiện nay thì hầu hết các trường từ trung cấp cho tới đại học đều đạo tạo ngành này và điểm đầu vào chỉ từ 15đ đối với hệ đại học nên không phải là khó khi bạn này.
Đối với ngành kinh tế- kế toán khi tốt nghiệp bạn có thể làm việc ở bất cứ công ty, xí nghiệp nào với vai trò là một người theo dõi thu chi hàng ngày, hàng tháng, chấm công, chia lương, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo kì…. Theo học ngành này bạn cũng không cần phải lo tới vấn đề chạy việc bởi hầu hết mọi doanh nghiệp cũng cần ít nhất một phòng ban kế toán, thì vấn đề việc làm sẽ không phải là vấn đề lo ngại cho các bạn khi ra trường. Theo thống kê, tỷ lệ sinh viên kế toán ra trường có khả năng xin việc cao, tỷ lệ chuyển nghề thấp và trong tương lai ngành kế toán có rất nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa.
4. Nhóm ngành điện, điện tử.
Trong cái thời buổi hiện nay khi mà cuộc sống con người bị phụ thuộc rất nhiều vào các sản phẩm công nghệ thì ngành điện, điện tử đang là ngành được lên ngôi trong thời gian qua qua. Hầu hết các thiết bị trong gia đình bạn muốn hoạt động được thì đều phải có điện, khi hỏng hóc cũng phải mang tới cửa hàng sửa chữa điện tử để cứu chữa. Chính vì vậy học ngành này bạn không lo thất nghiệp nhé.
Thực tế thì tốt nghiệp nhóm ngành điện – điện tử sinh viên có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến nâng cấp các hệ thống, thiết bị điện tử cũng như tìm hiểu, phát triển, ứng dụng điện tử công nghiệp vào đời sống hàng ngày.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân viên quản lý hệ thống điện – điện tử trong các doanh nghiệp sản xuất là rất lớn, hoặc nếu không xin được việc tại các doanh nghiệp, sinh viên ra trường cũng có thể làm ở các xí nghiệp, nhà máy nhỏ và cũng có thể tự mở doanh nghiệp sửa chữa điện, thiết bị gia dụng, đồ dùng cho người dân.
Có thể nói trên đây là các ngành khá hot trong thời gian qua. Tuy nhiên lựa chọn một công việc gắn liền với cuộc đời bạn thì lời khuyên chân thành của tôi là các bạn hãy suy nghĩ thật kĩ xem mình muốn làm gì, mình đam mê cái gì chứ không nên chọn nghề theo xu thế mà quên mất đam mê của mình. Một công việc sẽ gắn bó với bạn suốt cả chặng đường đời nên hãy suy nghĩ thật kĩ để định hướng cho tương lai của mình nhé các bạn.