Những khái niệm chung về cơ cấu kinh tế
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế chúng ta hãy tiếp cận nó bằng khái niệm "cơ cấu". "Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ t hống. Cơ cấu được ...
Trước khi đi vào tìm hiểu khái niệm cơ cấu kinh tế chúng ta hãy tiếp cận nó bằng khái niệm "cơ cấu". "Cơ cấu là một phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ t hống. Cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật hiện tượng nó biến đổi cùng với sự biến đổi sự vật, hiện tượng". Vì thế khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Ở trên là khái niệm về cơ cấu, cũng như vậy đối với nền kinh tế quốc dân, khi xem nó là một hệ thống phức tạp thì c ó thể thấy rất nhiều các bộ phận và các kiểu cơ cấu hợp thành của chúng, tuỳ theo cách mà chúng ta tiếp cận khi nghiên cứu.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này cơ cấu kinh tế là phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và c hế độ xã hội.
Một cách tiếp cận khác thì cho rằng: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế - xã họi nhất đinịh, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng và chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Nhìn chung các cách tiếp cận trên đã phản ánh được bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế đó là các vấn đề:
- Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một quốc gia.
- Số lượng, tỷ trọng của các nhóm ngành và của các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nươcs.
- Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố hướng vào các mục tiêu đã xác định.
- Sự vận động và phát triển của nền kinh tế theo thời gian luôn bao hàm trong đó sự thay đổi bản thân các bộ phận cũng như sự thay đổi của các kiểu cơ cấu. Cho nên dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào cũng có thể thấy rằng. Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng, số lượng giữa các bộ phận cơ cấu thành đó trong mộtthời gian và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.