24/05/2018, 17:29

Bài thực hành về cấu trúc lặp

B1 : Viết chương trình nhập vào số nguyên N. In ra màn hình tất cả các ước số của N. Hướng dẫn : Cho biến i chạy từ 1 tới N. Nếu N % i=0 thì viết i ra màn hình. B2: Viết chương trình tìm các số có 3 chữ số abc¯ size 12{ {overline { ...

B1 :Viết chương trình nhập vào số nguyên N. In ra màn hình tất cả các ước số của N.

Hướng dẫn : Cho biến i chạy từ 1 tới N. Nếu N % i=0 thì viết i ra màn hình.

B2: Viết chương trình tìm các số có 3 chữ số abc¯ size 12{ {overline { ital "abc"}} } {} sao cho abc¯ size 12{ {overline { ital "abc"}} } {}=a3+b3+c3

Hướng dẫn : Dùng phương pháp vét cạn. Ta biết rằng: a có thể có giá trị từ 1→9 (vì a là số hàng trăm), b,c có thể có giá trị từ 0→9. Ta sẽ dùng 3 vòng lặp FOR lồng nhau để duyệt qua tất cả các trường hợp của a,b,c.

Ứng với mỗi bộ abc, ta sẽ kiểm tra: Nếu 100.a + 10.b + c = a3+b3+c3 thì in ra bộ abc đó.

B3: Viết chương trình nhập vào số tự nhiên N rồi thông báo lên màn hình số đó có

phải là số nguyên tố hay không.

Hướng dẫn : N là số nguyên tố nếu N không có ước số nào từ 2 → N/ 2. Từ định nghĩa này ta đưa ra giải thuật:

- Đếm số ước số của N từ 2 → N / 2 lưu vào biến d.

- Nếu d=0 thì N là số nguyên tố.

B4 : Viết chương trình để tìm lời giải cho bài toán sau:

Trong giỏ vừa thỏ vừa gà,

Một trăm cái cẳng bốn ba cái đầu.

Hỏi có mấy gà mấy thỏ?

B5 : Viết chương trình để tìm lời giải cho bài toán sau:

Trăm trâu trăm bó cỏ

Bó lại cho tròn

Trâu đứng ăn năm

Trâu nằm ăn ba

Năm trâu nghé ăn một.

Hỏi có bao nhiêu trâu đứng, trâu nằm, trâu nghé?

0